Nguy cơ chiến tranh thế giới nổ ra từ châu Á
Niềm tin giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã sụp đổ hoàn toàn. Biển Hoa Đông đã trở thành đường đứt gãy nguy hiểm nhất thế giới.
Rất nhiều gia đình từ khắp miền Nhật Bản từng đến thăm ngôi đền hòa bình. Họ đến viếng tượng đài Cenotaph, di tích A-Dome – tòa nhà mái vòm duy nhất còn sót lại sau quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống TP. Hiroshima đã phá hủy gần như mọi thứ trong vòng bán kính 2km.
Họ vào thăm bảo tàng và im lặng tìm hiểu những điều đã xảy ra vào tháng 8/1945 và hậu quả khủng khiếp sau đó. Họ biết rằng đợt sóng nhiệt nóng tới 2.000 độ C kéo dài trong 3 phút đã lập tức thiêu cháy bất kỳ ai trong vòng bán kính đó. Tuy nhiên, những người ở ngoài khu vực ấy phải chịu đựng cái chết đau đớn dần dần từ những vết bỏng khắp cơ thể.
Họ đọc nhật ký mỗi ngày của những người sống sót, những người phải chịu đựng đợt sốc phóng xạ khiến họ nôn mửa như muốn văng hết ruột gan ra ngoài. Khoảng 140.000 người đã thiệt mạng trong vòng 5 tháng, hầu hết là dân thường, trong đó có cả lao động người Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đây là điều mà người Nhật Bản luôn nhắc nhở các thế hệ ngày nay, rất khác so với chiến dịch “giáo dục yêu nước” tại Trung Quốc trong suốt 20 năm qua. Chính sách của Bắc Kinh là đẩy mạnh lòng hận thù đối với Nhật Bản về tội ác mà họ gây ra trong những năm 1930 – 1940.
Hệ tư tưởng quốc gia của Nhật Bản là theo đuổi chủ nghĩa hòa bình. Điều này được viết trong Điều 9 của hiến pháp: “Người dân Nhật bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền quốc gia và từ bỏ đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế”.
Tuy nhiên, điều đó thật khó duy trì khi Nhật Bản chịu ức chế khi xảy ra tranh chấp với Trung Quốc trên khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư – quần đảo nhỏ không người sinh sống gần Đài Loan – và khi nhiều tàu chiến của Trung Quốc đi sâu vào lãnh hải Nhật Bản.
Chắc chắn Nhật Bản sẽ chống lại. “Chúng tôi không thể tha thứ cho bất kỳ thách thức nào hiện nay, cũng như trong tương lai. Không quốc gia nào được đánh giá thấp quyết tâm của chúng tôi”, Thủ tướng Shinzo Abe từng nói.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp căng thẳng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
“Họ đang đưa tàu và thậm chí cả máy bay sang lãnh thổ của chúng tôi mỗi ngày. Đó là hành động khiêu chiến. Chúng tôi đang rất nỗ lực không bị khiêu chiến nhưng họ còn dùng cả radar kiểm soát tên lửa. Chỉ còn một bước nữa là xảy ra xung đột nên chúng tôi rất lo ngại”, một quan chức cao cấp của chính phủ Nhật nói.
Video đang HOT
Chưa có gì thay đổi kể từ khi cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng Trung Quốc và Nhật Bản sắp chiến tranh, ngoại trừ việc Nhật Bản tăng ngân sách cho quốc phòng. Chi phí cho chiến hạm và máy bay chiến đấu sẽ tăng 23% trong năm nay.
Đường đứt gãy nguy hiểm
Tài liệu nội bộ của Nhật Bản cho biết tình hình đã trở nên “cực kỳ nguy hiểm” từ khi Trung Quốc chĩa radar định hướng tên lửa vào một trực thăng chiến hạm của Nhật hồi tháng 1. Trong khi đó, Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này.
Những vụ việc như thế có thể vượt tầm kiểm soát trong thời Chiến tranh Lạnh, dẫn tới việc thiết lập đường dây nóng giữa Mỹ và Liên Xô. Hiện chưa có đường dây nóng nào giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Bộ Quốc phòng nâng cấp từ Lực lượng tự vệ Nhật Bản vạch một số bản đồ ghi lại đường đi của tàu chiến DDG và tàu ngầm lớp Yuan của Trung Quốc đi vào vùng biển Nhật Bản.
“Chúng tôi không biết Trung Quốc có tuân theo quy tắc ứng xử quốc tế nào hay không? Họ có hiểu cái gì bị cấm và cái gì được phép hay không?” quan chức trên nói.
GS. Huang Jing ở ĐH Singapore và là cựu cố vấn của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nói rằng tầng lớp lãnh đạo của Trung Quốc đang có thái độ giống như lớp quan lại hiếu chiến của Nhật Bản hồi những năm 1930.
Người Nhật Bản đang hy vọng tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình sẽ nỗ lực hàn gắn quan hệ với hàng xóm, như lời tân Bộ trưởng ngoại giao từng ở Tokyo suốt 7 năm khẳng định. Tuy nhiên, như một nhà ngoại giao cảnh báo, có vẻ Trung Quốc vẫn chỉ bám đuổi đường lối diều hâu để chứng minh dấu ấn của mình.
Nhập nhằng như Mỹ
Khi “thiên nga đen” đáp trả, cuộc chiến tranh nổ ra giữa hai cường quốc châu Á chắc chắn sẽ khốc liệt và khó kiểm soát vì Mỹ đã có ràng buộc bằng hiệp định rằng sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công, bao gồm cả tấn công vào Senkaku.
Thật khó hình dung hậu quả sẽ ra sao nếu Trung Quốc và Mỹ xung đột. Đó sẽ như một trận động đất mạnh đối với trật tự kinh tế và chiến lược toàn cầu. Nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đang ràng buộc với nhau trong hệ thống thương mại “Chimerica”. Trung Quốc là chủ khoản nợ 2.000 tỷ USD mà Mỹ chưa trả. Hầu hết các cơ sở sản xuất của Mỹ đều đang hoạt động trên vùng đồng bằng sông Châu Giang hoặc hạ lưu sông Dương Tử.
Đảo Uotsuri thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Washington đang giữ lập trường trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền biển đảo, nhưng Mỹ vẫn ủng hộ Nhật Bản theo nguyên tắc hậu Thế chiến 2, rằng tranh chấp biên giới quốc tế không thể giải quyết bằng vũ lực hay cưỡng bức.
Đó hiển nhiên là điều Trung Quốc đang làm, cả trên vùng biển Nhật Bản lẫn Biển Đông, nơi Bắc kinh tuyên bố chủ quyền đối với các đảo của Việt Nam và tranh chấp với một số nước khác.
Gần như mọi biên giới đất liền trên thế giới đều xảy ra tranh chấp, dựa trên bằng chứng lịch sử hoặc tương tự. Vì thế, nơi giải quyết thích hợp chính là tòa án biên giới ở Hague (Hà Lan).
Có vẻ “Trục châu Á” của chính quyền Obama là vòng kiềm tỏa gồm các đồng minh kéo dài từ Hàn Quốc xuống tận Đông Nam Á xuống Ấn Độ để chế ngự kẻ khổng lồ đang lên.
Mô hình này giống như bản sao của chính sách bao vây nhằm cô lập Đức trước Thế chiến 2, khi Hoàng đế Đức Kaiser Wilhelm chơi trò Senkaku của riêng mình. Kịch bản của cuộc khủng hoảng Agadir (năm 1911, người Berber ở Maroc nổi dậy chống Pháp. Pháp xuất binh trấn áp. Đức lấy cớ bảo vệ kiều dân của mình liền cử pháo hạm Panther tới Agadir) có thể lặp lại khi nước nào đó quá tự mãn và hung hăng.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn có cử chỉ gợi ý mơ hồ. Ngoại trưởng John Kerry hùng hồn nói về quan hệ gắn bó Mỹ – Trung, nhưng ít khi nhắc đến Nhật Bản. Nhà Trắng đón tiếp ông Abe hồi tháng 2 có vẻ hơi lạnh nhạt. Đây có lẽ là tín hiệu Washington đang cảnh báo những người theo đường lối dân tộc ở Nhật Bản rằng họ đang kéo nước Mỹ vào cuộc xung đột tai hại với Trung Quốc, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ.
Nếu mục đích của Trung Quốc là để chia cắt Washington và Tokyo, cũng như để thử “tấm lòng” của Mỹ đối với các đồng minh đến mức độ nào – thì rất khó để biết Trung Quốc đã rút ra kết luận gì từ các vụ việc xảy ra trong suốt 6 tháng qua.
Người Mỹ đang gửi tín hiệu tương tự như khi nước Anh trước thềm Thế chiến 1. Kiểu ngoại giao nhiều sắc thái của người Mỹ đã khiến Đức và Pháp hiểu theo nhiều cách trong những tuần có ý nghĩa quan trọng từ tháng 7 – 8/1914.
Một số người Trung Quốc nói nước Mỹ đã bị vỡ mạch, máu đông lại bởi cuộc khủng hoảng tài chính, bị tê liệt sau chiến dịch quân sự kéo dài ở Trung Đông, và giờ là lúc để thử nghiệm con cọp giấy.
Tất nhiên đây là đánh giá sai lầm chết người. Người ta vẫn nói “Mỹ không mạnh như vẻ bề ngoài. Mỹ cũng không bao giờ yếu như vẻ bề ngoài”. Câu nói này có thể đúng với cả Nhật Bản.
Theo 24h
Báo Nhật tố tàu hải giám Trung Quốc chĩa súng vào tàu cá Nhật
Ngày 27/2, một tờ báo tại Nhật đã tố cáo tàu hải giám của Trung Quốc chĩa súng máy vào một tàu cá Nhật trên vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Phía Trung Quốc đã bác bỏ thông tin này.
Tàu Hải Tuần 66 của Trung Quốc
Theo tuần báo Post của Nhật, vụ việc trên xảy ra vào ngày 18/2 khi một tàu cá của Nhật đang ở vùng biển gần đảo Senkaku/Điếu Ngư thì gặp tàu hải giám Hải Tuần 66 của Trung Quốc. Hải Tuần 66 được cho là đã chĩa súng máy về phía tàu Nhật và thậm chí còn cảnh cáo thủy thủ trên tàu cá rằng nếu bị bắn, tàu của họ sẽ chìm.
Trước thông tin trên, ngay lập tức Cơ quan hải giám quốc gia Trung Quốc (SOA) đã lên tiếng phủ nhận cáo buộc này với khẳng định đây là "tin đồn vô căn cứ".
SOA khẳng định các tàu hải giám của Trung Quốc đại diện cho lực lượng thực thi pháp luật dưới quyền quản lý của SOA, và rằng họ đã thực hiện việc giám sát tuân thủ luật pháp và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của Trung Quốc thông qua các biện pháp hành chính, cũng như tuân thủ các luật pháp trong nước và quốc tế.
Đội tàu hải giám nêu trên khi đó thực hiện nhiệm vụ tuần tra bình thường sau khi phát hiện sự xâm nhập của một tàu đánh cá Nhật trong vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. SOA khẳng định tàu trên không được trang bị bất kỳ loại vũ khí hạng nặng nào, bao gồm súng máy, và những hành động tàu này thực hiện đối với tàu cá Nhật là hợp pháp và chính đáng.
SOA cũng tuyên bố một số chính trị gia Nhật cùng với truyền thông nước này đã tìm cách xuyên tạc hoạt động hải giám của Trung Quốc và những hành động đó sẽ gây tổn hại cho quan hệ song phương, không giúp giải quyết tình hình.
Theo Dantri
Trung Quốc trình Liên Hợp Quốc khiếu nại về biển Hoa Đông Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14.12 cho biết, nước này đã chính thức trình các tài liệu chi tiết lên Liên Hợp Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với khu vực biển đảo trên biển Hoa Đông. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gây tranh chấp lãnh thổ lâu dài giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc tuyên...