Nguồn gốc tên Heroes và Items trong Dota
Khởi nguồn từ 1 custom map của Warcraft III, các hero trong Dota được xây dựng trên nền tảng của cốt truyện Warcraft. Tuy nhiên Icefrog lấy nhiều tên hero, item từ game khác, truyện thần thoại, tiểu thuyết… Bài viết này đã tổng hợp và dịch cũng như bổ sung 1 số tài liệu về nguồn gốc tên gọi của hero, item trong Dota…
*Zeus – Lord of Olympia: Hẳn ai cũng biết Zeus trong thần thoại Hy Lạp đứng đầu các vị thần của đỉnh Olympia với vũ khí là tia sét bá đạo trên từng hạt gạo.
*Aiushtha – the Enchantress: Dryal trong thần thoại Hy Lạp là linh hồn của nữ thần cây. Họ được biết đến như những người bảo vệ tự nhiên, là linh hồn của những cây cổ thụ ngàn năm và không thể bị xâm hại.
*Slithice – the Naga Siren: Siren là những nàng tiên cá sống trên các bãi đá, dùng tiếng hát của mình khiến những thuỷ thủ lao vào họ, dẫn tới tàu đâm vào đá mà chết.
Naga Siren
*Riki – the Stealth Assassin: Riki (Rikimaru) là nhân vật chính của loạt game hành động lén lút Tenchu khá nổi tiếng. Riki cũng mang nghĩa thần rừng mình dê đầu sừng rong ruổi khắp núi rừng của thần thoại Hy Lạp.
*Syllabear – the Lone Druid: Druid ám chỉ các tu sĩ của một giáo phái cổ ở châu Âu. Họ phải khổ luyện 20 năm để trở thành một tu sĩ. Cái tên Syllabear được lấy từ tên của một người trong nhóm phát triển map Dota – Syllabeara.
*Lina – Inverse the Slayer: Lina Inverse là nhân vật phù thuỷ trong series anime “Slayers”. Skil Dragon Slave cũng bắt nguồn từ loạt truyện trên.
*Yurnero – the Juggernaut: Thuật ngữ Juggernaut chỉ thế lực có sức tàn phá khủng khiếp, bắt nguồn từ vị thần vũ trụ của Ấn Độ- Gia-ga-nát ( Jagannatha).
*Rooftrellen – the Treant Protector: Một thể loại thần cây phổ biến trong truyền thuyết, Treant = Tree Giant (cây khổng lồ).
*Ulfsaar – the Ursa Warrior: Ursa – chòm sao gấu bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, khi Zeus quan hệ với một Nymph và sinh ra một người con, để tránh phiền phức Zeus biến cả 2 mẹ con thành chòm sao gấu lớn-nhỏ.
*Aggron Stonebreaker – Ogre Magi: Ogre là một loại quái vật có hình dáng giống con người (hay gọi là chằn tinh) chuyên ăn thịt người.
*Squee and Spleen – the Goblin Techies: Goblin là một giống quỷ nhỏ bẩn thỉu trong cổ tích, thông minh hơn con người, chuyên đi chơi xỏ với lửa và thường giấu những vật nho nhỏ.
Video đang HOT
Shadow Shaman
*Rhasta – the Shadow Shaman: Shaman là những pháp sư có tài chữa trị bệnh cũng như hại người bằng tà thuật Voodoo.
*Bradwarden – the Centaur Warchief: Centaur là giống nửa người nửa ngựa trong thần thoại Hy Lạp, nổi tiếng với sức mạnh phi thường. Bradwarden là tên của một nhân mã từ tiểu thuyết “The Demon Spirit” của nhà văn Mỹ D.A.Salvatore – người viết cốt truyện, lời thoại cho nhiều game PS2, PC, Xbox…
*Leshrac the Malicious – Tormented Soul: Leshrac là một nhân vật từ bài ma thuật Yugi-oh “Walker of Night”. Malicious là thuật ngữ chỉ hiểm hoạ.
*Banehallow – the Lycanthrope: Lycanthrope trong truyền thuyết là khả năng của con người biến thành sói trong đêm trăng rằm. Thuật ngữ này bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp, Lycanon vua xứ Arcadia người bị thần Zeus trừng phạt, biến ông thành một con sói. Lí do là vì ông từ chối dâng con trai mình làm lễ tế cho các vị thần. Còn tên Banehallow có nghĩa là tai ương của thần thánh.
*Medusa – the Gorgon: Medusa thì các bạn cũng biết là nữ thần đầu rắn, ai mà nhìn vô thì “cứng” người ngay còn Gorgon là một cách gọi khác của Medusa.
*Lucifer – the Doom Bringer: Lucifer là một trong những đại thiên thần, vì phản bội Chúa gây ra cuộc chiến giữa các thiên thần, sau đó Lucifer bị đày xuống địa ngục và cai quản chốn tăm tối ấy vĩnh viễn. Doom Bringer có nghĩa là kẻ mang lời tới lời nguyền.
Queen of Pain
*Akasha – the Queen of Pain: Trong thần thoại Ai Cập thì nữ hoàng Akasha trở thành vampire đầu tiên cùng với vua Enkil của xứ Kemel (Ai Cập ngày nay) vào 4.000 năm trước Công nguyên. Akasha bị một con quỷ tên Amel nhập vào cơ thể qua vết thương và khiến bà ta trở nên khát máu. Sau đó Akasha hút máu chồng mình và biến ông ta thành vampire.
*Leviathan – the Tidehunter: Leviathan là một loài sinh vật biển thần thoại xuất hiện trong Kinh Thánh. Trong ngành khoa học nghiên cứu ma quỷ, Leviathan là một trong bảy hoàng tử của địa ngục và canh giữ cổng địa ngục. Ngày nay, Leviathan đồng nghĩa với từ dùng để chỉ những loài sinh vật biển khổng lồ. Trong văn học, ví dụ tác phẩm Moby Dick của Herman Melville, nó có nghĩa là con cá voi khổng lồ, và trong tiếng Do Thái ngày nay, nó chỉ đơn giản có nghĩa là cá voi. Leviathan được mô tả có hàm răng vô cùng đáng sợ, với bộ vảy xếp kín trên lưng như tấm khiên giáp chắc chắn, đôi mắt của nó cháy rực và lấp lánh như ánh bình minh, hơi thở đầy lửa có thể làm nước biển sôi sục, da thịt của Leviathan cứng như đá, không một loại vũ khí nào có thể xuyên qua, Leviathan là vua của biển cả.
Trong văn học Do Thái, Leviathan được mô tả giống như một con rồng sống ở nơi tận cùng sâu thẳm. Sách mô tả rằng, trong ngày đầu tiên, Chúa đã tạo ra một cặp Leviathan, một con đực và một con cái, nhưng Chúa lo sợ rằng chúng sẽ phá hủy thế giới, đã giết con cái và dùng thịt của nó ban cho những người ngay thẳng chính trực trong ngày Đấng cứu thế giáng sinh. Skil “Kraken Shell” là tên của con bạch tuộc biển xúc tu dài ngoằng chuyên đánh đắm tàu thuyền trong thần thoại Bắc Âu.
*Atropos – the Bane Elemental: Theo thần thoại Hy Lạp, Atropos là một vị thần già nhất trong ba vị thần quyết định số phận (Three Fates) một cách không nhân nhượng. Atropos chọn nạn nhân và kết thúc cuộc đời của họ bằng cách cắt sợi chỉ tuổi thọ.
*Abaddon – the Lord of Avernus: Avernus trong tiếng Ý cổ có nghĩa cánh cổng ngăn cách giữa thế giới ma quỷ và loài người. Abaddon mang nghĩa địa ngục, nơi cai quản của thần Hades, anh trai Zeus.
*Mercurial – the Spectre: Spectre tiếng Anh mang 2 nghĩa: bóng ma hoặc hiểm hoạ khủng khiếp trong tương lai. Còn Mercurial dựa theo tên của nhà đồ hoạ Mercurialxen, người tham gia thiết kế map Dota.
*Pugna – the Oblivion: Pugna tiếng Latinh mang nghĩa cuộc chiến/chiến đấu. Oblivion mang nghĩa lãng quên, đúng như lời giới thiệu của Icefrog, “sống lại từ cuộc chiến bị lãng quên với ma thuật đoạt sự sống của kẻ địch”.
*Nevermore – the Shadow Fiend: Lord Bronislaw Nevermore – nhân vật chính của nhà văn Thuỵ Điển Agneta Pleijel trong tiểu thuyết “Lord Nevermore”. Ý kiến khác cho rằng Icefrog lấy cảm hứng từ bài thơ nổi tiếng của Mỹ “The Raven” của Edgar Allen Poe với sự lặp lại nhiều lần của từ “Nevermore”, “Shadow” và “Fiend”.
*Mirana Nightshade – the Priestress of the Moon: Mirana – con hổ của pháo đài Mutal, là nữ hoàng chiến binh thần thánh trong truyền thuyết Ấn Độ “Lohada”. Bà là người được ca tụng đã giết chết vua Mông Cổ xâm lược. Nightshade là tên loại độc tố chết người từ một loài hoa đẹp có tên là “Solanaceae” ở Châu Âu, Á và Bắc Phi. Priestress of the Moon là tên gọi của những nữ tu sĩ tiên đoán, phát triển toán học và lịch dựa theo sự chuyển động của các vì sao tại Babylon khoảng 2340 năm trước Công nguyên.
*Raijin Thunderkeg – the Storm Spirit: Raijin là vị thần sấm sét trong thần thoại Nhật Bản.
*Dirge – the Undying: Dirge là nhân vật chính trong loạt phim hoạt hình Xombie. Dirge một zombie có khả năng suy nghĩ như con người. Trong tiếng Anh “Dirge” mang nghĩa bài ca truy điệu.
*Jakiro – the Twin Headed Dragon: Trong thần thoại Nauy, đây là con rồng 2 đầu đã ăn rễ của Cây Thế Giới Yggdrasill nên có khả năng sử dụng cả băng và lửa.
Items
*Hand of Midas: Vua Midas xứ Phrygia thế kỉ 8 trước Công nguyên có truyền thuyết nói rằng ông ta rất thích vàng nên các thần linh tặng cho ông ta quyền năng chạm vào cái gì cái đó sẽ biến thành vàng (Hand of Midas). Thế rồi ông ta không thể ăn uống được và vô tình biến công chúa con gái yêu thành vàng luôn. Sau này ông ta hối hận và nhận ra rằng tình yêu thương mới là điều quan trọng nhất chứ không phải là vàng.
*Stygian Desolaor: Stygian là con sông địa phủ Styx trong thần thoại Hy Lạp còn Desolaor có nghĩa mang lại sự thay đổi xấu cho ai đó (trừ giáp là cực xấu!).
*Aegis of the Immortal: Aegis trong tiếng Anh là sự che chở nhưng nghĩa cổ là chiếc khiên bảo vệ của Zeus.
*Dagon: tên một vị thần về nông-lâm-ngư nghiệp của người Trung Đông và vùng Lưỡng Hà xưa.
*Necronomicon: Là tên cuốn sách viễn tưởng trong những câu chuyện kinh dị của nhà văn H.P.Lovecraft. Necronomicon = Necromancer (thầy đồng gọi hồn) Nomicon (tiếng Hy Lạp là sách luật).
*Eul’s Scepter of Divinity: Lấy từ nick-name Eul, một trong những người tham gia sáng tạo ra map Dota.
*Guinsoo’s Scythe of Vyse: Lấy từ nick name Guinsoo, một trong những người phát triển map Dota.
*Heart of Tarrasque: Tarrasque là tên của một quái vật trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ rất hung dữ
*Eye of Skadi: Skadi là một vị thần khổng lồ trong thần thoại Nauy, vị thần của sự băng giá…
Skadi – nữ thần mùa đông trong thần thoại
*Agahnim’s Scepter: Agahnim là nhân vật tưởng tượng trong loạt game “Legend of Zelda” (Nintendo) – kẻ mang sức mạnh vô biên của ma thuật và địa ngục.
*Mithril Hammer: Mithril là một kim loại viễn tưởng trong “Middle-Earth Universe” của nhà văn J.R.R.Tolkien – có màu bạc, cứng và nhẹ hơn thép.
*Sange and Yasha: Song kiếm từ game Phantasy Star.
*Shiva’s Guard: Shiva là một trong những vị thần tối cao của Hindu giáo, vị thần phá hoại.
Theo Gamesao
VIETNAM ESPORTS CÔNG BỐ MẠNG LAN ẢO SẼ KHÔNG BỊ NGỪNG TẠI VIỆT NAM
Cách đây vài ngày, cộng đồng eSports Việt đã có một pha điêu đứng khi tổng công ty Garena công bố sẽ đóng mạng LAN ảo tại một số quốc gia. May mắn thay, Việt Nam không nằm trong số những quốc gia đó.
Quay trở lại những năm 2008, 2009, nền tảng GG eSports platform, sau này là Garena đã trở thành một trong những nền tảng thể thao điện tử được rất nhiều game thủ không chuyên cũng như chuyên nghiệp trên toàn thế giới sử dụng.
Mạng LAN ảo hay còn được gọi là cổng kết nối các game offline qua internet, người chơi game Offline có thể sử chức năng này của Garena để chơi online trên đường truyền internet. Thực tế cho thấy, những tựa game offline nổi tiếng như AoE, Warcaft III hay Dota đã rất phát triển nhờ vào cổng LAN ảo này. Tuy nhiên, vài ngày qua rộ lên việc mạng LAN ảo tại Việt Nam sẽ đóng cửa.
Cũng trong sự việc này, Tổng công ty Garena tuyên bố rằng VLAN chỉ bị chặn ở những nước có tài khoản sử dụng Garena thấp. Nhưng ngày càng nhiều nước dự kiến sẽ mất chức năng chơi mạng LAN ảo, thông qua bản cập nhật sắp tới của các game như League of Legends, Heroes of Newerth và đường dẫn của Exile vẫn được hỗ trợ bởi các công ty với hàng ngàn người sử dụng khách hàng mỗi ngàỳ.
Trong thực tế, lượng người chơi qua mạng LAN ảo tại Việt Nam là vô cùng đông đảo. Trong khi mọi việc đang còn chưa được Garena công bố chính thức, công ty Vietnam eSports đã có đính chính về sự việc này. Tổng công ty Garena Việt Nam đã có hợp đồng dài hạn dịch mạng LAN ảo và không nhận được bất kì văn bản nào từ Garena về việc sẽ ngưng hoạt động tại Việt Nam. Do đó, các bạn game thủ có thể yên tâm truy cập và sử dụng nền tảng LAN để chơi tất cả các game trong hệ thống như bình thường.
Đây quả thực là một tin vui cho cộng đồng game thủ hardcore tại Việt Namm khi lượng tài khoản truy cập qua mạng LAN ảo chiếm một con số vô cùng lớn. Người chơi Đế Chế, Dota, Warcraft hay bất cứ trò chơi nào qua mạng LAN ảo sẽ không còn phải thấp thỏm về sự việc này nữa. Trong tương lai, định hướng của công ty Vietnam Esports vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào việc phát triển và hỗ trợ các trò chơi thể thao điện tử, xây dựng làng thể thao điện tử Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Theo VNE
Giải đấu game nổi tiếng thế giới đóng cửa sau 14 năm Mới đây, CEO của World Cyber Games Inc. - Brad Lee đã chính thức thông báo giải đấu nổi tiếng thế giới này sẽ chính thức dừng hoạt động kể từ năm 2014 này. Đây có thể xem là hồi kết của giải đấu 14 năm tuổi này. Trên thực tế, ngay từ khi lần đầu tiên ra mắt vào năm 2000 với...