‘Nguồn lực Nhà nước để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước hết sức hạn chế’

Theo dõi VGT trên

Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội đ.ánh giá, tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM có vốn Nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Trong khi đó nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước cũng hết sức hạn chế.

Nguồn lực Nhà nước để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước hết sức hạn chế - Hình 1

‘Nguồn lực Nhà nước để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước hết sức hạn chế’

Chính phủ vừa có Báo cáo đ.ánh giá giữa kỳ thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 gửi tới Quốc hội với nhiều nội dung đáng chú ý về tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng ( TCTD).

Theo báo cáo, Nghị quyết 24 và các văn bản có liên quan 6 mục tiêu chính về cơ cấu lại các TCTD đến năm 2020, gồm 2 mục tiêu định lượng và 4 mục tiêu định tính. Nghị quyết 27 đã xác định 7 nhiệm vụ giải pháp để thực hiện các mục tiêu này. Đ.ánh giá sơ bộ, có 4 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, 3 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả bước đầu.

Chính phủ đ.ánh giá, việc xử lý nợ xấu tại các TCTD được thực hiện thực chất hơn, lãi suất cho vay trung bình giảm, dòng vốn tín dụng chuyển dịch nhiều hơn vào các ngành sản xuất để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Lũy kế từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 794,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 492,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 62%); nợ xấu bán cho VAMC là 281,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 35,5%); nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác 19,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,5%).

Cùng với đó, chất lượng tài sản của TCTD được nhận định là cải thiện, cơ cấu danh mục đầu tư, cơ cấu tài sản có dịch chuyển theo hướng tích cực, an toàn hơn, dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Tại thời điểm tháng 6/2018, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 9,2%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 17,55%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 5,54%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển tăng 6,57%; tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV tăng 4,48% so với cuối năm 2017.

Tín dụng đối với hầu hết các ngành kinh tế đều tăng, trong đó tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp (chiếm tỷ trọng 21,37%, trong đó ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm tỷ trọng 16,32%), ngành xây dựng (chiếm tỷ trọng 9,80%) và ngành thương mại dịch vụ (chiếm tỷ trọng 59,09%, trong đó ngành bán buôn bán lẻ chiếm tỷ trọng 19%).

Tuy nhiên, theo Chính phủ, việc cơ cấu lại các TCTD vẫn cho thấy một số hạn chế.

Thứ nhất, việc thực hiện cơ cấu lại đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn Nhà nước gặp khó khăn về vốn, chưa tương xứng với tốc độ phát triển và quy mô hoạt động. Tổng số vốn cần đầu tư, bổ sung cho các NHTM có vốn Nhà nước là khá lớn để đảm bảo đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel II. Trong khi đó nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các NHTM có vốn Nhà nước cũng hết sức hạn chế.

Thêm vào đó, việc thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác của các ngân hàng mua lại bắt buộc chưa được thực hiện, do phát sinh vướng mắc liên quan đến quy định về việc chuyển nhượng vốn của ngân hàng thương mại mua bắt buộc phải gắn với phương án cơ cấu lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định về yêu cầu kết quả định giá doanh nghiệp.

Video đang HOT

Cùng với đó, tiến độ xử lý cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước.

Thứ hai, tình trạng sở hữu chéo các TCTD đã được xử lý bước đầu, nhưng còn phức tạp, với nhiều hình thức sở hữu tinh vi, khó phát hiện hơn.

Chính phủ cho hay, tình trạng sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên thanh tra phải kỹ lưỡng mới phát hiện ra. Mặc dù tình trạng sở hữu chéo, cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân hàng được xử lý tích cực, tuy vậy, tình trạng sở hữu chéo tại một số TCTD còn chưa được giải quyết dứt điểm.

Nguyên nhân chủ yếu, theo Chính phủ, là do việc xử lý sở hữu chéo thực chất là vấn đề xử lý và chuyển nhượng cổ phần nên TCTD cần có phương án, lộ trình triển khai từng bước (để xác định thời điểm, mức giá và tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp…) nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho TCTD và cơ quan Nhà nước trong bối cảnh TCTD là công ty đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán”.

Thứ ba, quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại, đặc biệt đối với các ngân hàng mua bắt buộc.

Bên cạnh đó, còn một số vướng mắc trong triển khai hiệu quả Nghị quyết số 42/2017/QH14 do công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, đặc biệt trong công tác thu giữ tài sản bảo đảm, hoạt động thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp tại tòa án liên quan đến xử lý nợ xấu; một số cơ quan thuế chưa áp dụng đúng nội dung Nghị quyết 42/2017/QH14 về thứ tự ưu tiên thanh toán khi phát mại tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, tỷ lệ tín dụng cũng như tổng nợ trong nước (nợ trong nước của Chính phủ và dư nợ tín dụng) so với GDP đã ở mức cao. Tỷ lệ nợ trong nước của Chính phủ và tư nhân năm 2017 là 159% GDP, so với mức 145% của Thái Lan, 45% của Indonesia và 65% của Philippines.

“Do vậy, nếu tốc độ tăng tín dụng tiếp tục tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng GDP, sẽ có rủi ro dẫn tới mất ổn định kinh tế vĩ mô”, Chính phủ nhận định trong báo cáo.

Minh Tâm

Theo vietnamfinance.vn

Đề xuất chưa siết vốn ngân hàng vào BĐS: Đừng tùy tiện!

Đề xuất chỉ là một kênh tham khảo, ngân hàng là bên cho vay, chịu nhiều rủi ro nên phải rất thận trọng.

Không thể tùy tiện mở room

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, chưa cần thiết áp dụng quy định kể từ ngày 1/01/2019, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn.

Hiệp hội kiến nghị Chính phủ và NHNN tiếp tục cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Trao đổi với Đất Việt về đề xuất này của HoREA, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam cho rằng, việc NHNN chặt chẽ trong cho vay bất động sản là điều tất yếu nhằm đảm bảo chất lượng được tốt hơn, đặc biệt khi bài học từ cơn sốt bất động sản năm 2007-2008 khiến hệ thống ngân hàng phải trả giá rất nhiều khi xử lý nợ xấu vẫn còn đó.

Phân tích cụ thể, nguyên Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ rõ, bất động sản và tiêu dùng nằm trong diện đối tượng đầu tư nhưng là đối tượng rủi ro cao đối với hệ thống tín dụng. Khi xét độ an toàn của hệ thống ngân hàng, nếu lạm phát hay bội chi ngân sách ở mức cao hoặc hiệu kinh doanh thấp, lập tức cơ quan quản lý phải nghĩ ngay đến việc thắt chặt cho vay bất động sản và cho vay tiêu dùng.

Đề xuất chưa siết vốn ngân hàng vào BĐS: Đừng tùy tiện! - Hình 1

Cho vay bất động sản vẫn chứa nhiều rủi ro. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh hiện nay, lạm phát của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào bên ngoài, quan hệ Mỹ-Trung, vấn đề xuất nhập khẩu..., vì thế kiểm soát tín dụng để chống lạm phát, đảm bảo kinh tế bền vững là nhiệm vụ phải đặt lên hàng đầu, trong đó phải xem xét mức độ gia tăng cho vay bất động sản và cho vay tiêu dùng có đảm bảo an toàn, chống được rủi ro hay không.

"Để đối phó với tình hình thực tế của Việt Nam và đối phó với áp lực bên ngoài có xu hướng đe dọa đến nền kinh tế Việt Nam phải khống chế và kiểm soát chặt chẽ cho vay bất động sản. Ngân hàng là đơn vị quản lý nguồn vốn nên biết được độ an toàn ra sao.

Một khi ngân hàng thấy việc cho vay đã đến ngưỡng, thấy được khả năng quản lý và tình trạng của thị trường bất động sản ra sao, ngân hàng có thể khống chế việc cho vay lại.

HoREA đại diện cho các doanh nghiệp bất động sản, phải bảo vệ quyền lợi của hội viên, nhưng đề nghị của HoREA cũng chỉ là một kênh tham khảo.

Ngân hàng là người bỏ t.iền ra cho vay, gặp rủi ro có thể khiến ngân hàng mất vốn, rơi vào thế nguy nan. Vì lẽ đó, doanh nghiệp cứ kiến nghị còn quyết định nằm ở ngân hàng. Nếu ngân hàng xem xét diễn biến thị trường bất động sản, thấy nhiều dự án tốt, an toàn, chống được rủi ro thì vẫn có thể mở room. Bản thân doanh nghiệp bất động sản cũng phải chứng minh được hiệu quả kinh tế của dự án.

Ngược lại, khi thấy việc cho vay chứa nhiều rủi ro, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống thì đương nhiên ngân hàng phải siết lại, khống chế việc cho vay", TS Cao Sĩ Kiêm phân tích.

Bởi việc siết cho vay bất động sản căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường nên vị chuyên gia bày tỏ lo ngại, nếu tiếp tục nới room cho vay bất động sản, tín dụng sẽ khó đến được với các ngành sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vốn thực sự, trái mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.

Ông cũng nhắc lại bài học vỡ bong bóng bất động sản năm 2007-2008 khiến hệ thống ngân hàng ôm khối nợ xấu khổng lồ và cảnh báo, nếu ngân hàng tùy tiện mở room trong khi không quản lý được việc đầu tư, giá ảo bất động sản tăng lên, nguy cơ vỡ thị trường này là khó tránh khỏi và kéo theo đó là cả nền kinh tế lao đao.

Vay bất động sản núp bóng vay tiêu dùng: Dân gánh nhiều rủi ro

Trong một thông tin liên quan, theo HoREA, trong 8 tháng đầu năm 2018, dư nợ bất động sản cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản. Nếu thống kê cả phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản thì tỷ trọng tín dụng bất động sản lên đến khoảng 14,43%.

Tại TP.HCM, dư nợ bất động sản là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ.

Về vấn đề này, TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, cho vay bất động sản cũng là cho vay tiêu dùng và nếu tính gộp vào sẽ rất rủi ro cho hệ thống ngân hàng, ảnh hưởng đến an toàn của cả nền kinh tế.

Bản thân người dân khi vay cũng chịu nhiều rủi ro.

"Khi không có khả năng trả nợ, người dân sẽ bị siết nhà, căn nhà đó bị đem đấu giá và như vậy khó bằng được giá ban đầu. Trường hợp nhà chưa đấu giá được cũng bị tịch thu, rất phức tạp", ông nói.

Theo vị chuyên gia, thị trường bất động sản thời gian tới vẫn phát triển bởi đời sống của người dân tăng lên kéo theo nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên.

"Vì thế, cho vay bất động sản rất cần sự quản lý chặt chẽ của NHNN, tuyệt đối không thể nới lỏng", TS Kiêm nhấn mạnh.

Thành Luân

Theo baodatviet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024
Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?
08:46:45 23/06/2024
Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH
08:39:05 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới
08:56:00 23/06/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Lễ vu quy Midu và Minh Đạt: Cô dâu nhận sính lễ kim cương, hành động nam thiếu gia với nhà vợ gây chú ý!

Sao việt

10:14:05 23/06/2024
Sau nhiều ngày mong chờ, lễ vu quy của diễn viên Midu và thiếu gia Minh Đạt đã chính thức diễn ra vào sáng 23/6.

Xuất hiện sao nam cục súc, bất hợp tác nhất Anh Trai Say Hi: Chương trình phải cắt hết vị trí chỉ vì 1 người!

Tv show

10:10:40 23/06/2024
Phản ứng của sao nam này trong tập 2 chương trình Anh Trai Say Hi đã nhận về những sự bàn tán, đ.ánh giá từ netizen.

'Thần đồng' Yamal thi đấu khuya, Tây Ban Nha đối mặt án phạt

Sao thể thao

10:00:02 23/06/2024
Để Yamal đá chính trong trận gặp Italy, Tây Ban Nha đối mặt với khoản t.iền phạt 30.000 euro vì đạo luật bảo vệ thanh niên của Đức.

5 thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo

Sức khỏe

09:58:58 23/06/2024
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và giảm sản xuất chất nhầy bảo vệ, khiến dạ dày dễ bị loét và c.hảy m.áu.

2 điều cần cẩn trọng trước khi mua chung cư nếu bạn không muốn rơi vào cảnh bỏ t.iền tỷ mua nhà mà cuối cùng trở thành "đi thuê dài hạn"

Sáng tạo

09:58:46 23/06/2024
Giá nhà quá đắt, chấp nhận ở thuê cả đời còn hơn buộc mình trong những khoản nợ là suy nghĩ phổ biến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Nhưng cách tư duy này lại không quá phổ biến ở Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là số hiếm.

Mỹ, Ai Cập nỗ lực ngăn chặn 'thảm họa' Israel - Liban

Thế giới

09:42:54 23/06/2024
Các quan chức Israel nói với Mỹ rằng họ có đủ nguồn lực để tiến hành một cuộc tấn công chống lại Hezbollah nếu cần thiết, đặc biệt nếu chiến dịch ở Rafah kết thúc.

Người đàn ông duy nhất khiến Phạm Băng Băng muốn từ bỏ sự nghiệp để kết hôn

Hậu trường phim

09:42:06 23/06/2024
Phạm Băng Băng từng là một cái tên đặc biệt trong sự nghiệp và cuộc đời của Đồng Đại Vỹ. Hai người từng có mối quan hệ tình cảm khi đóng chung phim Lạc lối ở Bắc Kinh - một tác phẩm với rất nhiều c.ảnh n.óng.

5 em nhỏ Điện Biên đi bộ hơn 20km để bắt xe về quê

Tin nổi bật

09:13:37 23/06/2024
5 em nhỏ quê Điện Biên xuống Hà Nội làm việc nhưng không lấy được t.iền phải đi bộ từ thị trấn Đông Anh qua bến xe Mỹ Đình để bắt xe về quê.

Nóng: Công an truy tìm đối tượng liên quan vụ việc nghiêm trọng ở huyện Đông Anh, Hà Nội

Pháp luật

09:06:28 23/06/2024
Ngày 22/6, Công an xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa phát đi thông báo cần tìm công dân có liên quan đến vụ việc trên địa bàn.

Jennie (BlackPink) xuất hiện bên ca sĩ tai tiếng Trần Quán Hy

Nhạc quốc tế

09:00:59 23/06/2024
Ca sĩ Jennie (BlackPink) chia sẻ ảnh tạo dáng nhí nhố bên tài tử Trần Quán Hy. Mối quan hệ giữa hai ngôi sao khiến nhiều người tò mò.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6: Bạch Dương trăn trở, Song Ngư thoải mái

Trắc nghiệm

08:55:17 23/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.