Nguy cơ phân rã phóng xạ điều trị ung thư khi các chuyến bay bị trì hoãn vì COVID-19
Các công ty y tế và vận chuyển hàng hoá ở Canada đang chạy đua để vận chuyển các vật liệu phóng xạ y tế dễ hư hỏng theo thời gian do sự sụt giảm các chuyến bay chở khách trong đại dịch, gây ra những trì hoãn.
Máy bay chở hàng của American Airlines dỡ hàng hoá tại sân bay Philadelphia, Mỹ ngày 4/12/2020. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, có tới một nửa lượng hàng hoá vận chuyển đường không được chuyển đi trong bụng các máy bay phản lực chở khách, thay vì máy bay chở hàng chuyên dụng. Nhưng việc huỷ chuyến do lưu lượng khách giảm trong đại dịch đã khiến nhiều công ty phải chạy đua tìm giải pháp vận chuyển các chất hoá trị ung thư vốn phân huỷ theo thời gian, đẩy chi phí vận chuyển tổng thể lên cao.
Trước đại dịch, công ty Lò phản ứng hạt nhân McMaster (MNR) ở tỉnh Ontario, Canada có thể vận chuyển chất đồng vị phóng xạ iodine-125 đến bất cứ đâu chỉ trong vài ngày.
Nhưng từ mùa Xuân năm 2020, hoạt động chuyển giao đồng vị phóng xạ iodine-125, chất dùng để xạ trị cho khoảng 70.000 bệnh nhân ung thư mỗi năm, đã bị trì hoãn tới 10 ngày. “Ít chuyến bay hơn, vì thế đường vận chuyển xa hơn. Điều đó thực sự đang thách thức nỗ lực của chúng tôi nhằm đưa sản phẩm đi mọi nơi”, ông Karin Stephenson, giám đốc hoạt động thương mại tại MNR cho biết.
Vận chuyển chất phóng xạ y tế là một vấn đề ở Canada, nơi thị trường nội địa đang bị hạn chế, cùng những kiểm soát đối với du lịch quốc tế như lệnh cách ly 14 ngày, đã ảnh hưởng tới vận tải hành khách đường không nặng nề hơn một số quốc gia khác, kể cả Mỹ. Khối lượng vận chuyển đã giảm tới 90% tại các sân bay Canada – theo số liệu của chính phủ. Còn tại Mỹ, các chuyên gia về ung thư cho biết họ chưa nghe thấy bất kỳ lo ngại rộng rãi nào về vận chuyển các chất đồng vị phóng xạ trong y tế.
Vận chuyển đồng vị phóng xạ y tế là một thách thức bởi chúng sẽ phân huỷ theo thời gian. Trong vòng 10 ngày, iodine-125 sẽ mất khoảng 20% hoạt độ phóng xạ.
Video đang HOT
Một sản phẩm khác do McMaster vận chuyển, holmium-166, nguyên liệu chính trong liệu pháp điều trị ung thư gan được sử dụng ở châu Âu có tên là QuiremSpheres, có thời gian bán hủy chỉ 27 giờ.
Jan Sigger, Giám đốc điều hành của Quirem Medical có trụ sở tại Hà Lan, gần đây được Tập đoàn Terumo của Nhật Bản mua lại, cho biết: “Thời gian là cực kỳ quan trọng”.
Giám đốc chuỗi cung ứng của Quirem, Jerfaas Haalboom cũng cho biết một số đợt điều trị bằng hoá chất cho bệnh nhân đã phải trì hoãn vì các chuyến hàng bị chậm.
Ngoài ra, các hãng hàng không cũng đang chuyển sang máy bay nhỏ hơn với sức chở ít hàng hơn, có thể dẫn đến một số hàng hóa bị va đập. “Các chuyến hàng luôn gặp sự cố vì tải trọng của máy bay”, ông Mike Stopay, giám đốc của Pacer Air Freight, cho biết.
Các chất đồng vị phóng xạ điều trị ung thư rất dễ phân huỷ theo thời gian.
Trong khi đó, Marco Bloemen, giám đốc điều hành của Seabury Consulting, thuộc Accenture Plc, cho hay việc ưu tiên vận chuyển vaccine COVID-19 gần đây, tương đương với khoảng 0,3% khối lượng vận chuyển hàng không toàn cầu, có thể ảnh hưởng tới các sản phẩm y tế nhạy cảm với thời gian trên máy bay chở hàng.
Giá trị vận chuyển dân sự giảm và thương mại điện tử gia tăng do đại dịch cũng đang thúc đẩy sự bùng nổ chuyển đổi máy bay chở khách sang máy bay vận tải hàng. Các hãng bay vận tải có công suất lớn hơn nhưng lại bay ít chuyến hơn, gây ra cơn đau đầu tiềm tàng cho những đơn vị vận chuyển hàng hóa nhạy cảm với thời gian như chất đồng vị phóng xạ.
Roy Bekic, giám đốc hậu cần tại Trung tâm Thăm dò Phát triển và Thương mại hóa ở Ontario, cho biết đơn vị của ông lệ thuộc vào các chuyến bay chở khách trong vận chuyển sản phẩm đến Australia thông qua kết nối ở Vancouver. Sự chậm trễ thậm chí đã khiến Bekic mất một số lô hàng. “Với một số khách hàng Australia, tôi chỉ có khoảng 90 giờ trước khi các thuốc điều trị hết hạn sử dụng”, Bekic cho biết.
Những thách thức này đang dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao hơn, để bù đắp chi phí khi các sản phẩm bị thất lạc vì trì hoãn chuyến bay, hoặc do các công ty có ít lựa chọn vận chuyển nguyên vật liệu hơn.
Ông Karin Stephenson cho biết do phải vận chuyển nhiều vật liệu hơn trong thời gian lâu hơn, McMaster gần đây đã tăng phí vận chuyển sau khi phải gánh thêm chi phí trong nhiều tháng qua.
Gabriel Freitas, Giám đốc tại isoSolution có trụ sở ở Vancounver, chuyên về nguồn lực và phân phối sản phẩm y học hạt nhân, cho biết công ty đã đối mặt với chi phí vận chuyển tăng từ 20-30%. Trước dịch COVID-19, Freitas đã ký đảm bảo giá thấp bằng cách tìm kiếm các chuyến bay cạnh tranh, nhưng lúc này thì công ty phải chấp nhận bất cứ lựa chọn nào có thể.
Boeing 737 MAX tái xuất
737 MAX sẽ chở phóng viên trong chuyến bay công khai đầu tiên sau khi được dỡ lệnh cấm hoạt động, nhằm chứng minh độ an toàn trước khi bay thương mại trở lại.
Chuyến bay quảng bá do American Airlines thực hiện sẽ xuất phát từ trụ sở của hãng hàng không ở Dallas, Texas, đến Tulsa, Oklahoma ngày 2/12. Đây là nỗ lực nhằm phục hồi hình ảnh của 737 MAX sau khi dòng này bị cấm bay 20 tháng. Ngày 29/12, American Airlines sẽ cho phép 737 MAX bay thương mại trở lại.
Máy bay Boeing 737 MAX tại sân bay ở Moses Lake, Washington ngày 17/11. Ảnh: Reuters .
Boeing không bình luận về chuyến bay của American Airlines và cho biết nhân viên của hãng không có mặt trên máy bay. Trước đó, Boeing nói rằng các hãng hàng không sẽ đóng vai trò trực tiếp trong việc chứng minh cho hành khách thấy 737 MAX an toàn.
Tháng 3/2019, 737 MAX bị cấm bay trên toàn thế giới sau khi 346 hành khách thiệt mạng trong hai vụ tai nạn của Lion Air và Ethiopian Airlines. Boeing mắc sai lầm chủ yếu ở Hệ thống Tăng cường Tính năng Điều khiển bay (MCAS), vốn được thiết kế để chống thất tốc (luồng khí đi qua cánh máy bay quá yếu để tạo ra lực nâng).
Trong thiết kế của 737 MAX, động cơ được lắp đặt nhô về phía trước và cao hơn ở trên cánh, làm thay đổi trọng tâm máy bay, dẫn tới việc mũi máy bay có xu hướng bị ngóc lên trong hành trình, có nguy cơ khiến máy bay thất tốc, mất kiểm soát và rơi tự do. Để khắc phục, Boeing bổ sung MCAS, giúp tự động hạ thấp mũi máy bay xuống khi cảm biến phát tín hiệu cho thấy máy bay có nguy cơ thất tốc. Tuy nhiên, MCAS được kích hoạt sau khi nhận dữ liệu chỉ từ một cảm biến duy nhất, khiến nguy cơ sai sót cao.
Các phi công không được thông báo về hệ thống và các đề cập về hệ thống này đã bị xóa khỏi sách hướng dẫn dành cho phi công khi chúng được giao cho các hãng hàng không.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) hôm 18/11 dỡ lệnh cấm bay với Boeing 737 MAX. FAA đã yêu cầu Boeing bổ sung một số biện pháp an toàn với MCAS, bao gồm việc thiết lập nó nhận dữ liệu từ hai cảm biến. Các thay đổi về quy trình tổ bay và cải tiến công tác đào tạo phi công cũng được thực hiện.
Chuyến bay ngày 2/12 đánh dấu lần đầu tiên có người ngoài giới chức quản lý và nhân viên ngành hàng không bay trên 737 MAX kể từ khi nó bị cấm hoạt động. Sự kiện nhằm làm nổi bật các nâng cấp về phần mềm và đào tạo được áp dụng để đảm bảo an toàn.
Hãng hàng không Gol Linhas Aereas Inteligentes của Brazil đang lên kế hoạch thực hiện chuyến bay quảng bá tương tự trong tháng này. Đại diện hãng bày tỏ hy vọng họ có thể thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên với 737 MAX vào tuần tới.
Boeing trước đó cho biết họ sẽ điều hành một phòng tác chiến 24/7 giám sát tất cả chuyến bay 737 MAX toàn cầu. Tuy nhiên, gia đình của một số nạn nhân vụ tai nạn ở Indonesia và Ethiopia phản đối 737 MAX quay trở lại hoạt động, nói rằng việc này là quá sớm khi báo cáo điều tra cuối cùng về vụ tai nạn thứ hai còn chưa được công bố.
American Airlines xem xét đưa Boeing 737 MAX cất cánh trở lại Hang hang không American Airlines cua My dư đinh nôi lai cac chuyên bay thương mai sư dung may bay Boeing 737 MAX vao cuôi năm nay, nêu dong may bay nay đươc Cơ quan Hang không Dân dung My (FAA) câp giây chưng nhân an toan. Máy bay của American Airlines cất cánh từ sân bay quốc tế Ronald Reagan Washington ở...