Nguồn tiền mới của IS: Xuất bông vải sang Thổ Nhĩ Kỳ
Nhóm khủng bố IS có vẻ như đã tìm được một nguồn cung cấp tiền mới: xuất khẩu bông sợi Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ, và điểm cuối là những dây chuyền sản xuất quần áo liên hoàn tại châu Âu, theo một tờ báo Thụy Sĩ.
Những cánh đồng bông vải ở Syria giờ nằm chủ yếu trong tay IS (Ảnh minh họa)
Báo Thụy Sỹ Tribune de Geneve gần đây cung cấp bằng chứng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới đường dây buôn bán bông vải với IS.
Theo báo này, ngoài hưởng lợi từ dầu mỏ lậu tuồn từ Syria sang như cáo buộc của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thu được lợi nhuận lớn với những sản phẩm như bông vải từ Syria.
Bông vải được coi là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở Syria. Tuy nhiên, hầu hết các vùng đất phì nhiêu trồng loại cây này đã rơi vào tay IS. Tờ báo cho biết bông vải được vận chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ tới một số doanh nghiệp và “kết thúc ở những dây chuyền sản xuất quần áo liên hoàn tại châu Âu”.
Nguồn thu từ dầu mỏ đem lại cho IS mỗi ngày 2 triệu USD
Video đang HOT
Các doanh nghiệp khẳng định “rất khó xác định được nguồn gốc nguyên liệu bông vải mà họ nhập. Hóa ra những kiện vải chúng tôi mua lại thành tiền rơi vào tay bọn khủng bố mua vũ khí sát hại dân lành. Mặc dù các nhà sản xuất đã cam kết nhưng rất khó xác định được địa điểm và các thương lái buôn vải có xuất xứ chính xác ở đâu”.
Các nhà sản xuất quần áo chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm còn xuất xứ của bông vải chỉ là thứ yếu. Nguồn thu từ xuất khẩu bông vải mang lại một nguồn lợi nhuận nữa cho IS, bên cạnh khoản thu 2 triệu USD mỗi ngày từ dầu mỏ.
Ngoài khoản thu khủng từ dầu mỏ lậu, IS còn vươn “vòi bạch tuộc” để hút tiền từ rất nhiều địa điểm màu mỡ khác. Theo thông tin của tờ Bưu điện Washington, IS nhận được 40 triệu USD trong thời gian từ 2013-2014 từ các thương nhân, gia đình giàu có ở Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait và UAE.
IS cũng thu được một khoản tiền lớn từ thuế khóa và tiền chuộc. Theo một số đánh giá, IS bắt các cửa hàng ở khu vực mà chúng kiểm soát trả thuế 2 USD mỗi tháng. Số liệu của Thomson Reuters ước tính riêng tiền thuế đã mang lại cho IS mỗi năm 360 triệu USD.
Cuối cùng là nguồn thu từ buôn bán thuốc phiện Captagon (một hợp chất có tên gọi khác là amphetamine) có tác dụng kích thích, tăng tỉnh táo và tập trung. Quan chức Li-băng tháng 10.2015 thông báo bắt giữ số thuốc Captagon trái phép trị giá 200 triệu USD.
Theo_Dân việt
Thủ tướng Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ trung chuyển dầu IS
Trong lúc tình hình căng thẳng leo thang khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm trái phép lãnh thổ Iraq, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã cáo buộc nước láng giềng là nơi trung chuyển phần lớn lượng dầu lậu từ IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Abadi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn các hoạt động vận chuyển dầu lậu từ vùng lãnh thổ Syria-Iraq do IS đang kiểm soát. Ông Abadi cũng kêu gọi các nỗ lực quốc tế giúp Iraq chống lại IS.
"Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia láng giềng của Iraq, đáng lí ra Thổ Nhĩ Kỳ phải hòa nhã thân thiện và đảm bảo không có bất kì tên khủng bố nào tràn sang Iraq. Chúng tôi cần thêm các biện pháp mạnh tay hơn nữa khi ngày đêm vẫn xuất hiện những tên khủng bố lẻn vào Syria và Iraq từ chính Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, việc buôn bán dầu lậu của IS từ Syria và Iraq cũng cần phải được chặn đứng", ông Abadi nói.
Ông Abadi yêu cầu Ankara rút quân khỏi lãnh thổ Iraq trong vòng 48 giờ nếu không nước này sẽ kiến nghị lên Hội đồng Bảo an
Thủ tướng Iraq cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn nhận thức được vấn đề khi họ hứa sẽ giải quyết chiểu theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo An đưa ra tháng trước thúc giục mọi quốc gia chung tay tiêu diệt IS.
Theo đánh giá mới nhất 43% lượng ngân sách của IS đến từ dầu mỏ lậu. Bộ Ngoại giao Nga với các tin tức tình báo thu được khi tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria đã khẳng định hầu hết việc buôn bán dầu lậu diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ đề Thổ Nhĩ Kỳ đầu cơ trục lợi từ dầu lậu đã nóng hơn bao giờ hết khi chiếc máy bay Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24.11 gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "đâm sau lưng" bởi những kẻ "ủng hộ khủng bố" và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dính líu tới buôn bán dầu lậu với IS. Sau khi vụ việc xảy ra, Nga đã thực hiện một số lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào chính quyền Ankara và triển khai hệ thống phòng không tới Syria.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục các hoạt động đơn độc ở khu vực. Hôm thứ Năm vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động hơn 100 binh sĩ trang bị pháo và xe tăng tiến vào Iraq, sát thành phố Mosul đang bị IS kiểm soát.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ
Baghdad gọi đây là hành động xâm lược lãnh thổ Iraq trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đội quân này chỉ là một phần của chiến dịch quốc tế huấn luyện và đào tạo quân đội Iraq chống lại IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức, ông Abadi một lần nữa tuyên bố việc đưa quân trái phép của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Iraq là "không chấp nhận được" và nó xảy ra mà "không được sự cho phép từ chính quyền Iraq".
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Baghdad tuyên bố Ankara có 48 giờ để rút quân khỏi lãnh thổ Iraq.
"Trong trường hợp chúng tôi không nhận được dấu hiệu nào tích cực từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ thực thi quyền hợp pháp của mình đệ đơn lên Hội đồng Bảo An yêu cầu chấm dứt hành vi ngang ngược xâm phạm lãnh thổ Iraq", phát ngôn viên chính phủ Iraq Saad al-Hadithi tuyên bố vào hôm qua (7.12) và cho biết Iraq vẫn đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ phản hồi chính thức vụ việc.
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Nga RIA, Nga đã sẵn sàng mang vấn đề đệ trình lên Hội đồng Bảo an trong ngày hôm nay (8.12).
Theo_Dân việt
Cảm động cảnh chó mẹ đào hố chôn con xấu số Đoạn video ghi lại cảnh chó mẹ đào hố chôn xác con xấu số của nó khiến nhiều người xúc động. Được đăng tải lên mạng xã hội LiveLeak ngày 1/12, đoạn video dài 1 phút 16 giây ghi lại cảnh tượng con chó mẹ buồn bã dùng miệng ngậm xác đứa con đáng thương của nó và chạy ra sau vườn của...