Nguy cơ phá sản, doanh nghiệp bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay
Ngay cả doanh nghiệp bất động sản lớn có thương hiệu cũng đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó…
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam ( VNREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS).
Theo VNREA, tình hình nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường BĐS gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề khác. Ngay DN lớn có thương hiệu trên thị trường cũng đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
Do đó, VNREA kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành có biện pháp hỗ trợ DN đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bởi, thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã dẫn đến bức tranh ảm đạm của ngành du lịch nói chung và lưu trú khách sạn, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch… của tất cả DN kinh doanh trong lĩnh vực này.
Một dự án đang được triển khai ở quận 2, TP HCM. Ảnh: Linh Anh
Video đang HOT
Theo đó, VNREA thay mặt các DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành triển khai giải pháp cấp bách hỗ trợ DN, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về tín dụng và thuế. Cụ thể, kiến nghị ngành ngân hàng có phương án giảm lãi suất đối với hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú… Như giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch và 30% lãi suất cho thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát; xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho DN…
DN BĐS cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ DN như giãn thời gian nộp các nghĩa vụ thuế vào ngân sách 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp khi DN đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế GTGT và lùi thời gian nộp thuế.
“VNREA cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét áp dụng việc miễn visa cho khách quốc tế tới Việt Nam nhằm giúp du khách tiết kiệm được thời gian, chi phí xin visa từ đó nâng cao sức thu hút của ngành du lịch” – Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam nói rõ trong văn bản.
Những khó khăn, vướng mắc khác liên quan đến quy định, chính sách pháp luật ở thị trường BĐS cũng được DN kiến nghị hỗ trợ.
Thống kê của VNREA cho thấy hiện nay, cả nước có hơn 82.900 căn hộ du lịch, 28.099 biệt thự du lịch, 15.663 nhà phố thương mại, bao gồm các sản phẩm đã đưa vào sử dụng; sản phẩm đã hoàn thiện xây dựng nhưng chưa đưa vào khai thác; sản phẩm đã và đang được xây dựng tập trung ở Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu… Tổng giá trị ước tính phân khúc BĐS này lên tới hơn 23 tỉ USD.
Hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và rất nhiều nghị định, nghị quyết và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật… Do đó, một trong những giải pháp là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sôi động nhưng bền vững, thu hút nguồn lực đầu tư sẽ mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội.
Theo Sơn Nhung – T.Phương
Người lao động
Rủi ro trong quản trị tài chính
Có nhiều phương cách và yếu tố để phát triển doanh nghiệp thành công, nhưng đa phần doanh nghiệp phá sản là do quản trị tài chính yếu kém.
Trong vòng chưa đầy 15 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và thực sự hội nhập, nền kinh tế và tài chính vĩ mô của Việt Nam đã có những biến đổi rất mạnh. Chúng ta đã chứng kiến nhiều đợt thị trường chứng khoán và bất động sản tăng cực mạnh rồi bị suy thoái; chính sách tiền tệ nới lõng thiếu hợp lý thì lạm phát cao xuất hiện ngay sau đó, khiến Chính Phủ phải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, làm các doanh nghiệp đang bị khan hiếm vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. Tất cả các tình hình này không phải là trường hợp đặt biệt mà đã diễn ra nhiều lần trên thế giới và trở thành kinh điển trong quản trị tài chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có những chuẩn bị thích hợp và nhiều doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề vì quản trị tài chính yếu kém.
Quản trị doanh nghiệp bao gồm quản trị tài chính yếu kém đã khiến thương hiệu Gỗ Trường Thành danh tiếng một thuở biến mất trên thị trường
Trong năm 2008, chúng ta cũng đã chứng kiến cơn địa chấn tài chính thế giới với sự sụp đổ của nhiều tượng đài tưởng như bất tử là các ngân hàng đầu tư của Mỹ như Lehman Brother's, Merrill Lynch. Với các khoản đầu tư bất động sản được chứng khoán hóa và qua nhiều tầng bảo vệ tái thế chấp và bảo hiểm để tạo độ an toàn và khả năng thanh khoản. Nhưng tất cả những định chế tài chính tưởng chừng vững chắc đó đã bị vỡ vụn chỉ bởi một điều đơn giản mà nhà tài chính nào cũng thuộc nằm lòng: "Đừng bỏ trứng vào một rổ", "rủi ro tăng theo quy mô". Thế mà những tổ chức hàng đầu, những chuyên gia thượng thặng đã dồn hết vốn vào thị trường bất động sản Mỹ, để rồi sau 2 năm chống đỡ đã phải sụp đổ.
Bài học này cho chúng ta thấy hãy nhìn sự việc một cách đơn giản rõ ràng hơn, đừng quá đặt niềm tin vào những kỹ thuật và phương thức tài chính phức tạp nếu nó không thật sự giúp tăng thêm giá trị mà chỉ làm khuyếch đại cái bóng của nguồn lực đầu tư.
Các sự kiện kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây càng khẳng định thêm tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Quản trị rủ ro ở đây không phải là tìm cách triệt tiêu rủi ro, vì "chọn con đường không có rủi ro chính là rủi ro cao nhất", mà vấn đề là chọn con đường phát triển bền vững với những rủi ro đã được dự liệu và có khả năng đối phó. Chỉ hơn một thập niên, mà chúng ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng các doanh nghiệp tăng quy mô vốn quá lớn không dựa trên năng lực phát triển kinh doanh mà chủ yếu dồn vào đầu tư chứng khoán và bất động sản nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, sau đó bị thua lỗ năng nề khiến giá cổ phiếu bị giảm mất 40 - 80%- là một bài học đắt giá cho nhiệm vụ quản trị tài chính - đầu tư. Chúng ta cũng thấy rằng trong cơn hạn hán về tiền tệ năm 2008, 2011 gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp thì công ty nào quản lý được dòng tiền tốt, có nguồn lực về vốn sẽ là cơ hội lớn về đầu tư vượt lên. Cũng trong giai đoạn đó mới thấy tầm quan trọng của việc tổ chức và huy động vốn của quản trị tài chính, nhiều công ty chỉ quen việc huy động từ vay ngân hàng, và khi ngân hàng siết chặt tín dụng thì lúng túng, thiếu vốn nghiêm trọng dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư bị đình trệ.
Nhà đầu tư chứng khoán lỗi lạc Warren Buffett của Phố Wall từng nói: Nhìn vào sự thay đổi bất thường của thị trường như một người bạn hơn là một kẻ thù. Bên cạnh đó ông cũng nói: Các nhà đầu tư hôm nay không có lợi từ sự phát triển ngày hôm qua.
Thông điệp của W.Buffett rất đáng cho các nhà quản trị tài chính suy nghĩ trong các giai đoạn khó khăn về nguồn vốn. Với phát biểu thứ nhất, nhà quản trị tài chính không nên tìm cách lý giải các nguyên nhân khách quan để biện minh cho việc suy giảm của doanh nghiệp mà hãy tìm ra những giải pháp khả thi để chuyển mối nguy hiểm thành cơ hội. Thông điệp thứ hai, W.Buffett lưu ý rằng muốn tìm kiếm lợi nhuận tốt thì phải đầu tư để tạo ra giá trị mới chứ không thụ động gặt hái từ quá khứ.
TS. Đinh Thế Hiển
Theo enternews.vn
Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tăng "nóng", HoREA đề xuất không siết Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát triển mạnh trong năm 2019 và được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2020, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS). Năm 2019, tỷ lệ phát hành trái phiếu thành công của doanh nghiệp bất động sản đạt 88,1% (Ảnh: Internet) Tiềm năng thu hút vốn Theo thống...