Nguồn tin cung cấp ‘Hồ sơ Panama’ khẳng định sẽ hợp tác điều tra
Nguồn tin tiết lộ “ Hồ sơ Panama” ngày 6.5 khẳng định mình không phải là gián điệp, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hợp tác điều tra các nghi án trốn thuế nếu được đảm bảo không bị truy tố.
Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama City, thủ đô PanamaReuters
Vào ngày 4.4, truyền thông thế giới đua nhau tung ra những thông tin chấn động thu được từ hơn 11,5 triệu tài liệu được gọi là “Hồ sơ Panama”, theo Reuters. Số tài liệu này bao gồm thông tin hoạt động chi tiết đến từng ngày của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Trong bản tuyên bố dài 1.800 chữ đăng trên tờ Sueddeutsche Zeitung (một trong số những tờ báo nổi tiếng của Đức) ngày 7.5, nguồn tin tuồn hồ sơ Panama cho tờ báo này tự nhận mình tên là “John Doe”.
Video đang HOT
John Doe cho biết động cơ tiết lộ hồ sơ Panama là do cảm thấy bất công, đồng thời ca ngợi những người rò rỉ tài liệu mật, chẳng hạn như Edward Snowden. Ông Snowden, đang tị nạn ở Nga, đã tuồn hồ sơ mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho truyền thông, phơi bày chương trình nghe lén bí mật quy mô lớn của Mỹ.
Cựu nhân viên NSA Edward Snowden làm chấn động dư luận thế giới sau khi đã tuồn hồ sơ mật của NSA cho truyền thông hé lộ chương trình nghe lén bí mật quy mô lớn của Mỹ Reuters
“Nhờ công hé lộ tài liệu mật của NSA, Snowden đáng được chào đón như một người hùng, được trao giải thưởng, chứ không phải bị trục xuất”, John Doe viết trên Sueddeutsche Zeitung.
John Doe khẳng định mình không phải là gián điệp và sẵn sàng hợp tác điều tra các nghi án trốn thuế nếu được đảm bảo miễn trừ truy tố.
“Những người tố giác, dù là trong cuộc hay ngoài cuộc, đã phơi bày những hành động sai trái thì đáng được bảo vệ hơn là bị chính phủ trừng phạt”, John Doe viết.
Sueddeutsche Zeitung mất hơn một năm cùng những hãng tin khác và Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra ( ICIJ) phân tích hồ sơ Panama trước khi công bố.
Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas hồi tháng 4.2016 đã kêu gọi giới truyền thông bàn giao “Hồ sơ Panama” gốc để hỗ trợ nhà chức trách điều tra các nghi án trốn thuế.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Công ty luật Panama bị khám xét lần hai
Nhà chức trách Panama hôm qua khám xét địa chỉ có liên hệ với công ty luật Mossack Fonseca, nơi Hồ sơ Panama bị rò rỉ, và thu giữ nhiều giấy tờ đã bị cắt vụn.
Cảnh sát đứng phía ngoài cơ sở lưu trữ bị khám xét của Mossack Fonseca ở thủ đô Panama City, Panama, ngày 22/4. Ảnh: Reuters.
Các công tố viên chuyên về tội phạm có tổ chức "tiến hành khám xét một cơ sở lưu trữ thuộc công ty Mossack Fonseca", tờ La Prensa đưa tin, đăng cùng hình ảnh những tài liệu đang được chuyển lên một phương tiện.
Sau đợt khám xét, Mossack Fonseca thông báo công ty "sẵn sàng hợp tác với quá trình điều tra đang diễn ra" và tài liệu trong khu lưu trữ là "thông tin" mà công tố viên đã có trong đợt khám xét trước đó. Công ty nhấn mạnh các tài liệu trên đã bị cắt vụn và chờ được tái chế.
Đây là lần khám xét thứ hai nhằm vào Mossack Fonseca. Ngày 12/4, cảnh sát đột kích trụ sở Mossack Fonseca ở thủ đô Panama City và tiến hành khám xét trong suốt 27 giờ. Nhà chức trách sau đó cho biết họ không phát hiện được bằng chứng nào để củng cố các cáo buộc và công ty luật này lưu trữ hồ sơ trên hơn 100 máy chủ đặt tại nhiều địa điểm khác nhau.
Mossack Fonseca ngày 3/4 bị rò rỉ khoảng 11,5 triệu tài liệu, gọi là Hồ sơ Panama, hé lộ mạng lưới công ty "ma" khổng lồ trên thế giới, nghi giúp người giàu né thuế hoặc rửa tiền.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria đã phải từ chức sau khi tên hai ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế. Nhiều người giàu ở Australia, Pháp, Ấn Độ, Mexico, Peru, Tây Ban Nha và các quốc gia khác cũng bị điều tra do nghi ngờ trốn thuế.
Mossack Fonseca nhấn mạnh họ không làm gì phi pháp, khẳng định các máy chủ bị tấn công từ nước ngoài và công ty là nạn nhân của tin tặc. Panama cam kết sẽ áp dụng tiêu chuẩn thế giới về chia sẻ thông tin thuế, động thái có thể ảnh hưởng đến hoạt động làm ăn của Mossack Fonseca.
Như Tâm
Theo VNE
Cảnh sát đột kích trụ sở công ty luật Panama Cảnh sát hôm qua đột kích trụ sở Mossack Fonseca, công ty luật Panama để rò rỉ khoảng 11,5 triệu tài liệu liên quan đến trốn thuế hồi đầu tháng. Biểu tượng công ty luật Mossack Fonseca. Ảnh: Reuters. Cảnh sát đột kích Mossack Fonseca "mà không gặp sự cố hay bị cản trở",AFP dẫn thông báo của các công tố viên Panama...