Nguy cơ cao, khi cho trẻ uống rượu, bia quá sớm
Hình ảnh trẻ con uống bia, rượu không quá hiếm gặp. Đối với nhiều người, hành động cho trẻ uống thử 1, 2 ngụm bia, rượu đơn thuần chỉ là trò đùa dai khi chúng mon men gần tới bàn nhậu của các bố, các ông…
Tuy vậy, thực tế không ít em bé đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí tử vong vì 1 vài ngụm bia, rượu do chính người thân cho uống.
Trong một số gia đình, khi bố uống bia rượu cũng hay cho con nhấm nháp thử một chút, khi thấy trẻ hào hứng uống, người lớn vỗ tay cổ vũ để trẻ uống tiếp. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ các ông bố cho rằng việc cho con nếm thử bia rượu là hành động chứng tỏ được “bản lĩnh đàn ông”. Họ không biết rằng hành động cho trẻ làm quen với rượu bia sớm, dù chỉ là một ngụm, cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thể chất của trẻ sau này.
Mới đây, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, trong bữa tiệc thôi nôi của cháu (tròn 1 tháng tuổi), ông nội đã mớm cho bé một ngụm rượu do sự thách đố của những người bạn. 30 phút sau cháu bé ngừng thở. Gia đình đưa bé đi cấp cứu nhưng bé đã qua đời. Nguyên nhân được kết luận do trẻ bị ngộ độc rượu.
Cũng tại Trung Quốc, một cậu bé ở Tứ Xuyên đã hôn mê và qua đời sau khi bị bạn của bố cho uống vài ly rượu trắng. Vụ việc xảy ra khi anh Wang đưa con trai tới nhà một người bạn họ Jia ở thành phố Phàn Chi Hoa (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) để ăn cơm. Jia còn mời thêm hai người khác nữa tới dùng bữa. Sau khi uống vài chén rượu trắng, anh Wang thấy hơi chếnh choáng nên vào phòng nằm nghỉ, để cậu con trai nhỏ ngồi cùng các bạn. Ban đầu, cậu bé chỉ uống trà. Nhưng sau khi nước trà hết, cậu bé với tay lấy cốc của bố, khi đó vẫn còn một ít rượu bên trong, để uống. Hai người khách của Jia muốn ngăn lại nhưng vị chủ nhà này tỏ ra thích thú và khuyến khích đứa bé uống hết chỗ rượu đó. Sau khi uống thêm vài ly với tổng khoảng 100 ml rượu, bé trai bắt đầu lịm dần và trông như thể đang nằm ngủ. Ba người đàn ông không thông báo với anh Wang những gì vừa xảy ra cho tới mấy tiếng sau, khi cậu bé không thể tỉnh dậy, tay chân nóng bừng. Mặc dù được đưa tới bệnh viện ngay sau đó nhưng các bác sĩ tuyên bố nạn nhân đã tử vong do thiếu oxy và chảy máu não, hậu quả của việc uống quá nhiều rượu.
Tại Việt Nam, trên thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ nguy kịch chỉ vì thử một vài ngụm bia rượu. Vào năm 2018, một bé trai 11 tuổi (quê Nghệ An) đã uống hết hơn 1 lít rượu, sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu. Theo người nhà chia sẻ, trong lúc mọi người đi vắng, cháu cùng với nhóm bạn rủ nhau uống rượu, vì bạn bè thách đố nên bệnh nhân đã uống nhiều đến thế. Sau khi uống rượu, bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kích thích vật vã, khó thở, nôn nhiều, sốt liên tục 39 độ, hôn mê. Bệnh nhân đã được điều trị ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không có tiến triển, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp tục cấp cứu, điều trị, bệnh nhân vẫn đang phải hồi sức tích cực và thở máy. Tại đó, các bác sĩ tiên lượng ca bệnh vẫn rất dè dặt, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, các cơ quan thần kinh não bị tổn thương nghiêm trọng. Sức khoẻ bệnh nhân chỉ dần dần hồi phục sau 2 tuần điều trị tích cực.
Theo các chuyên gia, hành động cho trẻ làm quen với rượu bia sớm, số lượng dù chỉ là một ngụm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thể chất của trẻ sau này. Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị bia rượu ảnh hưởng dẫn đến tê liệt. Ngay cả đối với những loại rượu có nồng độ thấp, rượu dễ dàng tích tụ trong cơ thể trẻ và gây ngộ độc. Nếu trẻ uống nhiều có thể dẫn đến hôn mê lâu. Càng uống nhiều tổn thương càng lớn, đặc biệt là não bộ.
Video đang HOT
Trong bia vẫn tồn tại một lượng cồn công nghiệp nhất định. Cồn là chất có thể gây kích thích thần kinh gây hại cho não của trẻ nhỏ. Cơ quan não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện không thể chịu đựng được những tác động xấu khi dung nạp rượu bia. Chất kích thích thần kinh sẽ tăng kích động ở trẻ, ảnh hưởng tâm sinh lý của của bé sau này
Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh-nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), vài hớp bia với người lớn có thể chưa ảnh hưởng gì nhiều, nhưng với trẻ nhỏ dù chỉ số lượng ít nhưng ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác của trẻ. Cho trẻ tiếp xúc với rượu bia sớm là sai lầm rất nguy hiểm cho đứa trẻ. Bản thân cồn, rượu là một chất gây nghiện. Khi bố mẹ cho uống bia rượu sớm sẽ tập nhiễm cho con những thói quen xấu này, trẻ khi lớn lên dễ nghiện bia rượu. Trẻ con uống 1 ngụm rượu, bia cũng bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Một ngụm bia nhỏ có thể không tác hại ngay nhưng khi nâng cấp lên số lượng uống nhiều trong ngày sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ.
PGS-TS Hoàng Cao Sạ cho biết: “Rượu bia không phải là đồ uống thông thường, đối với người lớn khi sử dụng không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Khi rượu ngấm vào máu sẽ dẫn đến rối loạn hành vi có thể dẫn đến ngộ độc. Còn với trẻ em, việc uống rượu bia là rất nguy hiểm vì cơ thể còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ, dễ dẫn đến những tổn thương nhất là đối với hệ thần kinh. Việc thường xuyên cho trẻ sử dụng rượu bia sẽ ảnh hưởng đến não bộ”.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, khi uống các chất kích thích như rượu bia sẽ ảnh hưởng đến gan, dạ dày, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Đặc biệt, sau khi uống rươu, bia các mao mạch sẽ giãn nở, sức tản nhiệt tăng lên, khiến trẻ dễ bị cảm và viêm phổi. Rượu, bia có thể làm quá trình phát dục của trẻ bị rối loạn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này đối với cả nam và nữ.
Cách đây khoảng 20 năm, bệnh nhân nghiện rượu ở Việt Nam thường ở độ tuổi 45-50. Tới hiện nay, độ tuổi nghiện rượu trung bình là 40, cá biệt có trường hợp 26 tuổi đã nghiện rượu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến độ tuổi “nghiện rượu” ngày càng trẻ hóa, do điều kiện kinh tế của đa số người dân đã dư dả hơn, thói quen tiệc tùng của một bộ phận giới trẻ, việc quảng bá bia, rượu không được kiểm soát chặt, cùng với đó, do các gia đình chưa chú ý đúng mức tới việc giúp trẻ tránh xa rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. Cho trẻ tiếp xúc với bia rượu sớm, cha mẹ đang vô tình hình thành cho con thói quen thích tụ tập, nhậu nhẹt. Khi trẻ đã quen với điều này, khả năng bé lớn lên dễ sa đà vào bia rượu sẽ cao hơn. Không những thế, nếu nhà có sẵn bia rượu mà không được kiểm soát chặt chẽ, để bé tự tiện lấy uống có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khôn lường.
Một nghiên cứu của Đại học Loyola Chicago vào năm 2018 cho thấy: Uống rượu ở trẻ vị thành niên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em trong tương lai. Theo nghiên cứu, các buổi uống rượu nặng trong thời niên thiếu có thể làm giảm sự phát triển của con cái, làm cho chúng ít hòa đồng hơn và thay đổi sự phát triển của chúng trong tuổi dậy thì. Điều này đúng với cả người làm cha và mẹ, tác động đến cả bé trai và bé gái. Trong thí nghiệm được thực hiện, những con chuột đã bị phơi nhiễm với mức độ tương đương dạng uống rượu được thấy ở thiếu niên. Khi chúng được giao phối sau đó, có một số hậu quả cho con cái của loài vật này. Chúng bao gồm các vấn đề: trọng lượng cơ thể nhỏ hơn, ít hành vi hoạt động hơn và giảm testosterone tuần hoàn. Bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì và huyết áp cao đều liên quan đến sự thiếu hụt trong hormone. Nữ giáo sư cao cấp Toni Pak thuộc Đại học Loyola Chicago thông tin rằng những phát hiện này được công bố trên Tạp chí Nội tiết có ý nghĩa đối với sức khỏe con người. Bà cho biết: “Nghiên cứu trên động vật cho thấy uống rượu với số lượng lớn trong thời gian trước khi mang thai có thể ảnh hưởng đến con cái trong tương lai. Quan trọng hơn, điều này là đúng đối với hành vi uống rượu ở cả cha lẫn mẹ, không chỉ là người mẹ. Rượu gây ảnh hưởng đến tinh trùng và trứng, tạo ra những thay đổi ở con cái”.
Say rượu khi còn thiếu niên có thể gây tổn thương lâu dài cho não bộ vào tuổi trưởng thành. Điều này là do uống quá nhiều rượu khi trẻ có thể làm hỏng não và gây ra những thay đổi vĩnh viễn đối với DNA. Điều này có thể đưa thanh thiếu niên tới nguy cơ rối loạn lo âu và nghiện rượu, những vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con cái họ ở thế hệ đầu tiên.
Đức Trân
Theo daidoanket
Bé 1 tháng tuổi tử vong vì ông nội mớm rượu ngày đầy tháng
Trong ngày đầy tháng, ông nội đã mớm 1 hớp rượu nhỏ cho cháu, chỉ 30 phút sau cậu bé đã ngừng thở.
Câu chuyện buồn này đến từ gia đình giấu tên tại Bắc Kinh hôm 12/7. Họ tổ chức đầy tháng cho cậu con trai mới sinh nên mời bạn bè và bà con tới chung vui. Đây là một sự kiện mang tính truyền thống của người Châu Á, nhằm cầu chúc điều tốt lành đến với em bé cũng như chúc mừng gia đình chào đón thành viên mới.
Ông nội vừa bế cháu vừa đi chúc rượu bà con. Mọi việc bắt đầu trở nên bất thường khi một người bà con nói đùa rằng "Cháu không uống ông sao được uống?".
Để giữ thể diện cho ông, đứa bé dù chỉ mới 1 tháng tuổi đã được người lớn cho thử một chút rượu. Biết được chuyện này, mẹ em bé đã rất giận dữ và hoảng hốt, nhận lại con từ ông nội. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau bé trai đã ngừng thở.
Bé trai ngừng thở vì ngụm rượu nhỏ của ông nội
Bé được đưa tới bệnh viện nhưng các bác sĩ cho biết không thể làm gì để cứu sống em. Các bác sĩ sau đó phát hiện nguyên nhân tử vong của em bé đến từ ngộ độc rượu.
"Em bé không thể uống rượu, làm thế nào ông có thể đối xử với cuộc sống của một đứa trẻ chỉ vì một lời trêu đùa?", vị bác sĩ thắc mắc.
Người mẹ của bé trai vô cùng đau khổ, vì cô từng hiếm muộn 3 năm mới có được đứa trẻ này. Người nhà cho hay, cô từng bị nhà chồng đối xử tệ bạc do 3 năm sau kết hôn vẫn không sinh con. Mọi việc mới chỉ tiến triển tốt hơn gần đây khi cô mang thai rồi sinh ra đứa bé.
Trẻ mới sinh không thể uống rượu
Theo báo cáo của bác sĩ Taylor McCormick (Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế Quận Los Angeles & Đại học Nam California), trẻ sơ sinh hấp thu và chuyển hóa chất có cồn nhanh hơn người lớn, thậm chí chỉ trong vòng dưới 30 phút sẽ có nguy cơ tử vong.
Các triệu chứng ngộ độc rượu ở trẻ có thể bao gồm khó thở, giảm hoạt động và co giật. Một số nghiên cứu cũng tìm thấy nguy cơ chất cồn làm lượng đường trong máu giảm tới mức báo động.
Người mẹ khi vừa uống rượu cũng không nên cho con bú, bởi lượng cồn trong máu và sữa mẹ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ sơ sinh.
An An (Dịch theo Asianone)
Theo vietnamnet
Con biếng ăn, mẹ trẻ vẫn bình tĩnh dọn đồ ra 2 tiếng/lần và bài học kinh nghiệm "mẹ khỏe, con vui" Mặc dù bé biếng ăn nhưng chị Quỳnh vẫn kiên nhẫn không thúc ép, không đe dọa. Chỉ kiên nhẫn bày ra, lại dọn vào cho tới khi con đói và tự ăn thì thôi. Biếng ăn có lẽ là vấn đề mà nhiều ông bố bà mẹ gặp phải khi nuôi con nhỏ. Không ít người còn cảm thấy stress mỗi khi...