Nguy cơ dễ gặp khi dùng phenytoin trị động kinh
Con tôi 22 tuổi, cháu bị động kinh và được bác sĩ kê đơn dùng thuốc phenytoin. Tôi xin hỏi khi dùng thuốc này có thể gặp những bất lợi nào? Tôi có thể thêm thuốc bổ nào không?
Bùi Thị Hân (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Phenytoin là một loại thuốc được sử dụng trong điều trị động kinh từ lâu. Thuốc được chỉ định điều trị mọi thể động kinh, trừ động kinh cơn nhỏ và còn có tác dụng chống đau đối với đau dây thần kinh sinh ba…
Khi dùng thuốc có thể xảy ra một số nguy cơ. Hay gặp nhất như: Người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn thị giác hay mày đay, ngoại ban. Một số ít có thể gặp buồn nôn, nôn, khó tiêu… Hiếm gặp hơn là Lupus ban đỏ toàn thân, tăng đường huyết, lú lẫn, nhuyễn xương…Đây là những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc mà người dùng cần lưu ý. Nếu gặp phải cần thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn và xử lý thích hợp, kịp thời. Người bệnh không được tự ý ngừng thuốc.
Việc lo ngại về tác dụng phụ của thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên trong trường hợp của con bạn, do việc dùng thuốc vẫn an toàn, nên chị nhắc nhở cháu cần dùng thuốc đúng liều lượng, đủ số lần trong ngày và tái khám đúng hẹn.
Đối với việc dùng thêm thuốc bổ, chúng tôi không thể tư vấn cho bạn được. Bạn nên tư vấn bác sĩ đang điều trị cho cháu. Vì chỉ có bác sĩ điều trị mới nắm rõ tình trạng cơ thể của con bạn để khuyến cáo dùng.
Hàng ngày, bạn cần động viên cháu luyện tập phù hợp với sức khỏe, duy trì thường xuyên chế độ ăn lành mạnh, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Gia đình, người thân cũng không nên cư xử với cháu như một bệnh nhân đặc biệt, điều này sẽ tác động tâm lý không tốt cho cháu.
Sự thật về chế độ ăn kiêng Keto: Có 11 tác hại, thực chất là để chữa bệnh động kinh
Chế độ ăn keto không có gì là mới mẻ, nó đã được sử dụng như một phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em từ năm 1920 vì nó có thể làm giảm tần suất động kinh ở trẻ em.
Người lớn bị động kinh có thể dùng chế độ ăn Atkins. Ngoài ra ăn keto còn có thể có lợi cho người bệnh tiểu đường type 2, kháng insuline, một số bệnh rối loạn về chuyển hóa.
Vài năm gần đây trào lưu ăn keto được đẩy mạnh với lời quảng cáo trị đủ thứ bệnh. Tuy nhiên phổ biến nhất là dùng để giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
Ăn keto là chế độ ăn rất ít đường bao gồm tinh bột, nhiều mỡ và đạm. Chế độ ăn keto điển hình là chế độ ăn ít hơn 50 gram glucose mỗi ngày (dưới 5%), khoảng 70-80% calories từ mỡ và 20% từ đạm. Tỷ lệ mỡ và đạm có thể thay đổi tuy nhiên điểm chính yếu là rất ít đường, 50 gram đường chỉ cần một lát bánh mì là đủ.
Video đang HOT
Tại sao gọi là Keto?
Tên này là do mục đích chính của chế độ ăn này là thúc ép cơ thể chuyển sang trạng thái ketosis, là một trạng thái chuyển hóa cung cấp năng lượng bằng ketones thay vì đường glucose.
Đường glucose là nguồn năng lượng ưa thích mà cơ thể sử dụng, đặc biệt là cơ bắp và não bộ, và cơ thể không có khả năng dự trữ đường. Khi chúng ta cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng chính là đường, cơ thể như chiếc xe không đổ xăng thì không chạy.
Tuy nhiên cơ thể chúng ta tinh vi hơn, nên lúc đó sẽ chuyển qua sử dụng mỡ để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Quá trình chuyển hóa mỡ sẽ tạo ra ketones, nên được gọi là ketosis. Từ quá trình này, lượng mỡ sẽ giảm rất nhanh và giúp chúng ta giảm cân nhanh trong thời gian ngắn.
Những trẻ đói ăn kéo dài sẽ có tình trạng ketosis trong máu. Những bệnh nhân tiểu đường type 1 khi đường huyết tăng cao và cơ thể không sử dụng được đường trong máu, lượng ketones sẽ tăng rất cao làm máu trở nên toan hóa cao, mất nước, rối loạn điện giải gây hôn mê và tử vong.
Thực đơn keto giảm cân như thế nào?
Đây là một cấp cứu nguy hiểm trong y khoa. Tuy nhiên chuyện này khó xảy ra ở người ăn keto trừ khi có bệnh nền sẵn có.
Lợi ích giảm cân đã có, tuy nhiên phàm chuyện gì cũng có hai mặt lợi và hại, phương pháp điều trị nào cũng có tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Keto
1- Mất khối cơ
Những người ăn keto sẽ mất cơ bắp nhiều hơn cho dù được tập luyện, đó là do quá trình xây dựng cơ bắp kém hiệu quả hơn nếu thiếu vắng glucose trong quá trình vận động, nghiên cứu cho thấy người ăn keto mất cơ bắp ở chân nhiều hơn. Mất cơ trở nên nguy hiểm đối với người lớn tuổi do tăng nguy cơ té ngã.
2- Ảnh hưởng đến thận
Chế độ ăn keto sẽ làm nước tiểu trở nên có tính acid, tăng lượng Ca và acid uric trong nước tiểu (do ăn nhiều đạm động vật hơn). Điều này làm tăng nguy cơ sỏi thận và bệnh gout. Một nghiên cứu ở trẻ em động kinh ăn keto cho thấy tỷ lệ sỏi thận khá cao (13/195), và nếu được dùng Kali citrate thì tỷ lệ này giảm đi.
BS Trương Hoàng Hưng - công tác tại Texas, Hòa Kỳ
Những ngươi có bệnh thận nên tư vấn với bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn keto.
3- Cơn hạ đường huyết
Ăn keto có thể giúp kiểm soát HbA1c tốt hơn tuy nhiên kèm theo nguy cơ cơn hạ đường huyết rất nguy hiểm. Người có bệnh tiểu đường nên tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu ăn keto.
4- Chế độ ăn Yo-Yo
Chế độ ăn keto giúp giảm cân rất nhanh, đồng thời kèm theo một phần do mất nước. Tuy nhiên khó có thể theo chế độ ăn nghiêm ngặt như vậy một thời gian dài, khi trở lại chế độ ăn bình thường, một số người sẽ dễ tăng cân trở lại, thậm chí tăng hơn.
Sự giao động kiểu yo-yo này không giúp ích mà còn có tác dụng tai hại. Những người có kiểu ăn yo-yo kéo dài sẽ tăng nguy cơ tích mỡ bụng và bệnh tiểu đường.
5- Mất nước và điện giải
Não bộ phải ngưng sử dụng nguồn năng lượng yêu thích mà chuyển qua dùng keto. Ăn ít đường làm cơ thể mất nước, lượng isulin giảm làm thận tăng thải điện giải và mất nước. Các chuyện này tạo nên một hội chứng sau khi bắt đầu ăn keto mà hay được gọi là cúm keto (keto flu).
Người ăn sẽ có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút, táo bón, bứt rứt khó chịu. May mắn là hầu hết triệu chứng này sẽ giảm dần, nếu không giảm thì nên tư vấn với bác sĩ.
6- Thiếu chất
Khi phải cắt lượng đường, người ăn keto đồng thời có thể cắt luôn nhiều nguồn dinh dưỡng khác gây thiếu chất. Điển hình là Kali gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim. Thiếu chất xơ gây táo bón. Thiếu vitamin điển hình là vitamin B gây rụng tóc, da xấu, mệt mỏi.
7- Rối loạn tiêu hóa
Ăn keto có thể gây táo bón do mất nước, thiếu chất xơ, giảm Kali.
Ăn keto cũng có thể gây tiêu chảy đầy bụng do ăn nhiều mỡ, gây tiêu chảy do kém hấp thu.
8- Hôi miệng
Người ăn keto sẽ có hơi thở có mùi acetone, giống như người bệnh gan giai đoạn cuối hay tiểu đường trong cơn ketone máu.
9- Rối loạn kinh nguyệt
Ăn ketone kéo dài sẽ gây rối loạn kinh nguyệt thậm chí mất kinh do giảm cân quá nhanh, giảm lượng nội tiết tố sinh dục như GRH, FSH, LH, estrogen, progesterone. Nếu kéo dài sẽ đưa đến nguy cơ loãng xương giống như phụ nữ mãn kinh.
10- Giảm Natri máu
Giảm insulin làm giảm Natri máu, mất nước, hạ huyết áp, gây ketone flu. Nếu nặng hơn nhất là khi phải vận động nặng có thể gây rối loạn não bộ gây lơ mơ, rối loạn tri giác. Trong trường hợp đặc biệt nặng có thể gây co giật, hôn mê, tử vong (theo Mayo Clinic).
11- Tăng mỡ máu
Trong quá trình ăn keto, nếu ăn không đúng cách, nhiều mỡ xấu, sẽ đưa đến nguy cơ tăng mỡ máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Phương pháp nào cũng có tác dụng phụ, ăn keto ngắn hạn giảm cân tốc hành theo đường tắt ngắn hạn thì được, lâu dài thì lợi bất cập hại. Xét cho cùng thì nó cũng là một chế độ ăn ngược với tự nhiên. Nếu ăn phải ăn cho phù hợp, đồng thời biết cách giảm thiểu các tác dụng phụ kể trên.
Tôi không ăn keto, tôi ăn chế độ ít đường (1 chén cơm thay vì 2 chén), ít mỡ, vừa đủ đạm, nhiều rau, uống nhiều nước, tập thể dục một tiếng mỗi ngày.
Tập thể dục và chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh là cách giảm cân tốt nhất mà vui tươi hưởng thụ nhất. Tập thể dụng vừa tăng sức cơ, giảm cân, chống lão hóa (nhờ làm chậm thoái hóa gene) và giải độc khi đổ mồ hôi.
Chuyên gia BV Việt Đức: Dị dạng mạch máu đe dọa tính mạng nếu phát hiện muộn Dị dạng mạch máu não gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, phổ biến nhất là vỡ mạch dẫn đến đột quỵ do xuất huyết não hoặc gây áp suất tiếp giáp lên não dẫn đến động kinh co giật. Tuy nhiên, nhiều người đang khỏe mạnh nhưng đột nhiên bị đau đầu dữ dội, bất ngờ...