Nguy cơ mất trí nhớ do lối sống và cách phòng ngừa
Các nhà khoa học mới phát hiện ra mối liên quan giữa lối sống ít vận động và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Vì sao lối sống ít vận động làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và cách ngăn ngừa mất trí nhớ do lối sống ít vận động thế nào?
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học Nam California và Arizona, Mỹ thực hiện vừa được công bố cho biết mối liên quan giữa sự phát triển của chứng mất trí nhớ và lối sống ít vận động.
1. Mối liên quan giữa lối sống ít vận động và nguy cơ mất trí nhớ
Lạm dụng thuốc trị trào ngược axit tăng nguy cơ mất trí nhớ
Lối sống ít vận động kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư hoặc đái tháo đường và có liên quan đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ.
Sau 10 giờ ngồi yên mỗi ngày, nhóm nghiên cứu của Đại học California và Arizona nhận thấy nguy cơ suy giảm khả năng suy nghĩ tăng lên đáng kể. Điều này khiến các bác sĩ lo lắng vì trung bình một người Mỹ dành gần 9,5 giờ bất động mỗi ngày.
Để thực hiện nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Mỹ đã yêu cầu 49.841 người từ 60 tuổi trở lên, không có dấu hiệu sa sút trí tuệ, sống ở Anh, Scotland hoặc xứ Wales, đeo một loại vòng tay nhất định liên tục trong một tuần.
Công cụ này được gọi là “gia tốc kế” cho phép đo thời gian ít vận động của mỗi người. Các biện pháp này được thực hiện từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 12 năm 2015, trước khi tiếp tục đến năm 2021 đối với Anh và Scotland, và đến năm 2018 ở xứ Wales.
Lối sống ít vận động gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sau khoảng thời gian 6 năm, trung bình có 414 trường hợp mắc chứng sa sút trí tuệ được chẩn đoán. Đối mặt với kết quả này, Giáo sư Gene Alexander, tác giả của nghiên cứu, giải thích: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ bắt đầu tăng nhanh sau 10 giờ ít vận động mỗi ngày, bất kể thời gian của lối sống ít vận động được tích lũy như thế nào. Điều này cho thấy tổng thời gian của việc ít vận động sẽ quyết định mối liên quan giữa hành vi này và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ”.
Trong phần còn lại của báo cáo, nghiên cứu về các yếu tố não bộ đã đảm bảo rằng, lối sống ít vận động giảm xuống còn vài giờ mỗi ngày không làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Khi làm công việc văn phòng, đôi khi bạn khó có thể thoát khỏi lối sống ít vận động. Vì vậy, để hạn chế tác động của nó, Giáo sư David Raichlen, người cũng tham gia nghiên cứu, đã đưa ra phân tích, nhiều người trong chúng ta đã quen với lời khuyên hãy tạm dừng việc ngồi lâu bằng cách đứng lên liên tục sau mỗi 30 phút, nhằm co duỗi tay chân hoặc đi bộ.
Tổng thời gian ngồi một chỗ, dù kéo dài vài giờ hay ngắt quãng trong ngày, đều có liên quan tương tự với chứng mất trí nhớ.
Video đang HOT
Nguy cơ mất trí nhớ gia tăng do lối sống ít vận động.
2. Các biện pháp ngăn ngừa lối sống ít vận động, giảm nguy cơ mất trí nhớ
- Vận động cơ thể sau 1 giờ làm việc tĩnh tại: Nếu tính chất công việc của bạn buộc bạn phải ngồi lâu, tĩnh tại trong một thời gian dài, cứ sau 1 giờ ngồi làm việc bạn cần đứng lên, rời khỏi chỗ ngồi, đi lại nhẹ nhàng, vận động chân tay, xoay thân mình, cổ, vai, gáy… và hít thở thật sâu.
Tốt nhất nên ra nơi rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh, không khí trong lành, yên tĩnh để thư giãn và hít thở sâu nhằm nạp lại năng lượng sau 1 giờ ngồi làm việc và hạn chế việc ngồi tĩnh tại quá lâu một chỗ.
- Tranh thủ vận động cơ thể mọi lúc, mọi nơi:Thay vì sử dụng các phương tiện hiện đại bạn hãy tranh thủ vận động bởi các phương tiện cổ điển hơn như thay vì đi thang máy bạn hãy tranh thủ đi thang bộ tùy theo sức của mình và tăng dần thời gian đi thang bộ để rèn luyện sức khỏe.
Thay vì xuống đúng bến xe mình cần xuống bạn hãy xuống trước một vài bến để đi bộ thêm một đoạn đường đến cơ quan và ngược lại khi trở về nhà…
Đi bộ giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ.
- Rèn luyện thể chất thường xuyên: Để cân bằng lại, bù vào khoảng thời gian lớn trong ngày đứng, ngồi một chỗ làm việc, các thời gian còn lại trong ngày bạn hãy tranh thủ rèn luyện thể chất phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, tập yoga, tập khí công dưỡng sinh, bơi lội, tập thể dục thẩm mỹ, aerobic, múa, nhảy cổ điển, đánh cầu lông, bóng bàn, đá bóng, chơi tennis…
Thực tế hiện nay nhiều người trẻ tuổi thường có suy nghĩ ỷ vào sức đề kháng tốt, cơ thể dẻo dai nên ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Họ thường không tham gia bất cứ loại hình vận động thể chất nào. Ngay cả khi cần giữ vóc dáng, họ cũng chọn ăn kiêng thay vì rèn luyện thể chất. Vì vậy hãy quan tâm đến sức khỏe và việc rèn luyện thể chất để phòng ngừa nguy cơ mất trí nhớ.
- Hạn chế sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử : Nhịp sống của thời đại 4.0 cũng ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thay vì đi đến phòng tập hoặc chạy bộ thì nhiều người chọn ở trong một không gian khép kín và gắn bó với các thiết bị điện tử. Họ cho rằng giải trí bằng các thiết bị điện tử khiến họ cảm thấy thoải mái hơn việc phải ra khỏi nhà vận động cơ thể. Trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ lúc nhỏ dần tạo nên thói quen xấu lười vận động và tránh xa các hoạt động thể chất ngoài trời.
Ai vẫn duy trì 7 thói quen này chẳng khác nào đang 'tự đầu độc' và tự rút ngắn tuổi thọ của mình, ai không có xin chúc mừng!
Nói đến sống thọ, sống khỏe, nhiều người cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng quyết định tuổi thọ của mỗi người.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ra rằng các yếu tố như môi trường, lối sống và chế độ ăn uống... mới là chìa khóa để có cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh.
Có những thói quen chỉ đơn giản là giúp bạn tăng niềm vui, hoặc đơn giản chỉ là do... lười, nhưng lại là những thói quen rút ngắn tuổi thọ của bạn. Hãy thử xem, nếu bạn vẫn còn duy trì những thói quen xấu này thì hãy bỏ hay, nếu không có thì xin chúc mừng!
7 thói quen xấu cần bỏ sớm ngày nào hay ngày đấy:
Thói quen bỏ bữa sáng
Ảnh minh họa
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên JAMA, những người đàn ông bỏ bữa sáng có nguy cơ bị đau tim cao hơn khoảng 27% so với những người ăn sáng. Nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ có thói quen bỏ ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những phụ nữ ăn sáng hàng ngày.
Bỏ ăn sáng còn được chứng minh là nguyên nhân gây tăng cân khó kiểm soát, tác động tiêu cực đến tâm trạng, gây rụng tóc... Do đó, không sai nếu nói đây là một thói quen gây tổn thọ.
Không tập thể dục, ít vận động
Ảnh minh họa
Tập thể dục là một trong những cách hiệu quả để duy trì sức khỏe tốt và kéo dài tuổi thọ. Thông qua vận động, chúng ta có thể tăng cường chức năng tim mạch, hô hấp, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện quá trình trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa, tăng sức mạnh cơ bắp, v.v.
Ngược lại, nếu lười vận động, cơ thể trở nên yếu ớt, dễ béo phì và lão hóa nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau.
Thức khuya, thiếu ngủ, ăn đêm
Ảnh minh họa
Giấc ngủ là một trong những cách quan trọng để phục hồi sự mệt mỏi, duy trì sự cân bằng của cơ thể. Nếu đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7-8 tiếng với chất lượng cao thì trí não minh mẫn, tâm trạng thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại, nếu chúng ta thường xuyên đi ngủ muộn hoặc ngủ không đủ giấc trong thời gian dài, não bộ sẽ uể oải, tâm trạng hay u uất lo âu, cơ thể suy nhược, dễ sinh bệnh tật.
Ngoài ra, ăn đêm cũng được chứng minh có thể gây ra tình trạng tiêu hóa kém, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và từ đó gây tăng cân, tăng huyết áp, sức khỏe tâm thần kém...
Thích ăn đồ ngọt, đồ chiên rán
Ảnh minh họa
Ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán là một kiểu ăn uống cực kỳ có hại cho tuổi thọ. Bởi ăn quá nhiều 2 thực phẩm này sẽ gây suy yếu chức năng của các tế bào và trở thành một yếu tố tiềm năng gây ra ung thư tuyến tụy. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến nghị rằng lượng đường mỗi người mỗi ngày phải được kiểm soát trong vòng 50 gram, tốt nhất là không quá 25 gram.
Không kiểm soát cân nặng
Béo phì gây tác động rất lớn đến sức khỏe của chúng ta, nếu cân nặng của một người vượt quá mức cho phép thì cơ thể sẽ dễ gặp nhiều vấn đề khác nhau. Khi tay chân hoặc vùng bụng, vai của chúng ta bị tích tụ nhiều mỡ, các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này lượng mỡ trong gan của chúng ta cũng sẽ vượt mức, dẫn đến việc sức khỏe không được đảm bảo, vậy thì tuổi thọ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thường xuyên uống rượu, hút thuốc
Ảnh minh họa
Với những người có thói quen uống rượu, hút thuốc sẽ luôn được khuyên là bỏ càng sớm càng tốt. Bởi những thói xấu này không chỉ làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh mãn tính.
Dù biết vậy, nhiều người vẫn tìm đến để giảm căng thẳng hoặc tăng niềm vui. Nhưng khi có tuổi, họ sẽ hối hận vì những cái giá rất đắt. Bạn có thể tìm một số cách lành mạnh để giảm căng thẳng hoặc tăng niềm vui, chẳng hạn như thể thao, du lịch, vui chơi giải trí lành mạnh...
Lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng
Ảnh minh họa
Con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, tuy nhiên cũng có một số người quá lạm dụng thuốc bổ mà uống bừa bãi.
Y học có câu: "Thuốc có ba phần là độc". Việc chuyển hóa thuốc cần phải được thực hiện thông qua gan. Dùng thuốc bừa bãi trước hết sẽ ảnh hưởng đến gan, dẫn đến viêm tế bào mô gan, ứ mật... Hơn nữa, còn làm tổn thương thận, rối loạn chuyển hóa, gây các bệnh mãn tính.
'Ở dơ' có thể gây ra ung thư gì? Một số thói quen lối sống có liên quan đến sự phát triển của ung thư, nhưng một trong những thói quen dễ bị bỏ qua nhất có thể là vệ sinh kém. Đảm bảo vệ sinh cá nhân tốt là một thành phần quan trọng đối với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho rằng thực hành vệ sinh kém có thể...