Nguồn máy tính: Những điều cần biết và các sản phẩm đáng mua nhất
Nguồn máy tính (còn gọi là PSU – Power Supply Unit) là một bộ phận cực quan trọng nhưng nhiều khi không được đánh giá đúng mức. Điều này sẽ gây nguy hiểm không nhỏ cho hệ thống quý giá của bạn.
Nguồn máy tính – Đừng coi thường!
Nhắc đến một PC chơi game khủng, game thủ thường nghĩ ngay đến những linh kiện gì? Card đồ họa khủng, bộ xử lý cực mạnh, kit RAM chiến gắn tản nhiệt, bo mạch chủ nhiều khe cắm VGA… Rất hiếm khi họ nghĩ đến bộ nguồn.
Người dùng ít am hiểu thường xem nhẹ bộ nguồn khi xây dựng PC mới. Rất nhiều người hay phó mặc lựa chọn này cho nhân viên bán hàng theo tiêu chí “càng rẻ càng tốt”. Hoặc như khi có nhu cầu nâng cấp, game thủ vẫn thường quên béng mất việc xem xét liệu bộ nguồn mình đang dùng có “cân” được linh kiện mới hay không. Họ không biết rằng một bộ nguồn hoạt động không ổn định sẽ rút ngắn tuổi thọ linh kiện đáng kể. Đặc biệt khi có nhu cầu “về thành dưỡng sức”, có khả năng chúng không ra đi lẻ loi một mình mà lôi kéo theo một vài chiến hữu trong case đi cùng. Sẽ ra sao nếu đó là chiếc card đồ họa đắt tiền hay bo mạch chủ quý giá?
Cháy nguồn!!
Người viết xin đưa ra cho bạn đọc tham khảo một vài tiêu chí quan trọng đánh giá một bộ nguồn. Sau đó sẽ có danh sách ngắn gọn giới thiệu một số bộ nguồn phổ biến nên quan tâm hoặc nên tránh ở cuối bài viết.
Công suất danh định
Đây là thông số người tiêu dùng cần quan tâm đầu tiên khi chọn mua nguồn. Công suất danh định (còn gọi là công suất thực hay công suất định mức) là giá trị lớn nhất mà nguồn còn có thể hoạt động được khi cấp điện cho mạch ngoài. Quá giá trị này, dòng điện chạy trong nguồn làm tỏa nhiệt mạnh đến mức khả năng tản nhiệt của các phần tử trong nguồn (cuộn dây, điện trở, chip…) không đáp ứng nổi, dẫn đến cháy hoặc hoạt động hỗn loạn. Quá tải do công suất “đuối” là một trong những cái chết phổ biến nhất trong thế giới PSU.
Hãy cảnh giác với cách đặt tên của nhà sản xuất! Ví dụ điển hình là bộ nguồn AcBel E2 470 có công suất thực chỉ 420 W (không thể quy kết NSX lừa đảo vì tên bộ nguồn… không có chữ W). Thông thường, 500 -> 600 W công suất thực là đủ cho hệ thống Intel Core-i mới và card đồ họa yêu cầu 2 nguồn phụ 6 pin.
Hiệu suất & Hệ số công suất
Hai chỉ số này thể hiện mức độ sử dụng điện năng hiệu quả của bộ nguồn và đều có giá trị nhỏ hơn 1. Không bao giờ có chuyện hiệu suất đạt 100% do một phần năng lượng bị tiêu tốn dưới dạng nhiệt. Cũng khó có thể bắt gặp một bộ nguồn có hệ số công suất đạt 1 do các linh kiện như điện kháng (cuộn cảm) và điện dung (tụ điện) không phải luôn duy trì giá trị cố định (cái này phụ thuộc cả vào điện áp và tần số của điện lưới). Ví dụ nếu hệ thống của bạn tiêu thụ 500 W, bộ nguồn có hiệu suất 80% và hệ số công suất 0,9 thì hóa đơn tiền điện phải trả sẽ là: 500 / (0,8 x 0,9) = 694 W.
Một bộ nguồn khủng chuẩn 80 Plus Gold (90%).
Để tiết kiệm điện, hãy cố gắng tìm kiếm bộ nguồn có hiệu suất và hệ số công suất càng cao càng tốt.
Nhầm lẫn thường gặp: (công suất thực) = (công suất danh định in trên sản phẩm) x (hiệu suất)
Dòng điện trên các đường điện ra (rail)
Thông số dòng này luôn được in trên nguồn.
Một thông số quan trọng nhưng ít ai để ý. Lấy ví dụ về bộ nguồn CoolerMaster Extreme 550 Power Plus. Về mặt công suất, bộ nguồn này hoàn toàn đủ khả năng gánh hệ thống chạy card đồ họa GTX 570. Tuy nhiên dòng trên rail 12 V của nó chỉ đạt 32 A – nhỏ hơn so với yêu cầu tối thiểu của GTX 570 là 38 A. Vì vậy việc sử dụng bộ nguồn này cho GTX 570 là không an toàn.
Tính năng bảo vệ quan trọng
Bảo vệ quá công suất: khi tổng công suất cung cấp ở đầu ra vượt quá so với công suất tối đa, PSU sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Tính năng này nhằm hạn chế trường hợp đột tử do quá tải công suất người viết đã đề cập ở trên.
Bảo vệ quá dòng: PSU sẽ ngừng hoạt động khi một trong các đường điện cung cấp (rail) của nó vượt qua giới hạn dòng cực đại cho phép của PSU. Đây là trường hợp của GTX 570 và CoolerMaster Extreme 550 Power Plus đã nói ở trên.
Bảo vệ ngắn mạch: PSU lập tức ngừng hoạt động khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra (như rơi 1 con ốc lên bo mạch). Không có chế độ bảo vệ này, khả năng ra đi của linh kiện khi ngắn mạch là hầu như chắc chắn.
Cả 3 chế độ bảo vệ trên đây đều được trang bị trên các bộ nguồn của các hãng tin cậy như CoolerMaster, AcBel, FSP… Ngoài ra còn một tính năng nữa mà bạn không thể bỏ qua khi tiếp cận các sản phẩm đắt tiền:
Active PFC (Power Factor Correction): những bộ nguồn sở hữu Active PFC đều có hệ số công suất khá cao giúp tiết kiệm điện năng (lớn hơn 0,9), đồng thời chúng còn có khả năng khử nhiễu và căn chỉnh đường điện vào. Hiện nay các sản phầm trung cấp giá mềm như FSP Hexa 500 cũng có thể được trang bị tính năng này.
Giá trị đầu tư
Đây là yếu tố mà người tiêu dùng thường quan tâm nhất. Nếu một bộ nguồn 500 W có giá 1.000.000 VND, chi phí trung bình phải trả là 2.000 VND/W. Hiển nhiên chỉ số này càng thấp thì giá trị đầu tư càng cao.
Các thương hiệu nguồn nổi tiếng ở Việt Nam
Video đang HOT
FSP: Thương hiệu nguồn đã quá nổi tiếng trên thế giới. Thời gian gần đây chính sách giá của FSP tại Việt Nam rất tốt. Đây là tin mừng cho người dùng trong nước. Các bộ nguồn của FSP hầu hết đều có tính năng Active PFC.
Seasonic: Giống như FSP, chất lượng Seasonic thuộc loại miễn bàn và là mơ ước của khá nhiều game thủ. Tuy cả 2 hãng có số đầu sản phẩm khiêm tốn và giá trị đầu tư thấp hơn CoolerMaster hay AcBel nhưng cả về thương hiệu, độ tin cậy lẫn linh kiện thì đều hơn xa.
CoolerMaster: Cái tên phổ biến thuộc bậc nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên người dùng có hiểu biết lại không đánh giá cao CoolerMaster. Trong khi dòng cao cấp Pro Gold có giá trị đầu tư không tốt thì dòng phổ thông Extreme Power lại thiếu tính năng Active PFC thời thượng và độ nhiễu đường điện (ripple) được cho là cao so với những cái tên như FSP hay Seasonic. Tuy nhiên dòng Extreme Power lại có giá khá mềm nếu so với các bộ nguồn cùng công suất của hãng khác nên khá thích hợp cho người dùng hầu bao eo hẹp cần công suất cao.
AcBel: Về độ phổ biến, ở Việt Nam cái tên AcBel cũng ngang ngửa so với CoolerMaster. Dòng trung cấp Intelligent Power và dòng cao cấp R88 của họ cũng có giá trị đầu tư tốt cùng chất lượng đáng tin cậy. Nhìn chung các sản phẩm từ 500 W trở lên rất đáng mua, nhưng dưới 500 W thì lại không cạnh tranh được với FSP (chất lượng) và CoolerMaster (giá thành).
XFX – cái tên còn khá mới ở Việt Nam
XFX: Thương hiệu link kiện quá nổi tiếng nhưng hiếm người biết đến. Game thủ tiếp xúc với XFX phần lớn qua các card đồ họa xách tay. Mới xuất hiện dạo gần đây ở Việt Nam, PSU XFX có giá cả phải nói khá cạnh tranh. Theo các trang review nước ngoài thì chất lượng sản phẩm của họ cũng thuộc loại cực tốt. Chỉ có điều cái tên XFX sẽ khiến nhiều người lầm tưởng đây là thương hiệu mới nên dễ bỏ qua.
Huntkey: Cái tên Huntkey không được ưa chuộng lắm ở dòng sản phẩm công suất cao bởi giá trị đầu tư không tốt, đồng thời chưa gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên ở tầm trung và thấp, các bộ nguồn dòng Green Power cũng là lựa chọn không tồi.
Corsair: Không có gì nhiều để nhận xét ngoài 2 từ “cực khủng” và “ngoài tầm với”.
Một số bộ nguồn đáng lưu ý
Sau đây là danh sách những bộ nguồn tiêu biểu theo từng mức công suất. Ngoài ra là vài cái tên được ưa chuộng nhưng không nên đầu tư.
Dưới 400 W: dành cho các hệ thống không sử dụng card đồ họa cần nguồn phụ
400 -> 460 W: dành cho các hệ thống sử dụng card đồ họa 1 nguồn phụ
Nên tránh: AcBel E2 470 (800.000 VND). Lý do: FSP Saga II 400W tốt hơn.
500 -> 650 W: dành cho các hệ thống sử dụng card đồ họa 2 nguồn phụ
Nên tránh: CoolerMaster Extreme Power 500W (1.100.000 VND). Lý do: FSP Hexa 500W tốt hơn.
Trên 700 W: dành cho các hệ thống sử dụng card đồ họa cực mạnh hoặc đa card đồ họa.
Các bộ nguồn đáng quan tâm (xét theo chất lượng & giá trị đầu tư).
Theo Bưu Điện VN
Xây dựng case chơi game với 13 triệu đồng - Mức giá hoàn hảo?
Phần 2 của loạt bài series tư vấn case dành cho game thủ với mức giá: 13 triệu VNĐ (khoảng 620 USD). Đây là mức giá mà chúng tôi rất ưng ý bởi nó cân đối tuyệt vời giữa hiệu năng tốt và giá thành ổn.
Chơi game là một trong những nhu cầu chính đáng và phổ biến. Tuy nhiên để có một chiếc case chơi game hoàn hảo với giá tiền vừa phải không phải là điều dễ dàng.Với mục đích giúp độc giả có thể sở hữu một chiếc case chơi game tốt với giá tiền thấp nhất, chúng tôi xin phép giới thiệu loạt bài viết tư vấn dành riêng cho game thủ. Series này sẽ bao gồm nhiều mức giá khác nhau với những mục tiêu chơi game khác nhau phù hợp với túi tiền của mỗi độc giả.
Phần thứ 3 của loạt bài viết sẽ đưa bạn đọc đến với tầm tiền 13 triệu VND - mức cực tốt cân đối giữa hiệu năng và giá thành cho trải nghiệm game ở độ phân giải Full HD 1920 x 1080.
Cấu hình xây dựng
Bo mạch chủ: Asrock 880GMH/USB3 - 95 USD
Bộ xử lý: AMD Athlon II X4 635 - 103 USD
Bộ nhớ trong: kit 2x2 GB G.SKILL RIPJAWS 1333 MHz - 67 USD
Card đồ họa: MSI HD 6850 Cyclone OC - 215 USD
Ổ cứng: Hitachi 500 GB / 7200 rpm / SATA II - 43 USD
Nguồn: FSP Hexa 500W - 80Plus - Active PFC - 47 USD
ODD & vỏ case: do sở thích và thẩm mĩ của từng người là khác nhau, chúng tôi xin nhường 2 linh kiện này cho độc giả tự lựa chọn.
Tổng: 570 USD ~ 11.900.000 VND (chưa bao gồm ODD & vỏ case)
Hẳn độc giả còn nhớ đến cấu hình 16 triệu VND , chúng tôi đã giới thiệu trong bài đầu tiên của loạt bài "Cấu hình chơi game tiêu biểu". Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, chúng tôi quyết định giữ nguyên bộ khung cấu hình cũ, chỉ thay thế bo mạch chủ và bộ xử lý. Để rõ hơn việc tiết kiệm tới 150 USD cho nền tảng xử lý ảnh hưởng thế nào đến hiệu năng game, mời độc giả theo dõi phần giới thiệu linh kiện và benchmark so sánh ngay dưới đây.
Bo mạch chủ - Bộ xử lý
Giống như người anh em Athlon II X3 450 (chúng tôi đã giới thiệu trong cấu hình chơi game 10 triệu). Athlon II X4 635 cũng hội tụ đủ tất cả những gì người tiêu dùng mong muốn, có khác chăng chỉ là tốt hơn mà thôi. Sự kết hợp hài hòa giữa hiệu năng tốt, xung nhịp cao, giá cả phải chăng cùng khả năng ép xung ổn định giúp X4 635 hoàn toàn không có đối thủ trong tầm giá 100 USD và thậm chí cao hơn. Nói riêng về gaming và các ứng dụng bình thường, bộ xử lý 4 nhân/4 luồng xử lý là lựa chọn hoàn hảo bởi hiện nay các game mới ra cũng chỉ sử dụng được tối đa 4 luồng xử lý.
Số nhân: 4
Xung nhịp: 2,9GHz
L1 Cache: 4 x 128KB
L2 Cache: 4x 512KB
Điện năng tiêu thụ: 95W
Athlon X4 635 hiện đang nằm trong danh sách các CPU chơi game tốt nhất theo mức giá. Tuy nhiên không có gì hoản hảo, X4 635 vẫn tồn tại nhược điểm cực lớn: không có bộ nhớ đệm L3 Cache. Xét riêng về khả năng chơi game, việc X4 635 thua xa các bộ xử lý Intel Core i5 là điều chắc chắn, đặc biệt các game đòi hỏi CPU phải load nhiều.
Trong một vài trường hợp, bộ xử lý không theo kịp card đồ họa sẽ làm giảm hiệu năng toàn hệ thống (còn gọi là nghẽn cổ chai). Các benchmark thực tế dưới đây sẽ chỉ ra rằng tại độ phân giải 1920 x 1080 mà chúng ta nhắm tới, sự sụt giảm hiệu năng này xảy ra rất ít trên các game hành động (do chạm giới hạn VGA trước giới hạn CPU). Trong khi đó lại thể hiện rất rõ trong game chiến thuật (CPU phải xử lý cực nhiều unit).
Về phần bo mạch chủ, sau khi cân nhắc & cân đối các tiêu chí hiệu năng, giá thành, tản nhiệt, thiết kế..., chúng tôi quyết định lựa chọn bo mạch chủ Asrock 880GMH/USB3. Được trang bị hoàn toàn tụ rắn và 4 1 phase điện (4 cho CPU và 1 cho Cầu Bắc), Asrock 880GMH/USB3 có khả năng ép xung tốt đồng thời vẫn hoạt động bền bỉ. Đây là điều rất hiếm hoi ở các bo mạch chủ kích thước micro-ATX.
Về kết nối, Asrock 880GMH/USB3 sở hữu 4 khe cắm RAM DDR3, 1 khe PCI-E 2.0 cho card đồ họa và 2 khe PCI cho các thiết bị gắn thêm khác (TV card, Wireless card...). 5 cổng SATA 2.0 được bố trí rất hợp lý giúp tránh vướng víu khi lắp đặt ổ cứng và card đồ họa - điều mà các bo mạch chủ lớn có khi vẫn mắc phải. Mặt I/O gồm 1 cổng PS2 cho bàn phím, 4 cổng USB 2.0 và 2 cổng USB 3.0 (share kết nối của 1 cổng). Ngoài ra còn có các cổng kết nối cho đồ họa và âm thanh tích hợp: DVI, Dsub, HDMI, sound quang và các jack âm thanh đầy đủ. Nhắc đến âm thanh, lại thêm một điểm mạnh: sử dụng Sound ALC892, 880GMH/USB3 hỗ trợ âm thanh rất tuyệt vời.
Thêm nữa: kích thước micro-ATX sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá nếu hầu bao cho vỏ case quá hạn hẹp.
Ổ cứng - Bộ nhớ trong
Không có gì cần phải nói nhiều về hai linh kiện này. Ổ cứng Hitachi 500 GB và 4 GB RAM của G Skill mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong thế giới game với giá cả vừa phải.
Card đồ họa - Nguồn
HD 6850 là quân chủ lực AMD tung ra nhằm giành giật lại phân khúc 200 USD (nhu cầu rất lớn) vốn bị GTX 460 độc chiếm khá lâu. Vào thời điểm chuẩn bị ra mắt, những tưởng nhiệm vụ đặt lên vai HD 6850 là không thể bởi bản thân GTX 460 vốn đã gây quá nhiều bất ngờ. Thế nhưng đoàn quân đỏ lại thành công. Tuy chỉ ngang ngửa nhau ở xung mặc định và thua GTX 460 khi ép xung tối đa, HD 6850 vẫn ghi điểm nhờ điện năng tiêu thụ thấp và hoạt động mát mẻ hơn đối thủ.
Phiên bản MSI Cyclone mà chúng tôi giới thiệu chỉ yêu cầu 1 nguồn phụ 6pin và có điện năng tiêu thụ vào khoảng 127W. Tuy thế, khả năng ép xung của chiếc card vẫn cực kì ấn tượng. Vốn đã có mức xung mặc định 860 MHz khá cao, game thủ còn có thể kéo lên 950 MHz (thậm chí cao hơn) để có thêm chút hiệu năng.
Một điều rất đáng mừng cho người tiêu dùng: có vẻ như FSP đã bắt đầu quan tâm đúng mức đến thị trường Việt Nam. Nhờ thế các bộ nguồn của hãng này hiện đang có mặt ở trong nước với giá rất tốt và đa dạng về chủng loại. Nổi bật trong số đó là Hexa 500W - lựa chọn cực hoàn hảo cho người dùng trung cấp. Cả về giá thành lẫn độ tin cậy, Hexa 500W đều hơn hẳn các bộ nguồn công suất tương đương của CoolerMaster hay AcBel.
Hiệu suất cao trên 80%, hệ số công suất đạt 0,96, sai số điện áp thấp, hoạt động êm, thiết kế đẹp, linh kiện tốt, mạch bảo vệ hoạt động hiệu quả... Tóm lại, đây là một bộ nguồn tuyệt vời và khó có thể tìm ra điểm yếu của sản phẩm này.
Thiết lập phép thử
Hệ thống 13 triệu VND của chúng ta nhắm đến mục đích chơi game tốt ở độ phân giải 1920 x 1080 nên chúng tôi chỉ tiến hành benchmark tại độ phân giải này. Bạn đọc nào đang sở hữu màn hình nhỏ hơn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng chơi game max setting của hệ thống.
Các game thử nghiệm: Alien vs Predator, Batman Arkham Asylum, Crysis Warhead, Dirt 2, Mafia 2, Just Cause 2, StarCraft 2. Các thiết lập đều đặt ở mức cao nhất (trừ Crysis):
Alien vs Predator.
Batman Arkham Asylum.
Crysis Warhead.
Dirt 2.
Mafia 2.
Just Cause 2.
StarCraft 2.
Hiệu năng hệ thống
Nhằm làm rõ hơn hiện tượng nghẽn cổ chai xuất hiện ở các game chiến thuật, chúng tôi tạo ra bản đồ lớn cùng số lượng unit đông đảo. Trận chiến dùng để làm phép thử bao gồm 380 đơn vị quân, 42 công trình, 96 mỏ mineral và 6 mỏ vespine. Tất cả đơn vị quân được sắp xếp xen kẽ lẫn nhau. Ngay sau khi khởi động phép thử, chúng sẽ lập tức tấn công các đơn vị và công trình phe địch. Phép thử diễn ra trong 1 phút.
Chúng ta có thể thấy: rõ ràng ở các game hành động và đua xe, sự tụt giảm khung hình xảy ra là rất ít và hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm game. Tuy nhiên, ở các tựa game chiến thuật hạng nặng mà StarCraft 2 là đại diện, hiện tượng này lại xảy ra cực kì nghiêm trọng.
Thế nhưng lại một lần nữa, người viết xin nhắc nhở: liệu cơm gắp mắm.
Kết luận
13 triệu VND là mức giá mà chúng tôi rất ưng ý bởi nó cân đối tuyệt vời giữa hiệu năng tốt và giá thành ổn. Thua kém duy nhất của cấu hình lần này với cấu hình 16 triệu VND chúng tôi đã từng giới thiệu là khả năng chơi game chiến thuật (và một số ít game nhập vai như The Witcher 2: Assassins of Kings). Điều này là do chênh lệch quá lớn giữa giá thành của nền tảng AMD và Intel. Nếu như ở phân khúc tầm thấp và nửa dưới phân khúc tầm trung, AMD hoàn toàn áp đảo về hiệu năng thì ở phía trên, đó là đất diễn của Intel.
Trong bài viết kế tiếp, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc mức giá 19 triệu đồng - dành cho các game thủ khó tính và có nhu cầu cao
Theo Bưu Điện VN
Có trong tay 10 triệu, lắp case chơi game nào? Phần 2 của loạt bài series tư vấn case dành cho game thủ với mức giá: 10 triệu VNĐ (khoảng 480 USD). Chơi game là một trong những nhu cầu chính đáng và phổ biến. Tuy nhiên để có một chiếc case chơi game hoàn hảo với giá tiền vừa phải không phải là điều dễ dàng. Với mục đích giúp độc giả...