Nguy cơ khủng hoảng an ninh toàn cầu
Lỗ hổng lớn nhất lịch sử của Twitter hôm nay phơi bày nỗi lo về an ninh toàn cầu chứ không chỉ là quyền riêng tư hay bảo mật thông tin.
The Verge gọi sự kiện hôm nay (16/7) là “sự cố an ninh thảm khốc nhất lịch sử Twitter”. Hàng loạt tài khoản của những người nổi tiếng, như cựu Tổng thống Barack Obama, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden, tỷ phú Mike Bloomberg, Bill Gates, Elon Musk… và các tài khoản của Apple, Uber bị hacker tấn công, đăng các nội dung lừa đảo liên quan đến giao dịch Bitcoin.
Trong những giờ đầu tiên của cuộc tấn công, hơn 118.000 USD đã được gửi cho tin tặc. Tuy nhiên, điều khiến giới công nghệ lo lắng hơn cả là tốc độ, quy mô của cuộc tấn công và an ninh quốc gia có thể bị tác động nghiêm trọng.
Hiện chưa rõ mức độ lây lan của cuộc khủng hoảng từ Twitter, nhưng nó đã trực tiếp tác động ít nhiều đến các công ty lớn và những nhân vật nổi tiếng bậc nhất thế giới. Tin tặc có vẻ đã tìm thấy lỗ hổng bảo mật trong quy trình khôi phục tài khoản hoặc đăng nhập của Twitter trên các ứng dụng bên thứ ba. Nghiêm trọng hơn, thủ phạm bằng cách nào đó đã có quyền truy cập vào các đặc quyền quản trị của nhân viên mạng xã hội này.
Hàng loạt tài khoản của các công ty, người nổi tiếng trên Twitter bị chiếm quyền sử dụng, đăng thông tin lừa đảo về giao dịch Bitcoin hôm 15/7.
Trong khi giới công nghệ đánh giá đây là thảm hoạ lịch sử, công ty vẫn phản ứng chậm chạp với cuộc tấn công. Dòng tweet đầu tiên của họ về chủ đề này gần như không truyền đi thông điệp nào rõ ràng. Hai giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu, họ chỉ đưa ra những thông tin chung chung, buộc người dùng phải tự tìm hiểu xem điều gì đang thực sự diễn ra. Động thái rõ ràng nhất của họ là vô hiệu hoá khả năng khôi phục tài khoản, đặt lại mật khẩu để giải quyết tạm thời sự cố.
Twitter có thể điều tra vụ việc mất vài ngày.
Hoạt động hung hăng của hacker, thói quen sử dụng Twitter như một kênh liên lạc toàn cầu của những nhân vật có sức ảnh hưởng và những phản ứng thiếu quyết liệt của mạng xã hội này dấy lên nỗi lo về bảo mật lớn hơn bao giờ hết.
Nhiều người dùng Twitter có thói quen liên kết tài khoản của mình với các dịch vụ y tế khẩn cấp và các thông tin cá nhân quan trọng khác. Dịch vụ thời tiết quốc gia ở Lincoln cũng thường xuyên cập nhật đến người dùng dự báo của mình qua kênh này. Sẽ là thảm hoạ nếu tài khoản này bị đánh cắp và phát đi một thông báo giả liên quan đến cơn lốc xoáy, trận mưa đá sắp diễn ra. Nghiêm trọng hơn, nếu ai đó chiếm quyền sử dụng tài khoản của một lãnh đạo thế giới và cố gắng khơi mào một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Đảng Cộng hòa đã viết thư cho Jack Dorsey – CEO của Twitter. Bức thư viết: “Tôi e rằng sự kiện này không chỉ là tập hợp các sự cố riêng biệt mà là cuộc tấn công quy mô lớn vào hàng rào an ninh của Twitter”.
Cuộc tấn công trót lọt vào hệ thống máy chủ đe dọa tới quyền riêng tư, dữ liệu người dùng. Điều này đặc biệt quan trọng vì hàng triệu người không chỉ công khai những dòng trạng thái, mà còn dùng Twitter để liên lạc, nhắn những nội dung riêng tư.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những lo lắng của Hawley cũng chưa đủ khái quát về cuộc khủng hoảng an ninh toàn cầu này. Kẻ xấu có thể sử dụng Twitter làm “vũ khí” kích động sự hỗn loạn trong thế giới thực thông qua các tài khoản mạo danh hoặc tin giả. Điều này hoàn toàn có thể diễn ra và mục tiêu gần nhất có thể là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trong bốn tháng tới.
Đây không phải lần đầu Twitter gặp rắc rối. Mùa xuân năm 2018, những kẻ mạo danh đã giả làm Elon Musk để lừa đảo những người mê tiền điện tử. Chúng sử dụng ảnh đại diện của CEO Tesla, chọn tên người dùng giống Musk và đưa ra những lời mời gọi hấp dẫn. Chúng còn đánh lừa hệ thống xác nhận của Twitter bằng liên kết giả, tăng lượng tương tác thông qua botnet.
Sự cố hôm nay đã phơi bày ba lo ngại lớn về Twitter. Một là, những kẻ thực hiện trót lọt phi vụ lừa đảo đầu tiên sẽ tiếp tục thêm nhiều lần nữa nếu lỗ hổng không được vá. Tiếp theo, Twitter lại rất chậm chạp trong việc đối phó với các mối đe doạ. Cuối cùng, những biện pháp bảo mật nền tảng của Twitter quá đơn giản.
Joseph Cox, một trong những cây viết nổi tiếng về bảo mật nói trên Vice rằng các hacker trong một nhóm hoạt động ngầm đang chia sẻ bộ ảnh chụp màn hình cho thấy họ đã truy cập được một công cụ nội bộ mà Twitter dùng để quản lý tài khoản.
Twitter đã xác nhận nghi vấn của các chuyên gia là đúng. “Chúng tôi phát hiện một cuộc tấn công phi kỹ thuật nhằm vào một số nhân viên Twitter, từ đó tiếp cận được các công cụ và hệ thống nội bộ”, mạng xã hội này viết.
Nguy cơ bùng phát chiến tranh công nghệ thế giới
Nhiều quốc gia và doanh nghiệp bị cuốn vào cuộc đối đầu Mỹ - Trung, buộc họ chọn phe và gây nguy cơ gián đoạn ngành công nghệ toàn cầu.
Ngày 14/7, chính phủ Anh công bố lệnh cấm Huawei, chấm dứt mối quan hệ hợp tác kéo dài hai thập kỷ. Nhà khai thác mạng BT và Vodafone sẽ phải loại bỏ thiết bị Huawei đã lắp đặt khỏi hệ thống trước năm 2028. Các hãng viễn thông khác cũng không được mua bất kỳ thiết bị 5G nào từ công ty Trung Quốc này.
Anh vốn coi Huawei là nhà cung cấp viễn thông đáng tin cậy. Tuy nhiên, Thủ tướng Boris Johnson hồi tháng 5 bắt đầu xem xét lại quyết định cho phép Huawei tham gia phát triển hạ tầng 5G ở nước này do sức ép từ Mỹ. Tập đoàn Trung Quốc bị giới hạn ở mức 35% và sẽ không được tiếp cận các hệ thống lõi "nhạy cảm".
"Các công ty công nghệ giờ mới nhận ra thực tế rằng cuộc sống trong tương lai sẽ mang ít yếu tố toàn cầu hóa hơn hiện nay. Họ đang rơi vào tình trạng khó xử", Michael Witt, giáo sư ngành chiến lược và kinh tế quốc tế ở trường Insead trụ sở tại Pháp, nêu quan điểm.
Trong khi đó, TikTok là nạn nhân của cả cuộc đối đầu Mỹ - Trung và Trung - Ấn. Ứng dụng video này có hàng trăm triệu người sử dụng ở các thị trường như Ấn Độ và Mỹ. Nó thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, nhưng được điều hành bởi giám đốc người Mỹ.
Cuối tháng 6, TikTok bị cấm tại Ấn Độ sau cuộc đụng độ khiến 20 binh sĩ nước này thiệt mạng ở vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Giới chức Mỹ tháng này cũng thông báo xem xét chặn TikTok vì nó bị coi là mối đe dọa tiềm tàng với an ninh quốc gia. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh công ty dự định rời khỏi Hong Kong vì luật an ninh vừa được thực thi.
"Ngày càng khó để trở thành một nền tảng công nghệ toàn cầu thực sự", Dipayan Ghosh, đồng giám đốc Dự án Các nền tảng Kỹ thuật số và Dân chủ thuộc Trường Harvard Kennedy tại Mỹ, nhận xét.
Biển quảng cáo sản phẩm Huawei tại một sự kiện ở Trung Quốc năm 2019. Ảnh: Reuters.
Cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nằm ở tâm điểm vấn đề này. Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh về AI, mạng di động 5G và nhiều công nghệ khác. Các quốc gia trên thế giới có quan hệ kinh tế lâu năm và những dự án hợp tác đầy tham vọng, nhưng lo ngại về an ninh quốc gia có thể thúc đẩy chính phủ và công ty tái xem xét điều này.
Sự ganh đua giữa hai cường quốc
Mỹ và Trung Quốc đã duy trì quan điểm đối lập về ứng dụng công nghệ trong hàng chục năm qua. Trong khi IBM và Microsoft thúc đẩy những phát kiến của Mỹ hồi thập niên 1980, Trung Quốc lại đặt nền tảng cho "Tường lửa vĩ đại" trên Internet nhằm phát triển môi trường mạng có kiểm soát.
Đầu tư vào công nghệ của Trung Quốc tăng vọt trong những năm gần đây nhờ "Made in China 2025", kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông, vi xử lý và robot. Mỹ đáp trả bằng cách giới hạn bước tiến của Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đánh cắp nhiều công nghệ Mỹ, vấn đề trọng tâm trong chiến tranh thương mại phủ bóng đen lên quan hệ song phương từ năm 2018. Giới chức Trung Quốc liên tục bác bỏ cáo buộc và khẳng định mọi bí mật công nghệ được chuyển cho nước này đều nằm trong những thỏa thuận được hai bên nhất trí.
Mỹ cũng tìm cách cấm vận những doanh nghiệp công nghệ tiềm năng của Trung Quốc, đồng thời ngăn nước này tiếp cận thị trường vốn khổng lồ của Mỹ. Căng thẳng leo thang càng khiến hợp tác công nghệ quốc tế dần biến mất.
"Trung Quốc xác định tách khỏi Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Họ sẽ tiếp tục nỗ lực thay đổi cấu trúc công nghệ, thương mại và tài chính quốc tế để bảo đảm lợi ích quốc gia trong môi trường thế giới ngày càng phân cực", Ian Bremmer và Cliff Kupchan, Giám đốc và chủ tịch công ty tư vấn Eurasia Group của Mỹ, cho biết trong báo cáo được công bố hồi đầu năm.
"Bức tường Berlin ảo"
Nhiều nhà phân tích cảnh báo hậu quả từ đối đầu Mỹ - Trung có thể ảnh hưởng lớn đến nhiều cường quốc, cũng như những tập đoàn công nghệ hoạt động trên lãnh thổ của họ.
Eurasia Group cảnh báo "bức tường Berlin ảo" sẽ buộc các nền kinh tế thế giới phải chọn phe. "Cả Mỹ và Trung Quốc đều cho thấy họ sẵn sàng dùng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng là vũ khí đối đầu", nhóm phân tích của Eurasia Group cho hay.
"Căng thẳng toàn cầu cũng có thể khiến các quốc gia coi công ty công nghệ là một bộ phận của quốc gia, thay vì là doanh nghiệp toàn cầu. Ý tưởng này cho rằng các công ty công nghệ đã thâm nhập thị trường ở nước khác sẽ được yêu cầu đại diện cho đất nước của họ. Điều này khác xa với những gì diễn ra cách đây 10 năm", Samm Sacks, nhà nghiên cứu ở Trường luật Yale, cho hay.
Huawei là ví dụ nổi bật nhất trong sự thay đổi này. Chính phủ Mỹ liên tục gây áp lực với các đồng minh nhằm ngăn tập đoàn Trung Quốc tham gia phát triển mạng 5G. Chiến dịch này dường như có hiệu quả khi Anh và Italy đều loại Huawei khỏi các dự án 5G.
TikTok là nạn nhân trong đối đầu Mỹ - Trung. Ảnh: AFP.
"Tiến bộ công nghệ ở nhiều nước khác cũng cho thấy nhiều chiến lược được áp dụng bên ngoài cuộc đối đầu Mỹ - Trung", Kislaya Prasad, giáo sư tại Trường kinh tế Robert H. Smith thuộc Đại học Maryland của Mỹ, nhận xét.
Ông chỉ ra rằng Ấn Độ đang thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nội địa trong lúc mạng Internet bùng nổ. Khi chính phủ ra lệnh cấm TikTok và nhiều ứng dụng lớn của Trung Quốc hồi cuối tháng 6, các nhà phát triển nội địa đã nhanh chóng lấp khoảng trống.
Rút lui hoặc phi tập trung hóa
Không có lựa chọn dễ dàng cho các công ty công nghệ hiện nay. Họ phải từ bỏ một phần thị trường béo bở, hoặc phân tách hoạt động tới mức công ty gần như trở thành nhiều thực thể độc lập.
TikTok dường như đang áp dụng cách tiếp cận thứ hai. Ứng dụng này thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, nhưng đã tốn nhiều công sức để tách rời khỏi doanh nghiệp mẹ. Hồi tháng 5, TikTok thuê cựu giám đốc Disney Kevin Mayer làm CEO, đồng thời liên tục nhấn mạnh các trung tâm dữ liệu đều nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc và không chịu sự quản lý của luật pháp Trung Quốc.
Nguồn tin am hiểu vấn đề tuần trước cho biết ByteDance đang xem xét thành lập trụ sở ngoài Trung Quốc cho Tiktok, thậm chí thành lập ban lãnh đạo mới nhằm tạo khoảng cách với công ty mẹ. Phát ngôn viên TikTok cho biết ByteDance đang xem xét những giải pháp thay đổi cấu trúc điều hành.
"Quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc khiến Huawei bị cấm cửa ở nhiều thị trường, dù họ luôn khẳng định là công ty tư nhân không có liên hệ với chính quyền. Tôi nghĩ TikTok nhận thấy điều này và đang muốn thể hiện sự khác biệt với Huawei", Ghosh nói.
Tuy nhiên, điều này có thể là không đủ khi các chính trị gia Mỹ liên tục công kích TikTok trong những tuần gần đây. "Vấn đề là có thể họ đã hành động quá muộn. Họ đã bị công chúng chú ý và có thể sẽ gặp nhiều hậu quả xấu", Witt nêu quan điểm.
Huawei trước nguy cơ bị Anh đột ngột cấm tham gia 5G Thủ tướng Anh Boris Johnson đang chuẩn bị cấm Huawei hoàn toàn khỏi mạng 5G của Anh trong một quyết định đột ngột được cho là có thể làm hài lòng Washington nhưng sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận. Huawei đứng trước nguy cơ bị Anh đột ngột "trở mặt" do áp lực của Mỹ Mỹ đã thúc đẩy chính quyền Thủ tướng...