Nguy cơ đối với người từng sẩy thai
Thưa bác sĩ, em đã từng bị sẩy thai 2 lần rồi. Có phải người như em rất dễ sẩy thai lại không? Em rất hoang mang và lo lắng. Mong bác sĩ chỉ giúp em làm cách nào để tránh bị sẩy thai lại lần sau. Xin cảm ơn!
Trả lời: Trước hết chúng ta đề cập tới nguyên nhân của sẩy thai.
- Hơn 60% trường hợp sẩy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố.
- Khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ, cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to.
Tuy nhiên trong 1/4 trường hợp, nguyên nhân sẩy thai không xác định được. Ước tính cứ 5 thai phụ có thai thì 1 người bị sẩy. Hầu hết các trường hợp sẩy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.
Nếu bạn đã có “tiền sử” bị sẩy thai từ trước đó, để an toàn bạn nên nhờ đến sự chăm sóc và theo dõi của các bác sĩ sản phụ khoa. Và đừng quên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với những công đoạn như thử máu (để kiểm tra sự bất thường trong hệ thống miễn dịch của cơ thể người mẹ, hàm lượng hormon, sự khác thường của nhiễm sắc thể), siêu âm buồng trứng, xét nghiệm sinh thiết.
Nếu đã bị sẩy thai một lần, không nên ngay lập tức thụ thai lại, mà hãy đợi cho ít nhất là 2 -3 chu kỳ nguyệt san qua đi, rồi mới nên thụ thai lại.
Có đến 60 – 70% số người đã bị sẩy thai đều có thể có khả năng mang thai thành công trở lại, hơn thế nữ nếu tìm ra được nguyên nhân tại sao bạn bị sẩy thai thì tỷ lệ thành công sẽ là rất cao khoảng 90%.
Video đang HOT
Để thành công, bạn cẩn phải chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe trước khi mang thai. Cụ thể bạn cần phải thực hiện các công việc sau:
- Về cân nặng bạn cần đảm bảo chỉ số BMI>= 18,5 (Chỉ số BMI – hay gọi là chỉ số khối cơ thể – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của mỗi người. BMI = Cân nặng (Kg) / (Chiều cao x Chiều cao) (m). Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có BMI
- Bạn và chồng cũng cần thống nhất về việc ngừng hoặc bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích… vì các chất này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như làm tăng các nguy cơ: sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, gây dị tật cho thai nhi…
- Xét nghiệm công thức máu: Xem bạn có bị mắc các bệnh về máu như: thiếu máu, bất thường tế bào máu… cũng như cho bạn biết nhóm máu của mình.
- Xét nghiệm hóa sinh máu: Xem bạn có bị mắc bệnh tiểu đường, đánh giá chức năng gan, thận cũng như phát hiện các bất thường khác nếu có.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm các yếu tố bất thường trong nước tiểu như: hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose, vi khuẩn…
- Siêu âm ổ bụng: Đánh giá về hình thái học và phát hiện các bất thường các tạng trong ổ bụng như: gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
- Điện tâm đồ: Phát hiện các bệnh về tim như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim…
- Xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường máu: như Viêm gan B, HIV…
- Khám phụ khoa: Phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến việc mang thai như: Viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung..
Ngoài ra để giảm những nguy cơ cho thai cũng như sức khỏe của mẹ khi mang thai, bạn nên:
- Bạn có thể đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm (nếu bạn định có thai vào mùa đông xuân), Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Hãy đảm bảo bạn tiêm vaccin ít nhất trước khi mang thai 1 tháng.
- Bạn và gia đình nên tẩy giun vì bạn sẽ ko thể tẩy giun trong khi mang thai. Đặc biệt cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo ngược lại.
- Bạn hãy bắt đầu uống bổ sung viên Sắt và acid Folic để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
- Khám nha khoa: Rất nhiều bà mẹ vì không coi trọng mà bỏ qua bước khám này. Trên thực tế, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều, ăn nhiều bữa. Thao tác đơn giản là lấy cao răng sẽ giúp các bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh: viêm lợi, viêm quanh cuống, abces răng… vì nếu mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai hay thời kỳ cho con bú sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Theo hiemmuon.vn
Đang có kinh quan hệ có thai không
Theo các chuyên gia, ngay cả quan hệ tình dục an toàn trong ngày hành kinh cũng sẽ khiến bạn gặp không ít rắt rối.
Quan hệ khi đang có kinh vẫn có khả năng mang thai
Thứ nhất, quan hệ tình dục trong những ngày đèn đỏ vẫn có thể khiến bạn thụ thai nếu tinh trùng gặp được trứng và thụ tinh. Do đó, những ngày đèn đỏ không thể đảm bảo 100% rằng bạn sẽ không mang thai, nhiều trường hợp ngày kinh nguyệt kéo dài cho tới ngày rụng trứng. Do đó nếu quan hệ những ngày này tinh trùng vẫn có thể sống sót và có thai.
Viêm nhiễm vùng kín
Thứ hai, quan hệ trong những ngày kinh nguyệt có thể sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Sở dĩ có tình trạng này là bởi lúc đó âm đạo đang có máu, là môi trường tốt cho vi trùng phát triển. Hơn nữa, lúc này cổ tử cung hơi hé mở nên vi trùng ở âm đạo dễ xâm nhập vào sâu hơn, nhất là khi có tác động của cơ quan sinh dục nam. Đây chính là một hình thức của việc không quan hệ tình dục an toàn.
Mặt khác, niêm mạc tử cung lại đang ở thời kỳ bong tróc, nghĩa là đang bị thương, nên càng dễ viêm nhiễm hơn, do đó bạn không nên quan hệ tình dục trong ngày hành kinh nhé.
Hy vọng với một vài thông tin được cung cấp bên trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ tình dục an toàn cũng như quan hệ trong những ngày đèn đỏ để tránh mắc phải những ngộ nhận phổ biến về nhé!
Theo Girlspace
To bụng có phải dấu hiệu mang thai? Khả năng có thai sau khi quan hệ không an toàn là khá cao. Để tránh những tình huống ngoài mong muốn bạn nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh đúng cách. Hỏi: Cách đây 2 tháng tôi quan hệ ngoài không dùng biện pháp an toàn. Đó là ngày thứ 22 của chu kỳ kinh dài 29 ngày. Từ đó tới...