Nguồn gốc bản Quốc ca phát trong trận Việt Nam – Lào được tiết lộ, khác với số đông nghĩ
VFF đã lên tiếng về nguồn gốc của bản Quốc ca được phát trong lễ chào cờ trước trận đấu Việt Nam – Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020.
BTC AFF Cup 2020 phát Quốc ca từ nguồn VFF cung cấp
Vụ việc các kênh phát lại trận bóng Việt Nam – Lào trong giải AFF Cup 2020 chủ động “tắt tiếng” phần hát Quốc ca trong lúc chào cờ đầu trận vì lo ngại bị “đánh gậy bản quyền” đang được chú ý. Không chỉ riêng BH Media, có một số đơn vị khác cũng đăng ký bản quyền bản thu âm Tiến quân ca. Nhiều người thắc mắc, rút cục thì bản Quốc ca Việt Nam được cử lên tại AFF Cup là bản nào, có nguồn gốc ra sao.
Bản Tiến quân ca sử dụng trong nghi thức chào cờ, hát Quốc ca trước trận tuyển Việt Nam – Lào được BTC AFF Cup 2020 lấy từ nguồn AFC, do VFF cung cấp – đó là câu trả lời chính thức cho vụ việc.
VFF thông tin, nhạc Quốc ca sử dụng trong nghi thức chào cờ trước trận tuyển Việt Nam – Lào tại AFF Cup 2020 do VFF cung cấp bản chuẩn, theo Vietnamnet. Bản Tiến quân ca này được VFF xin phép lấy từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chinhphu.vn).
Trang web chinhphu.vn công khai ghi thông tin về Quốc ca kèm theo bản chép nhạc và bản ghi âm dài 1: 02 phút.
Thông tin về Quốc ca trên trang chinhphu.vn
Đây là bản chép nhạc do Cục Nghệ thuật biểu diễn cung cấp kèm theo Công văn số: 558/NTBD-QLBĐ ngày 23 tháng 7 năm 2015. Tại đây cũng ghi rõ, bản quyền thông tin thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
VFF khẳng định, vụ việc nhạc Quốc ca trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam – Lào bị tắt tiếng không liên quan tới VFF.
Con cố NS Văn Cao: Tiến quân ca là tài sản của Nhà nước
Theo trả lời của VFF, có thể hiểu, bản Quốc ca đã được BTC AFF Cup 2020 phát là bản đã được VFF xin phép, tức là được phép sử dụng mà không sợ vi phạm bản quyền. Đây cũng hoàn toàn không phải bản ghi âm của Hồ Gươm Audio mà BH Media bảo vệ bản quyền, cũng không phải bản từng bị YouTube “đánh gậy” kênh của FPT, do Hãng đĩa Marco Polo sản xuất.
Như vậy, có thể hiểu là các kênh phát lại trên nền tảng YouTube trận đấu tối 6/12 đã hơi… lo xa. E ngại về vi phạm bản quyền nhạc đã khiến họ hy sinh trải nghiệm toàn vẹn của người xem bóng đá.
Video đang HOT
Người xem trận Việt Nam – Lào trên nền tảng YouTube đã không có trải nghiệm tốt nhất
Sự việc đã ngã ngũ, BH Media không liên quan gì đến sự việc lần này, nhưng câu chuyện bản quyền ca khúc và các bản ghi Tiến quân ca vẫn gây nhiều tranh cãi trái chiều.
Họa sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao – người sáng tác Tiến quân ca cũng lên tiếng về vấn đề này. Ông bức xúc: ” Từ khi ca khúc này ra đời, cố nhạc sĩ Văn Cao và gia đình chúng tôi chưa nhận bất cứ một đồng nào tiền bản quyền của tác phẩm này. Khi cha tôi mất đi, ông bảo: “Các con đừng bao giờ lấy tiền bản quyền ca khúc Tiến quân ca và sau này, đến lúc nào đó, thay mặt bố, bàn giao ca khúc này cho Nhà nước và Nhân dân”.
Chúng tôi đã làm đúng nguyện vọng của nhạc sĩ Văn Cao. Tiến quân ca hoàn toàn là tài sản của Nhà nước, của Nhân dân. Tôi tin là các cơ quan chức năng sẽ làm rõ vấn đề này“, theo Dân Trí.
Diễn biến vụ bản quyền 'Tiến quân ca' và 'Giấc mơ trưa'
Liên quan đến vụ việc nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi bị khiếu nại bản quyền ca khúc "Giấc mơ trưa", câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.
Những ngày qua, lùm xùm tranh chấp bản quyền ca khúc giữa các nghệ sĩ và đơn vị BH Media được dư luận quan tâm. BH Media hiện nắm quyền sở hữu rất nhiều bản ghi các ca khúc trên nền tảng số. Từ đó dẫn đến chuyện khi các nghệ sĩ đăng tải video bài hát đó lên YouTube, video bị khiếu nại bản quyền.
Nhạc sĩ Giáng Son, NSND Thu Hiền thể hiện sự bức xúc khi bản thân là người sáng tác, người hát nhưng lại bị một đơn vị không liên quan khiếu nại.
Từ đâu BH Media có quyền sở hữu?
BH Media làm việc, thỏa thuận với các hãng băng đĩa, từ đó được ủy quyền quản lý và khai thác, kinh doanh tác phẩm trên nền tảng số. Họ đưa tác phẩm lên YouTube và được xác định Content ID. Khi có mã Content ID, các video đăng tải sau (nếu nội dung trùng lặp hoặc chứa đoạn âm thanh tương tự) sẽ mặc định bị khiếu nại bản quyền.
Với trường hợp nhạc sĩ Giáng Son, BH Media cho biết họ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý bản hòa tấu Giấc mơ trưa của nghệ sĩ đàn nhị Dương Thùy Anh. BH Media đưa bản ghi này lên YouTube trước. Do đó, khi Giáng Son đăng video Giấc mơ trưa (Khánh Linh thể hiện) vào tháng 9 năm nay, video này nhận được thông báo về bản quyền, trong đó ghi rõ chủ sở hữu là BH Media.
Giáng Son bày tỏ phẫn nộ vì Giấc mơ trưa là ca khúc cô sáng tác. Bản hòa âm, phối khí cũng do nhạc sĩ chi tiền thực hiện. Bản ghi của Thùy Anh thậm chí sử dụng bản phối gốc từ Giáng Son.
Sự việc của NSND Thu Hiền cũng xảy ra tương tự. NSND Thu Hiền cho biết mới đây khi con gái của bà đưa lên mạng một số ca khúc Thu Hiền biểu diễn thì bị YouTube báo vi phạm bản quyền. Và bản quyền những bản ghi ca khúc này thuộc về BH Media.
Nghệ sĩ Thu Hiền kể nhiều năm trước, bà hợp tác thu âm cùng các hãng băng đĩa, trong đó có Bến Thành Audio, Sài Gòn Audio, Công ty Hoa Phượng Đỏ... NSND Thu Hiền cho rằng nếu hãng đĩa đưa tác phẩm lên nền tảng số để kinh doanh thì cần thông báo với bà.
Tiến quân ca là sáng tác của cố nhạc sĩ Văn Cao.
Giáng Son và NSND Thu Hiền khẳng định sẽ kiện
Với trường hợp Giấc mơ trưa, BH Media giải thích YouTube đã ghi nhận quyền tác giả của nhạc sĩ Giáng Son trong bản ghi âm Giấc mơ trưa của nghệ sĩ Dương Thùy Anh, do Hồ Gươm Audio cung cấp. Và YouTube sẽ trả phí tác quyền cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), đơn vị được Giáng Son ủy quyền về quyền tác giả trên YouTube.
Giáng Son khẳng định chưa từng chuyển nhượng hay bán độc quyền tác phẩm Giấc mơ trưa cho tổ chức, cá nhân nào. Nhạc sĩ ủy quyền cho VCPMC giải quyết sự việc.
Đến ngày 9/11, VCPMC và BH Media đều chưa thông tin thêm về vụ tranh chấp bản quyền.
Gia đình NSND Thu Hiền cũng cho biết đã thuê luật sư để khởi kiện. Còn BH Media không đưa ra phản hồi về sự việc của NSND Thu Hiền.
Hồ Gươm Audio chưa có câu trả lời
Hồ Gươm Audio là đơn vị phát hành đĩa nhạc của Dương Thùy Anh (trong đó có bản ghi Giấc mơ trưa) và liên quan trực tiếp đến sự việc.
Câu hỏi được đặt ra là khi ủy quyền kinh doanh tác phẩm trên nền tảng số cho BH Media, Hồ Gươm Audio có thông qua Dương Thùy Anh hay không. Trong hợp đồng ký kết giữa hai bên, Hồ Gươm Audio có phải nhà sản xuất?
Theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền sao chép trực tiếp, gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Dương Thùy Anh cho biết cô không nhớ rõ bản hợp đồng năm 2007 có những điều khoản gì. Cô đã liên hệ với Hồ Gươm Audio để làm rõ sự việc nhưng chưa được phản hồi.
Ngày 9/11, đại diện Hồ Gươm Audio nói rằng đơn vị này đang tìm hiểu thêm về sự việc và sẽ đưa ra câu trả lời sau.
Trao đổi với Zing, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó giám đốc công ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: "BH Media tuyên bố có quyền sở hữu đối với bản ghi và nội dung đã cung cấp cho YouTube thì hệ thống mới có thể thực hiện quét tự động. Điều này đặt ra vấn đề là bản ghi mà BH Media sử dụng để YouTube tự động quét liệu có phải vẫn là bản ghi thuộc quyền sở hữu của nhạc sĩ Giáng Son không. Hay bản ghi này có bị chiếm hữu một cách trái phép, hoặc nếu sản xuất, sao chép thì đã xin phép nhạc sĩ Giáng Son chưa... Đây là vấn đề cần kiểm tra lại và làm rõ ở góc độ pháp lý, thông qua những giấy tờ, hợp đồng mà các bên liên quan đã ký kết, chuyển giao".
Về bản quyền Tiến quân ca
Một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong những ngày qua là việc BH Media được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác một bản ghi Tiến quân ca trên nền tảng số. Bản ghi này do Hồ Gươm Audio sản xuất.
Vấn đề đang được tranh luận là khi sản xuất album có chứa bản ghi Tiến quân ca, Hồ Gươm Audio đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan cấp phép hay chưa. Hồ Gươm Audio liệu có được phép đưa bản ghi lên YouTube.
BH Media nói rằng họ không bật nút kiếm tiền, quảng cáo đối với bản ghi Tiến quân ca trên YouTube.
Nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi video ca khúc Giấc mơ trưa bị khiếu nại bản quyền.
Theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, đối với vụ việc này, cơ quan chức năng cần thiết phải vào cuộc để xác minh, làm rõ hiện tại tác phẩm Tiến quân ca thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay toàn dân. Trong trường hợp tác phẩm được hiến tặng cho Nhà nước thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm quản lý về vấn đề bản quyền.
Nếu BH Media xác nhận quyền sở hữu bản ghi thì phải đưa ra bằng chứng về mối quan hệ của họ với sản phẩm này.
"Nếu Hồ Gươm Audio là đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình Tiến quân ca, cần xem xét đơn vị này nắm giữ quyền với bản ghi ra sao. Bản ghi sản xuất trên đĩa CD sẽ là hành vi phân phối, đưa lên mạng là hành vi truyền tải tác phẩm tới công chúng. Cần xem xét Hồ Gươm Audio có quyền truyền tải hay không?", luật sư phát biểu.
Đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã nắm được thông tin về vụ bản quyền ca khúc Tiến quân ca. Bộ sẽ xem xét sự việc để chuyển nội dung cho đơn vị chuyên môn giải quyết.
Những vụ đánh bản quyền vô lý Vpop: Sơn Tùng "dính đạn" nhưng giải quyết trong 1 nốt nhạc, sốc nhất là nữ ca sĩ "bay" luôn 3 MV đình đám Trước những ồn ào bản quyền xảy ra ở thời điểm hiện tại, một số nghệ sĩ Việt đã bị gỡ MV vì lý do "trời ơi đất hỡi". Từ khoá "bản quyền" đang được cộng đồng mạng quan tâm suốt một ngày qua. Từ sau sự việc ca khúc Giấc Mơ Trưa của nhạc sĩ Giáng Son bị đánh bản quyền, dư...