Ngưỡng mộ tài năng của cáo tuyết Bắc cực đáng yêu
Không chỉ xinh đẹp, loài cáo tuyết Bắc cực còn khiến nhiều loài động vật khác ngưỡng mộ với khả năng “làm vườn” cực đỉnh của mình.
Theo Brian Person, một nhà sinh học chuyên về động vật hoang dã thuộc North Slope Borough ở Barrow, Alaska, loài cáo tuyết Bắc cực không chỉ vô cùng dễ thương mà còn là những tay làm vườn cừ khôi.
Bằng cách đào hang để sinh sống, để bảo vệ gia đình, con cái, che giấu thức ăn khỏi bị đóng băng bởi giá lạnh, khỏi bị các động vật ăn thịt nhòm nhó, loài cáo tuyết đáng yêu này về cơ bản đã làm tơi đất và bón phân đều đặn cho khu đất mình sinh sống.
Vậy làm cách nào chúng “làm vườn” được? Trong thực tế, cáo tuyết Bắc cực một lứa để từ 5 đến 8 con cáo con, tuy nhiên cá biệt có những con cáo mẹ đẻ một lứa từ 16 đến 25 cáo con. Cáo con sẽ được cáo bố và mẹ chăm sóc chu đáo.
Bởi số lượng thành viên trong gia đình luôn luôn đông đúc nên loài cáo tuyết Bắc cực đã “gửi” một lượng lớn các chất dinh dưỡng vào đất xung nơi chúng sinh sống. Chất dinh dưỡng đó là sự tổng hợp các loại chất thải của cả gia đình cáo tuyết như nước tiểu, phân và những xác con mồi, thức ăn thừa.
Video đang HOT
Kết quả? Những hạt giống hoa dại, hạt giống thực vật hoang dã trong đất hấp thu chất dinh dưỡng của loài cáo tuyết và nhanh chóng vươn mẩm, trổ rễ, không lâu sau sẽ trở thành thảm thực vật tươi tốt xung quanh hang ổ của loài cáo này, điểm xuyết màu sắc cho cảnh quan vùng cực Bắc vốn dĩ chỉ có màu xám trắng.
Những thảm thực vật nho nhỏ do gia tộc cáo tuyết có mặt khắp Bắc cực, khiến cảnh quan nơi đây trở nên tươi mới, có sức sống hơn.
Không chỉ làm cho Bắc cực đẹp hơn, cáo tuyết cũng thúc đẩy môi trường trong sạch bằng cách tạo ra sự đa dạng thực vật lớn hơn, từ đó động vật ăn cỏ có thể được hưởng lợi trong một thời gian ngắn vào mùa hè.
Chính bởi vì những lợi ích của mình, cáo tuyết Bắc cực còn được gọi là những kỹ sư hệ sinh thái siêu đáng yêu trong vương quốc động vật.
Cáo Bắc cực, tên khoa học là Vulpes lagopus, còn có tên cáo trắng hay cáo tuyết, là một loài cáo nhỏ có nguồn gốc từ vùng Bắc cực ở Bắc bán cầu và thường sống tại quần xã ở đài nguyên Bắc cực.
Loài cáo này thích nghi tốt với môi trường lạnh. Chúng sở hữu bộ lông dày có màu nâu vào mùa hạ và chuyển sang màu trắng vào mùa đông. Cáo tuyết Bắc cực không ngủ đông và hoạt động quanh năm.
Cáo tuyết Bắc cực nhìn chung sẽ ăn thịt bất kỳ động vật nhỏ mà chúng tìm thấy, bao gồm chuột lemming, chuột đồng, gặm nhấm khác, thỏ đồng, chim, trứng chim và cả xác thối. Khi thức ăn dư thừa, cáo sẽ chôn vùi phần dư để dự trữ.
Cận cảnh một thảm thực vật xanh tốt mọc trên hang ổ của những kỹ sư hệ sinh thái, cáo tuyết Bắc cực.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Khám phá 5 loài động vật tuyệt đẹp chỉ có ở Bắc Cực
Cá voi trắng, gấu trắng hay kỳ lân biển là những loài động vật bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ở nơi nào khác ngoài Bắc Cực.
Cá voi trắng
Cá voi trắng là loài động vật hiếm nhất hành tinh, thường dài từ 4m - 6m và nặng tới 1,3 tấn. Chúng thường tạo ra những tiếng sáo và phát ra những tiếng kêu để giao tiếp với nhau. Cá voi trắng thường sống theo đàn ở vùng biển Bắc Cực và cận Bắc Cực.
Cú tuyết
Cú tuyết.
Cú tuyết thuộc dòng họ nhà cú, sống chủ yếu ở vùng Bắc Cực và có khả năng chịu được nhiệt độ xuống thấp dưới -50 độ. Cú tuyết cao khoảng 45cm và sải cánh có thể lên đến 1,5m. Loài cú này có đôi mắt vô cùng tinh tường. Chúng có thể phát hiện thấy con vật nhỏ bé kể cả khi trốn dưới lớp cỏ dày.
Kỳ lân biển
Kỳ lân biển hay cá voi có ngà, sống quanh năm ở vùng Bắc Cực. Điểm đặc trưng của những con kỳ lân biển đực là ngà dài, thẳng và có rãnh xoắn. Chúng sử dụng chiếc ngà này để chiến đấu với kẻ thù hoặc gây ấn tượng với kỳ lân cái trong mùa giao phối. Kỳ lân biển sống theo đàn gồm khoảng 20 cá thể.
Gấu trắng dường như đã trở thành biểu tượng khi nhắc đến Bắc Cực. Chúng có lớp lông dày giúp chúng tồn tại được trong điều kiện thời tiết vô cùng lạnh giá. Gấu trắng là những kẻ đi săn xuất sắc ở Bắc Cực, thức ăn của chúng chủ yếu là hải cẩu và cá.
Cáo tuyết
Cáo tuyết có bộ lông dày màu trắng, giúp dễ dàng hấp thu và giữ nhiệt để sinh tồn trong cái lạnh khắc nghiệt ở Bắc Cực. Tuy nhiên, khi bước vào mùa hè, bộ lông trắng của chúng được thay thế bằng bộ lông màu xám. Điều này giúp cáo tuyết có thể ngụy trang với điều kiện môi trường xung quanh để săn các con mồi như thỏ rừng, chim...
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Nữ sinh phát hiện xác chuột đóng băng 41.000 năm tuổi "Cụ" chuột này được xác định là lớn tuổi nhất trong họ chuột lemming (thuộc bộ Gặm nhấm) trên thế giới, được tìm thấy ở Siberia bởi một nữ sinh. Cô bé Angelina Sadovnikova khi ấy mới chỉ mới 11 tuổi. Một ngày, khi đang đi bộ cùng mẹ, Angelina Sadovnikova tình cờ phát hiện ra xác chú chuột này đang đóng băng...