Nguy cơ lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao.
Còn nhớ, dịch sởi năm 2014 đã cướp đi sinh mạng của hơn 100 trẻ và nguyên nhân chính được chỉ ra là do lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, nếu các bệnh viện không tuân thủ thực hiện nghiêm hướng dẫn về phân luồng, thu dung, điều trị, cách ly người bệnh của Bộ Y tế thì dịch bệnh sởi sẽ lây lan khó kiểm soát.
Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.
Số ca mắc bệnh sởi gia tăng nhanh
Thời gian gần đây, Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc sởi với diễn biến nặng, phải nhập viện điều trị nội trú dài ngày.
Video đang HOT
Đơn cử như bé N.T.Q (5 tháng tuổi, ở Bắc Giang) là một trong những ca bệnh nặng nhất tại khoa. Sau hai ngày sốt cao, ho, tiêu chảy, bé bắt đầu phát ban đỏ từ mặt, cổ và lan ra toàn thân mình. Tại cơ sở y tế địa phương, bệnh nhi được chẩn đoán mắc sởi với biến chứng viêm phổi.
Trước tình trạng suy hô hấp ngày càng trở nên nghiêm trọng, bé Q được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) – một biến chứng nặng của sởi gây tổn thương phổi.
Thạc sĩ – bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, trường hợp bé Q là minh chứng rõ ràng cho sự nguy hiểm của bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng ARDS có thể dẫn đến tử vong nếu không có can thiệp y tế tích cực.
Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, số lượng bệnh nhi mắc sởi nhập viện bắt đầu gia tăng từ cuối năm 2024 cho đến nay. Cụ thể, năm 2024, bệnh viện điều trị cho 796 ca sởi thì gần 3 tháng đầu năm 2025 đã tiếp nhận 1.367 ca; trong đó ghi nhận 10 ca tử vong, chiếm 1% trên tổng số bệnh nhân nhập viện.
Còn tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu năm 2025 đến nay cũng ghi nhận nhiều ca mắc sởi chưa tiêm vắc xin, trong đó nhiều trẻ có biến chứng. Tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Phó Giám đốc Bệnh viện thông tin, có tới 70% ca mắc sởi phải nhập viện. Đáng lo ngại, sởi là bệnh có khả năng lây lan rất mạnh. Có đến 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi, ngay cả khi chỉ tiếp xúc trong 15 phút tại phòng kín.
Cũng theo nhận định của Bộ Y tế, bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Mức độ lây lan của các ca nhiễm sởi khi vào bệnh viện dự báo sẽ còn tăng lên rất nhiều. Dịch sởi năm 2014 đã ghi nhận hơn 100 trẻ tử vong, trong đó nguyên nhân chính được chỉ ra là do lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.
Trước thực tế đó, Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) lo ngại, bệnh sởi lây lan nhanh trong các phòng kín, kém thông khí. Đối với những cơ sở y tế có phòng khám nhỏ, khu điều trị kín, lại tập trung đông người sẽ có nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi. Bài học từ dịch sởi năm 2014 cho thấy, các cơ sở y tế cần nhận diện rõ vấn đề và chủ động áp dụng nghiêm túc các hướng dẫn về phòng, chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện của Bộ Y tế.
Cần thực hiện tốt việc phân luồng, cách ly người bệnh
Hiện nay, dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát và chưa ghi nhận vi rút gây bệnh có sự đột biến về gen. Tuy nhiên, diễn biến về dịch bệnh vẫn phức tạp và khó đoán.
Do đó, Tiến sĩ Hà Anh Đức yêu cầu, các cơ sở y tế cần phải tổ chức phân luồng ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Đồng thời, bố trí khu khám bệnh, điều trị riêng cho người bệnh sởi hoặc người nghi mắc sởi. Ngoài ra, mỗi cấp khám, chữa bệnh từ ban đầu, cơ bản đến chuyên sâu đều được giao nhiệm vụ trong phân loại, điều trị ca bệnh, từ đó, giúp giảm tải cho các cấp trên và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Khi chuẩn bị chu đáo về phòng, chống lây nhiễm và điều trị bệnh thì nếu dịch có bùng phát cũng sẽ giảm số ca tử vong.
Liên quan đến vấn đề kiểm soát lây nhiễm chéo bệnh sởi, Tiến sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng, nhiều trẻ mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, không điển hình nên dễ bị bỏ lọt ca bệnh kéo theo nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Do đó, khi số ca mắc sởi gia tăng, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết, trong đó tăng cường công tác phân luồng, sàng lọc, thu dung ca bệnh. Để kiểm soát nguy cơ lây nhiễm chéo, bệnh viện đã bố trí khu vực khám riêng, sàng lọc, cách ly bệnh nhân sởi. Phòng cách ly bảo đảm thông khí, bảo đảm vệ sinh phòng bệnh…
Tại Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu, các bệnh viện, phòng khám cần tăng cường việc phân luồng, phòng, chống lây nhiễm chéo dịch bệnh sởi. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bên cạnh đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giám sát chủ động, phát hiện ca bệnh vào điều trị tại 68 bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố, từ đó, nắm được diễn biến tình hình dịch bệnh và đề xuất các biện pháp cần triển khai.
7 bệnh nhân được cứu từ mô tạng của người đàn ông chết não
Bệnh viện Thống Nhất phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM mới thực hiện thành công ca ghép tạng xuyên Việt từ người hiến chết não.
Người hiến tạng là anh T.H.N, quê ở Đắk Lắk. Trước đó, ngày 17/3, anh N. vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu với chấn thương đầu mặt, chấn thương cột sống cổ, chấn thương ngực, gãy xương sườn, tổn thương phổi, ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ khoa Cấp cứu đã hồi sinh tim phổi thành công cho bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân được chuyển theo dõi tại khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.
Các bác sĩ, nhân viên y tế đã tích cực, tận tâm cứu chữa, tuy nhiên, do tổn thương não quá nặng, bệnh nhân được đánh giá tiềm năng chết não và bệnh viện đã tiến hành kích hoạt Chi hội Vận động hiến ghép mô tạng của bệnh viện tiến hành gặp gỡ, trao đổi với vợ, mẹ và các người em của bệnh nhân. Sau khi được giải thích kỹ thì gia đình đã nén nỗi đau đưa ra quyết định vô cùng cao đẹp - đồng ý hiến tặng các mô và bộ phận cơ thể khi anh N. chết não.
Phút mặc niệm, tri ân người hiến tạng tại Bệnh viện Thống Nhất. Ảnh: BVCC
Bệnh viện đã kích hoạt hệ thống để đánh giá tình trạng bệnh nhân về cả cơ sở pháp lý và chuyên môn với hội đồng chuyên gia đánh giá bệnh nhân chết não hoạt động độc lập với quá trình điều trị.
Sáng 19/3, sau khi có kết luận của hội đồng chuyên gia đánh giá bệnh nhân chết não, PGS. TS. Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đã đưa ra công bố chết não vào lúc 8h30 cùng ngày và chủ trì hội chẩn chuyên môn cùng các chuyên gia đến từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Các chuyên gia đã thống nhất và quyết định bắt đầu phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể vào lúc 14h cùng ngày.
7 người được cứu nhờ mô tạng của anh N.. Ảnh: BVCC
Ca phẫu thuật lấy mô và bộ phận cơ thể từ người hiến chết não đã thành công, 7 đơn vị mô và bộ phận cơ thể đã được vận chuyển nhanh chóng đến các bệnh viện để ghép cho người nhận.
Cụ thể, 2 quả thận ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Thống Nhất, 1 quả tim và 1 phần gan ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, 1 phần gan được ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Huế, 2 giác mạc được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phát hiện bệnh viêm phổi hiếm gặp sau khi bị ngã Sau cú ngã tại lớp học, một bé trai 8 tuổi tại Hà Nội đã được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phát hiện bệnh viêm phổi hiếm gặp. Ngày 18/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, mới đây các bác sĩ của bệnh viện đã phát hiện tổn thương phổi nghiêm trọng ở bé trai...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngừng sử dụng internet trên điện thoại giúp cải thiện sức khỏe não bộ

Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng Seckel

Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông mất mạng

Chạy bộ có gây phình mạch não và vỡ phình mạch?

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Những thời điểm tránh ăn chuối

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng, Hòa Minzy hạnh phúc vì được gặp Chủ tịch nước
Sao việt
23:03:56 16/04/2025
Diễn viên Thanh Hương khoe vòng 1 đốt mắt, không ngại lép vế khi 'Nam tiến'
Hậu trường phim
23:01:18 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
'Nữ hoàng Kpop' BoA công khai những góc khuất đằng sau ánh hào quang
Sao châu á
22:20:28 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Đường dây sản xuất thuốc tân dược giả thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng
Pháp luật
22:01:24 16/04/2025
NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình
Thế giới
22:01:05 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.1): Tam quan lệch lạc, khán giả bỏ chạy giữa chừng
Phim châu á
19:59:01 16/04/2025