Nguy cơ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch quân sự ở Syria
Chiến dịch quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến mối quan hệ của nước này với Mỹ căng thẳng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Ảnh: Al-monitor.com
Theo tờ Bưu điện Jerrusalem ngày 29/5, Mỹ đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về khả năng tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria, khi các chuyên gia cảnh báo rằng động thái mới này có thể là phép thử cho mối quan hệ giữa Ankara và Washington .
Trong một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Washington đã liên hệ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan tuyên bố hồi đầu tuần rằng Ankara sẽ có hành động ở phía Đông Bắc Syria nhằm tạo ra một “khu vực an toàn” dọc theo biên giới giữa hai nước.
Trước đó, người phát ngôn trên cảnh báo rằng “Mỹ lên án bất kỳ hành động leo thang nào và một cuộc tấn công mới sẽ làm suy yếu sự ổn định trong khu vực”.
Hôm 23/5, ông Erdoğan nói rằng Ankara sẽ tiếp tục có các hành động mới liên quan đến “những khu vực chưa hoàn thiện của dự án mà Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu trên vùng an toàn sâu 30 km được thiết lập dọc theo biên giới phía Nam”.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành ba cuộc tấn công ở Syria nhằm vào các khu vực của lực lượng người Kurd và cho phép những người tị nạn Syria trở về đất nước.
Ankara lập luận rằng lực lượng người Kurd ở Đông Bắc Syria, được gọi là Lực lược phòng vệ nhân dân người Kurd (YPG) có thể tấn công Thổ Nhĩ Kỳ hoặc chuyển giao vũ khí cho Đảng Công nhân người Kurd (PKK), tổ chức đã phát động cuộc nổi dậy kéo dài hàng thập kỷ ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, việc tạo ra một khu vực an toàn ở miền Bắc Syria sẽ cho phép những người tị nạn trở về quê hương. Hiện có khoảng 3,7 triệu người tị nạn Syria sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã tạo ra áp lực trong nước đối với ông Erdoğan và căng thẳng gần đây đã leo thang giữa người tị nạn và người dân địa phương trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm tới.
Oytun Orhan, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở tại Ankara, nhận định có khả năng Mỹ sẽ áp dụng các hình phạt tài chính đối với Thổ Nhĩ Kỳ vì một chiến dịch quân sự mới.
Ông Orhan nói: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một hoạt động như vậy, điều này sẽ khiến phía Mỹ tức giận và một lần nữa sẽ dấy lên các cuộc thảo luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ có nên bị trừng phạt hay không. Kết quả như vậy sẽ đặc biệt gây tổn hại cho nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang trải qua sự gia tăng lớn về lạm phát và đồng tiền suy yếu”.
Trong khi quan hệ giữa Ankara và Washington đã xấu đi trong vài năm qua, một phần do Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần Nga hơn, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến mối quan hệ ấm lên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ các lợi ích của NATO, chẳng hạn như bằng cách giúp hạn chế khả năng tiếp cận của hải quân Nga với Biển Đen.
Tuy nhiên, việc Ankara tiến hành chiến dịch nhằm vào các lực lượng liên minh với Mỹ ở Syria có thể đe dọa mối quan hệ hợp tác đó. Berk Esen, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức nhận xét: “Điều đó chắc chắn sẽ làm căng thẳng quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ và chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.
Quốc gia thành viên NATO thông báo mở chiến dịch quân sự mới tại Bắc Syria
Ngày 24/5, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này sẽ mở chiến dịch quân sự mới ở miền Bắc Syria nhằm đảm bảo một "Vùng an toàn" rộng 30 km dọc theo toàn tuyến biên giới giáp với Syria.
Hãng tin AP dẫn lời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ sớm mở một chiến dịch quân sự mới ở khu vực miền Bắc Syria.
Dù ông Recep Erdogan không nêu rõ thời điểm hay cung cấp thông tin liên quan, song chiến dịch quân sự này có lẽ là nhằm vào các vùng lãnh thổ đang nằm dưới sự kiểm soát của nhóm tay súng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp nội các, Tổng thống Recep Erdogan nói: "Chúng tôi sẽ sớm triển khai những bước đi mới liên quan tới các chiến dịch dở dang mà Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động nhằm thiết lập một vùng an toàn rộng 30km dọc đường biên giới phía Nam của chúng tôi... Mục tiêu chính của chiến dịch này sẽ là những khu vực đóng vai trò trung tâm trong các vụ tấn công nhắm vào các vùng an toàn và đất nước chúng tôi".
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm chiến dịch sẽ được phát động một khi quân đội, các lực lượng tình báo, an ninh nước này hoàn tất công tác chuẩn bị.
Kể từ khi phát động "Chiến dịch Lá chắn Euphrates" năm 2016 tới nay, Ankara đã ba lần đưa quân thâm nhập vào Syria. Chiến dịch gần đây nhất, mang tên Chiến dịch Mùa Xuân Hòa bình, đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu các đòn trừng phạt của Mỹ và sự lên án của nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel Macron.
Thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát một phần các thành phố Aleppo, Raqqa và Hasakah của Syria. Tháng trước, Ankara cũng đã đưa quân vào Iraq để truy quét các tay súng người Kurd ở các khu vực miền Bắc nước này như Metina, Zap và Avasin-Basyan. Chính phủ Iraq đã lên án chiến dịch là hành động vi phạm chủ quyền của Iraq.
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc lực lượng dân quân người Kurd YPG ở Syria có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Từ năm 2015, Mỹ đã sử dụng YPG làm cơ sở cho cái gọi là Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), một nhóm dân quân ủy nhiệm được Washington vũ trang và hỗ trợ để đương đầu với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Được hậu thuẫn của khoảng 2.000 lính Mỹ, lực lượng SDF đang kiểm soát khu vực phía Đông Bắc của Syria, bao gồm hầu hết các giếng dầu và đất canh tác.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mới đây cũng lên tiếng phản đối việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO, với lý do chính phủ hai nước Bắc Âu này đã cấp tị nạn chính trị cho một số nhà hoạt động người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Ngày 18/5, Thụy Điển và Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO. Dù nhận được sự ủng hộ của hầu hết các nước NATO nhưng kế hoạch này vẫn đang vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bài phát biểu trước các nghị sỹ thuộc Đảng Công lý và Phát triển cầm quyền ngày 18/5, Tổng thống Tayyip Erdogan bày tỏ mong muốn các đồng minh NATO hiểu, tôn trọng những quan ngại của Ankara về hai nước trên.
Ngoài ra, Tổng thống Erdogan cũng cho biết các đại diện Thụy Điển và Phần Lan đã đề nghị đến Ankara vào tuần tới nhưng ông cho rằng điều này không cần thiết. Cùng ngày, báo Sabah dẫn các nguồn thạo tin cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch đưa ra tuyên bố dự thảo 10 điều kiện, mà Phần Lan và Thụy Điển cần phải đáp ứng nếu muốn Ankara ủng hộ hai nước này gia nhập NATO. Ankara nhấn mạnh tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển chỉ có thể tiến triển nếu Helsinki và Stockholm triển khai các bước đi cụ thể nhằm giải quyết những quan ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây Nỗ lực của các thành viên NATO nhằm gây áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ theo truyền thống đã gây ra phản ứng ngược. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, năm 2019. Ảnh: NYT Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip...