Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng: Đây là những điều cha mẹ cần biết để phòng trị bệnh cho trẻ
Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch bệnh này lại đang diễn biến phức tạp, vì vậy các bậc phụ phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng trị bệnh cho các con.
Theo Cục y tế dự phòng, qua hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
Còn theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, Bệnh viện này đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc bệnh tay chân miệng. Nếu tính trong 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, trong các tuần gần đây, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc gia tăng là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh, dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian đến, do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh chuẩn bị tập trung vào năm học mới.
1. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp nhất ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.
Giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sớm như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn,… Những triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày. Sau đó bệnh sang chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Ở giai đoạn toàn phát, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ rất đau khi ăn, uống, thường trẻ sẽ quấy khóc khi bị bệnh. a
Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Các nốt đỏ xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân của trẻ (Ảnh Internet)
2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng là virus đường ruột với 2 loại thường gặp là Enterovirus 71 (thường gọi là EV71) và Coxsackie A16. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 3 tuổi. Biểu hiện bệnh nằm chủ yếu ở vùng tay, chân và miệng nên được gọi là bệnh tay chân miệng.
Video đang HOT
3. Bệnh tay chân miệng lây như thế nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh là nguồn lây nhiễm chính của bệnh tay chân miệng.
Bệnh lây lan nhanh trong trường hợp trẻ hắt hơi, chảy mũi, ngậm mút đồ chơi chung với nhau. Bên cạnh đó, khi bị phát tán ra ngoài, virus vẫn có thể tồn tại khá lâu trong môi trường nhiệt độ phòng, bám lên đồ vật, đồ chơi, sàn nhà, quần áo. Nếu một trẻ khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường này, vô tình cầm, nắm vào vật dụng bị nhiễm virus, sau đó cho tay lên miệng, trẻ cũng có khả năng bị nhiễm bệnh.
4. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để phòng bệnh tay chân miệng, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sạch sẽ cho bé.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy vào các thời điểm quan trọng như: trước khi nấu ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi làm vệ sinh cho trẻ,…
Chú ý vệ sinh nhà cửa, khu vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng mát.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng trẻ tiếp xúc hằng ngày như: đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế,… bằng xà phòng.
Ngoài ta, trong mùa bệnh cũng cần tránh các hoạt động tiếp xúc gần như ôm, hôn trẻ, hạn chế cho trẻ dùng đồ chơi chung. Đây cũng là một cách hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng.
Rửa tay sạch bằng xà phòng dưới vòi nước chảy (Ảnh Internet)
5. Cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, hiện nay chưa thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng. Có thể giảm nhẹ triệu chứng của trẻ bằng cách:
- Sử dụng thuốc hạ nhiệt: trong trường hợp trẻ bị sốt cao dùng paracetamol đúng liều lượng để hạ sốt hoặc thuốc khác theo đơn bác sĩ kê. Cần cho trẻ uống nhiều nước hơn khi trẻ bị sốt.
- Bổ sung vitamin: tăng cường cho trẻ uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây.
- Cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm mịn, lỏng như: cháo, súp, sữa chua, phô mai,… để giúp bé không bị đau miệng. Sau khi ăn cần xúc miệng cho trẻ bằng nước muối.
- Giữ gìn vệ sinh: Mỗi ngày cha mẹ hoặc người chăm sóc cần tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước sạch hoặc nước trà xanh. Tuy nhiên, phải tắm nhẹ nhàng hạn chế làm vỡ các bóng nước để tránh nhiễm khuẩn.
Đa số trẻ sẽ phục hồi và tự khỏi bệnh trong khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp, đồng thời theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh nặng lên, kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.
Chuyên gia chỉ cách phòng bệnh tay chân miệng đơn giản, hiệu quả
Để phòng bệnh tay chân miệng, việc đầu tiên cần làm là giữ sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa. Dậy cho trẻ cách rửa tay đúng cách, thậm chí là rửa cả đồ chơi cho trẻ...
Hình ảnh phân biệt trẻ mắc tay chân miệng khác với sốt xuất huyết
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.
So với cùng kỳ năm 2019, số ca mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%, tuy vậy một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Ghi nhận tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, Trung tâm này đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6,7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cũng ghi nhận khoảng 330 ca tay chân miệng, xuất hiện rải rác tại nhiều quận, huyện và không tập trung thành ổ dịch. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh thường gặp và dễ lây lan, bùng phát thành dịch. Nếu phát hiện trễ và không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm màng não.
Tay chân miệng do nhóm virus đường ruột gây ra, (2 chủng virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71), dễ phát triển thành dịch và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn tới các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp...
Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết như nước bọt, nước mũi hoặc chất thải (phân) của người bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh mà chủ yếu là điều trị các triệu chứng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, biểu hiện của bé bị bệnh tay chân miệng thường là sốt nhẹ một vài ngày, sau đó bắt đầu nổi nốt phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân và vết phát ban có bọng nước. Da bé có thể gồ lên theo từng vết ban. Miệng sẽ xuất hiện vết loét, khác với nhiệt miệng là có vết loét nhỏ, đơn lẻ thì trong trường hợp này, bệnh sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang lổ do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.
Khi bị tay chân miệng, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý, ngoài việc nghỉ ngơi, cách ly ít nhất 10 ngày, trẻ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng; vitamin A để tăng cường hệ miễn dịch; thực phẩm giàu kẽm để bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ nhanh hồi phục.
Nhiều trẻ loét trong miệng nên bị đau và kém ăn, chính vì vậy bố mẹ hãy nấu những thức ăn dạng lỏng, không nên nấu mặn quá, cho trẻ uống thêm sữa.
Đặc biệt, nếu trẻ bị sốt, cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ chứ không được tự ý lạm dụng truyền nước hay truyền dịch sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Đáng lưu ý, nếu trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ cũng tuyệt đối không cho trẻ đi học nhằm tránh lây bệnh cho các trẻ khác khi tiếp xúc với con em của mình. Phải cho trẻ ở nhà để theo dõi và phát hiện kịp thời khi biến chứng xảy ra.
Để phòng bệnh tay chân miệng, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, việc đầu tiên cần làm là giữ sạch môi trường xung quanh như đồ chơi, nhà cửa. Việc rửa tay cho trẻ cũng quan trọng, chúng ta phải dậy cho trẻ cách rửa tay đúng cách; thậm chí là rửa cả đồ chơi cho trẻ.
Bố mẹ nên vệ sinh cá nhân trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Hạn chế lau khăn chung, ăn chung vì nó làm bệnh lây lan nhanh.
Tránh cho con em mình tiếp xúc với những trẻ có biểu hiện mắc bệnh tay chân miệng. Cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho bé để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và miễn dịch. Đồng thời, theo dõi phát hiện sớm để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly và điều trị, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y ế) đã yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền các cấp, huy động các Ban, ngành, tổ chức, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
6 bước rửa tay đúng cách phòng bệnh tay chân miệng
Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
- Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia, chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay.
- Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
- Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Việt Nam đang điều trị bệnh nhân mắc virus corona như thế nào? Trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp do virus corona, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh này. Hiện tại, việc điều trị cho bệnh nhân mắc virus corona dựa trên tình trạng bệnh. Ảnh minh họa: Internet Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm phổi cấp do virus corona, đây là thông tin...