Nguy cơ hạ đường huyết do thuốc trị đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường đã có thuốc điều trị, tuy vậy, cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc, bởi có thể có nguy cơ hạ đường huyết do dùng thuốc, nếu không biết xử trí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng, tuy không phải là bệnh lây nhiễm, nhưng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, số lượng người mắc đang ngày càng tăng nhanh chóng. Vì vậy việc dùng thuốc để kiểm soát đường huyết là một trong những bước rất quan trọng.
Tại sao thuốc có thể gây hạ đường huyết?
Người bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhưng khi dùng thuốc để làm hạ đường huyết về mức bình thường, có thể có nguy cơ bị hạ đường huyết xuống dưới mức cho phép. Bên cạnh hạ đường huyết do dùng thuốc, còn có hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường do bỏ hoặc chậm bữa ăn, hoặc không ăn được do nôn, buồn nôn…
Đường huyết (đường gluocose trong máu) tăng hay giảm hay bình thường phụ thuộc vào một chất gọi là insulin. Insulin được tổng hợp ở tế bào beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Hàng ngày, sau khi chúng ta ăn thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra insulin. Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan, mô mỡ.
Khi nồng độ glucose trong máu cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và khi đói, lượng glucose trong sẽ máu giảm, lúc này glycogen ở gan sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu cho cơ thể hoạt động bình thường.
Khi người bệnh đái tháo đường dùng insulin (tiêm) hoặc dùng các loại thuốc kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, nếu dùng thuốc quá liều (hoặc insulin hoặc thuốc kích thích sản sinh insulin) có thể gây ra hiện tượng hạ đường huyết, lúc này gọi là hạ đường huyết do dùng thuốc.
Video đang HOT
Cần kiểm tra đường huyết đều đặn phòng nguy cơ hạ đường huyết do thuốc.
Biểu hiện và cách xử trí
Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có những triệu chứng như huyết áp hạ, tim đập nhanh, vã mồ hôi, lạnh toát, đánh trống ngực, bồn chồn, có cảm giác mệt mỏi rã rời, đói lả, mặt mày choáng váng, giảm thân nhiệt, da tái nhợt, bứt rứt, run, đi không vững… Nặng hơn có thể dẫn tới vô thức, lú lẫn, hôn mê và co giật…
Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin. Trường hợp người bệnh ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo tự nhận biết được mình bị hạ đường huyết, nên cho uống ngay nước đường hoặc bánh kẹo có đường. Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Cách phòng hạ đường huyết do dùng thuốc
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa (không tự mua, không tự đổi thuốc, đặc biệt không tự tăng liều lượng thuốc).
Luôn ăn, uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị (nên chia ra nhiều bữa ăn trong ngày) như nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn và không được quên hoặc bỏ bữa. Ăn nhiều rau có 2 điều lợi, đó là gây cảm giác no đánh lừa dạ dày, hơn nưa đường sẽ hòa trộn với rau sẽ được hấp thu từ từ vào máu và như vậy đường trong máu sẽ không tăng đột ngột sau khi ăn.
Luôn có bên mình bánh, kẹo ngọt hoặc chai nước đường pha thật đặc (để trong một túi nhỏ bên mình) để phòng khi hạ đường huyết sẽ có ngay để sử dụng. Người bệnh hoặc người nhà nên tự kiểm tra đường huyết hàng ngày bằng máy đo đường huyết. Ngoài ra, người bệnh nên vận động cơ thể một cách thường xuyên bằng các động tác nhẹ nhàng (tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 60 phút, chia làm 2-3 lần).
Chồng bị đột quỵ vì được vợ lén cho ăn thêm cơm
Chồng bị đái tháo đường, bác sĩ yêu cầu hạn chế ăn tinh bột, đồ ngọt nhưng vì thương chồng, chị vợ lén cho anh ăn thêm cơm, phở.
Trung bình mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-45 bệnh nhân đột quỵ từ khắp nơi chuyển đến, trong đó hầu hết là ca bệnh nặng vì nhiều sai lầm đáng tiếc.
Bệnh nhân nam, 46 tuổi có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh nhân đã được đi khám, bác sĩ điều trị đã chỉ định phác đồ chuẩn, kê thuốc và yêu cầu phải ăn nhạt, hạn chế muối, đồng thời hạn chế tinh bột, đồ ngọt để kiểm soát đường huyết và huyết áp.
Tuy nhiên người vợ thương chồng bị đói nên lén cho chồng ăn nhiều cơm hơn, ăn thêm khoai lang hoặc bát phở to nhiều bánh.
Hậu quả, anh chồng phải cấp cứu vì đột quỵ nhồi máu não. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực song đến nay vẫn liệt một bên chân không hồi phục dù tập phục hồi chức năng rất tích cực.
Trên thực tế, người bị đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 - 4 lần so với người bình thường. Tăng đường huyết sau ăn chính là yếu tố khiến tình trạng xơ vữa động mạch phát triển. Khi khối xơ vữa phát triển nhanh sẽ gây ra nghẽn hoặc tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ.
Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai
Trường hợp đáng tiếc khác là bệnh nhân nam 60 tuổi ở Thái Bình, được chuyển đến Trung tâm Đột quỵ, Bện viện Bạch Mai giữa đêm vì tê yếu nửa người trái.
Bác sĩ trực nhanh chóng xử trí cho bệnh nhân với hy vọng có thể điều trị tái thông tưới máu để cứu não. Khi khai thác bệnh sử, ông cho biết bị từ trưa qua, khi nhập viện đã qua giờ thứ 26, trễ gần 1 ngày.
Bác sĩ hỏi, "Tại sao giờ này bác mới đến viện ạ?" Bệnh nhân hồn nhiên trả lời: "Bác sĩ không biết khi bị đột quỵ thì phải nằm bất động để não được nghỉ ngơi à. Nhưng tôi càng nằm nghỉ thì một bên tay yếu mãi không cải thiện, nên tôi bảo con đưa đi viện".
Ngay tại Hà Nội, nữ bệnh nhân 60 tuổi vốn là tổ trưởng tổ thơ ở khu phố văn minh. Một sáng bà dậy sớm chuẩn bị ra công viên tập thể dục, đột nhiên thấy hơi yếu nhẹ tay và tê bì nửa người phải, kèm méo miệng nhẹ.
Bà nghĩ chắc do trúng gió nhẹ nên tự đi vào giường nghỉ. Cô con gái của bà khi biết chuyện, nhanh nhẹn gọn bác sĩ châm cứu đến tập và điều trị cho bà. Tuy nhiên 1 ngày sau, tình trạng vẫn không cải thiện.
Gia đình họp bàn quyết định đưa bà đến Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai sau 1 ngày tự điều trị ở nhà.
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ cho biết, hiện nay truyền thông về đột quỵ khá nhiều nhưng người dân vẫn chưa nắm được các dấu hiệu nhận biết điển hình, còn nhiều thông tin truyền miệng về cách sơ cứu, chữa đột quỵ khiến nhiều người tin theo, làm mất đi nhiều cơ hội được can thiệp cũng như khả năng hồi phục sau này.
Với đột quỵ, thời gian là não, phải chạy đua thời gian để đưa bệnh nhân đến các bệnh viện gần nhất ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ như đột ngột méo miệng một bên, nói ngọng, yếu tê bì tay chân một bên, mất thịt lực một bên...
PGS Tôn nhấn mạnh, cơ hội để dùng thuốc tiêu sợi huyết chỉ 4,5 giờ từ khi khởi phát, cơ hội can thiệp lấy huyết khối là 6 giờ đầu, trừ một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 24 giờ.
Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não "ra đi" và mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường.
Vì vậy, bệnh nhân đột quỵ càng đến viện sớm, tỉ lệ điều trị thành công càng cao.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 230.000 ca mắc mới đột quỵ, trong đó gần 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong, 90% để lại di chứng do hầu hết bệnh nhân đột quỵ đều đến viện khi đã qua khung giờ vàng.
Lơ là kiểm soát đường huyết: hệ lụy khôn lường Những con số thống kê gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng đái tháo đường ở nước ta. Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các bệnh không lây nhiễm, chỉ sau tim mạch và ung thư. Tuy diễn tiến âm thầm và thường không có triệu chứng, đái tháo đường lại...