Nguồn gốc ra đời của cụm phím Alt+F4 quen thuộc mà ai ai cũng dùng
Trong Windows có rất nhiều phím tắt khác nhau giúp người dùng thao tác nhanh trên bàn phím mà không cần phải dùng chuột click chậm chạp.
Nếu bạn chưa biết, khi nhấn cùng lúc hai phím Alt F4 sẽ tắt các chương trình, game, … đang mở. Đây là phím tắt được nhiều người sử dụng nhưng bạn có biết vì sao Microsoft lại chọn Alt F4 mà không sử dụng những phím khác không, hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Tại sao là Microsoft lại sử dụng hàng phím Function (F)
Cũng giống như hai phím Ctrl và Shift, phím Alt được dùng để thay đổi chức năng của một phím khác khi hai phím này được nhấn cùng lúc. Vì vậy, đa số các phím tắt trên Windows đều có sự “góp mặt” của một trong ba phím này. Sau khi đã chọn phím Alt, các kỹ sư phần mềm của Microsoft bắt đầu lựa chọn phím có thể kết hợp với phím Alt để có thể tắt chương trình nhanh hơn.
Trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ và không phải ngôn ngữ nào cũng sử dụng bảng chữ cái “A B C” và có layout bàn phím như chúng ta các bạn ạ. Nếu Microsoft chọn một chữ cái bất kỳ, chẳng hạn như Alt Q thì chưa chắc ngôn ngữ đó có chữ Q hoặc ký tự Q không nằm ở vị trí giống như chúng ta đang sử dụng. Vì vậy, lấy một phím từ hàng phím F sẽ hợp lý nhất vì hàng phím này không thay đổi trong bất kỳ ngôn ngữ nào.
Video đang HOT
Có các phím F khác nhưng tại sao không được sử dụng?
Vào năm 1987, công ty máy tính lớn nhất bấy giờ là IBM đưa ra một tiêu chuẩn chung (CUA) để quy định các chức năng của các phím tắt các bạn ạ. Một số hệ điều hành cổ của IBM và Windows của Microsoft hiện nay vẫn đang sử dụng tiêu chuẩn này. Trong đó, các phím từ F10 đến F5 lần lượt được gắn cho các chức năng riêng, đến khi cần thêm chức năng mới thì người ta mới tiếp tục dùng đến phím F4. Các bạn có thể xem chức năng của hàng phím F như sau:
All F10: mở rộng ( Maximize).All F9: thu nhỏ (Minimize),All F8: thay đổi kích thước (Resize).All F7: di chuyển (Move).All F6: chuyển cửa sổ bên trong ứng dụng (Switch windows within an app).All F5: khôi phục (Restore).All F4: đóng (Close).
Hầu hết các phím tắt này đã “chết dần” vì không được sử dụng nhiều nhưng Alt F4 và Alt F6 vẫn còn đang được sử dụng các bạn ạ. Nếu bạn thắc mắc vì sao không có có hai phím F11 và F12 thì đó là do bàn phím đầu tiên của IBM không có hai phím này nhé.
Theo gearvn
Intel tạo ra bước ngoặt mới trong sản xuất máy tính lượng tử
Máy tính lượng tử được cho là có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp chỉ trong vòng vài phút trong khi những chiếc máy tính thông thường phải mất tới hàng nghìn năm, một phép so sánh đáng kinh ngạc cho thấy sức mạnh lớn lao của máy tính lượng tử.
Ảnh: Divdiscourse
Nhiều "gã khổng lồ công nghệ" đã bắt tay vào việc xây dựng máy tính lượng tử như IBM, Google. Có một điểm tương đồng trên các bức ảnh mà những công ty này chia sẻ về máy tính lượng tử của mình, đó là "ngoại hình cồng kềnh" với một mớ dây chằng chịt được kết nối thiết bị điều khiển máy tính lượng tử.
Nhà sản xuất chip Intel Corp vào hôm thứ Hai đã công bố một con chip lượng tử với mục tiêu sẽ thay đổi nhược điểm này của máy tính lượng tử. Con chip mà Intel công bố có tên là Horse Ridge, được thiết kế nhằm "thu nhỏ" các đường truyền mà trước đó phải thực hiện bằng các đường dây điện kết nối với máy tính lượng tử.
Máy tính lượng tử của Google. Ảnh: ABC News
Các máy tính lượng tử vẫn chỉ đang ở trong giai đoạn đầu tiên của việc nghiên cứu và phát triển. Sẽ còn mất nhiều năm nữa, công nghệ này mới có thể được đưa vào ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, lĩnh vực máy tính lượng tử đang thu hút được sự quan tâm của các công ty công nghệ lớn. Vào tháng 10, Google đã tuyên bố rằng chiếc máy tính lượng tử mà họ đang phát triển có khả năng giải được bài toán siêu khó trong 200 giây mà máy tính truyền thống phải mất 10.000 năm mới giải được. Ngoài ra, IBM, Microsoft cũng đang theo đuổi công nghệ này.
Máy tính lượng tử sử dụng các bit lượng tử (qubit).Trong các máy tính lượng tử hiện nay, các qubit phải được giữ lạnh, gần với nhiệt độ mà các nguyên tử ngừng chuyển động. Điều này khiến cho việc kết nối dây với các qubit trở nên khó khăn trong việc truyền và nhận thông tin. Hầu hết các dây và thiết bị lượng tử đều phải được đặt trong một phòng lạnh đặc biệt.
Intel cho biết con chip của công ty được thiết kế để có thể đặt trong môi trường lạnh lượng tử. Công ty hi vọng sẽ giúp máy tính lượng tử thực tế hơn và có thể đi vào sản xuất thương mại trong một tương lại không xa.
"Ngoài phần lõi qubit, các trình điều khiển lượng tử cũng là một phần cốt yếu trong bài toán phát triển một hệ thống lượng tử thương mại quy mô lớn", Jimke, Giám đốc phần cứng lượng tử của Intel cho biết trong một tuyên bố.
Theo viet times
Tổng hợp các phím tắt dành cho Start Menu cực kỳ tiện lợi trên Windows 10 Thông thường nhắc tới phím tắt trên Windows 10, các bạn sẽ thường nghĩ tới các phím tắt như Ctrl C để copy, Windows L để khóa màn hình, hay Windows M để thu nhỏ cửa sổ.v.v. Nhưng lại ít ai biết tới là Start Menu mà chúng ta sử dụng hằng ngày cũng có những phím tắt riêng của nó. Để biết...