Nguồn dinh dưỡng ‘không ngờ’ từ vỏ của nhiều loại rau củ và trái cây
Nghiên cứu cho thấy vỏ của một số loại trái cây, rau củ chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn và hóa chất chống bệnh tiểu đường, tình trạng viêm và ung thư.
Ảnh minh họa. (Nguồn: National Geographic)
Theo National Geographic, các nghiên cứu cho thấy vỏ của một số loại trái cây và rau củ chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn và hóa chất chống bệnh tiểu đường, tình trạng viêm và ung thư.
Sau đây là một số loại bổ dưỡng nhất:
Táo
Khi nói đến táo, “vỏ là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất” – Joan Salge Blake, Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học Boston cho biết. “Vỏ táo chứa nhiều hơn 300% vitamin K, nhiều hơn 140% vitamin A và nhiều hơn 110% vitamin C.”
Vỏ táo cũng giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan và quercetin (một chất chống oxy hóa mạnh) – Bazilian, tác giả của loạt bài “Eat Clean, Stay Lean” (tạm dịch: “Ăn sạch, Giữ dáng”) cho biết. “Bạn sẽ nhai được nhiều hơn nếu ăn cả vỏ, điều này làm chậm tốc độ ăn của bạn.”
Vì vậy, đừng bận tâm đến việc gọt vỏ táo, dù bạn ăn sống, nấu chín hay nướng. Để có một món ăn nhẹ hoặc món tráng miệng ngon, hãy nướng cả quả táo trong lò hoặc gọt vỏ và nướng các dải với một chút quế.
Cà rốt
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vỏ của một củ cà rốt tươi chỉ chiếm 11% trọng lượng của nó nhưng chứa 54% axit phenolic – hoạt động như chất chống oxy hóa. Carotenoid, vitamin K, niacin và vitamin C cũng tập trung nhiều hơn ở vỏ so với bên trong cà rốt.
Chỉ cần rửa sạch cà rốt rồi ăn sống hoặc nấu chín. Jackie Newgent, chuyên gia dinh dưỡng và đầu bếp chuyên về rau củ tại New York, cho biết bạn có thể gọt vỏ thành từng dải và chiên để làm một món ăn giòn nhẹ; hoặc dùng các “dải vỏ cà rốt” đã gọt vỏ làm salad.
Trái cây họ cam quýt
Vỏ của cam, bưởi, chanh không chỉ chứa nhiều vitamin C và carotenoid hơn phần cùi mà còn rất giàu hesperidin – một chất chống oxy hóa mạnh, có đặc tính chống viêm và có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ở Arizona thường xuyên ăn vỏ cam quýt có nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào vảy ở da thấp hơn 34%. Một nghiên cứu khác cho thấy vỏ cam quýt có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh, cải thiện chức năng nhận thức ở người lớn tuổi.
Và một nghiên cứu trong Tạp chí Molecules năm 2023 đã phát hiện ra rằng các chất trong vỏ chanh có nhiều tác dụng chống ung thư khác nhau đối với tế bào ung thư gan.
Video đang HOT
Bạn có thể bào vỏ cam quýt vào salad, súp, món hầm hoặc đồ nướng; hoặc nêm các món cơm, gà hoặc cá, hoặc rau nướng hoặc xào.
Cà tím
Lớp vỏ màu tím sẫm cho thấy cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, vỏ cà tím chứa nasunin – chất bảo vệ màng tế bào trong cơ thể và não. Ngoài ra, Salge Blake lưu ý rằng “nasunin làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể và LDL cholesterol.”
Khi làm các món ăn chế biến từ cà tím, chỉ cần giữ lại vỏ cà tím khi bạn chuẩn bị nấu. Để có món ăn đặc biệt, Newgent gợi ý bạn trộn các dải vỏ cà tím với dầu ôliu và gia vị rồi nướng chúng thành món giả “thịt xông khói.”
Kiwi
Nhiều người không biết rằng vỏ kiwi có thể ăn được và tốt cho sức khỏe.
“Vỏ kiwi có lượng chất xơ gấp đôi so với phần bên trong” – Alexandra Kazaks, cố vấn nghiên cứu sức khỏe và khoa học dinh dưỡng tại Viện Công nghệ Thực phẩm, cho biết. Lớp vỏ mờ cũng chứa nhiều folate và vitamin E hơn phần “thịt.”
Một số chuyên gia khuyên bạn nên rửa sạch kiwi và ăn như đào hoặc thái cả vỏ. Salge Blake cho biết: “Khi thái, bạn sẽ ăn nhiều phần ‘thịt’ của kiwi hơn là phần vỏ”. Bạn có thể trộn những lát kiwi đó vào salad trái cây hoặc rau xanh hoặc thả kiwi vào máy xay để làm sinh tố.
Hãy nhớ: “Nếu bạn có tiền sử sỏi thận, bạn không nên ăn vỏ kiwi vì chúng chứa nhiều oxalat” – Young, tác giả của “Finally Full, Finally Slim,” cảnh báo.
Xoài
Mọi người thường sẽ không nghĩ đến việc ăn cả vỏ xoài – nhưng bạn nên làm vậy.
Vỏ xoài có màu sắc rực rỡ không chỉ ăn được mà còn giàu vitamin C, carotenoid, chất xơ và các chất chống oxy hóa khác. Và nó là “nguồn pectin tốt – đây là chất xơ hòa tan nhớt giúp giảm mức cholesterol và làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày giúp bạn cảm thấy no lâu hơn” – Salge Blake nói.
Nghiên cứu cho thấy ăn vỏ xoài có thể làm giảm sự tích tụ chất béo ở người. Và nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau – bao gồm axit phenolic, mangiferin và beta carotene – trong vỏ xoài được công nhận là có đặc tính kháng khuẩn, chống tiểu đường, chống viêm và chống ung thư.
Nghiên cứu cho thấy ăn vỏ xoài có thể làm giảm sự tích tụ chất béo. (Nguồn: Only my health)
Bạn có thể cắt xoài thành từng miếng và ăn cả vỏ, hoặc dùng để nấu ăn.
“Vì vỏ xoài có thể hơi đắng, tôi khuyên bạn nên xào vỏ xoài cùng với một ít thịt xoài ngọt để cân bằng hương vị” – Newgent, tác giả của “The Plant-Based Diabetes Cookbook” (tạm dịch: “Hướng dẫn nấu ăn từ thực vật cho người tiểu đường”), cho biết.
Khoai tây
Vỏ khoai tây thường không được coi là thực phẩm lành mạnh vì chúng là món ăn chính trong thực đơn của quán bar, thường được “bôi đủ loại chất béo” – Keith Ayoob, chuyên gia dinh dưỡng tại Cao đẳng Y khoa Albert Einstein ở The Bronx nói. “Nhưng không hẳn là như vậy.”
Vỏ khoai tây không chỉ giàu vitamin C, sắt, kali và một số vitamin B mà “50% chất xơ của khoai tây nằm trong vỏ” – Salge Blake nói. Vì vậy, hãy quên việc gọt vỏ khoai tây hoặc khoai lang đi: Chỉ cần chà vỏ dưới vòi nước, sau đó nấu chín và ăn cùng phần “thịt” còn lại.
Hoặc bạn có thể múc “ruột” khoai tây ra và ăn vỏ khoai nướng phủ hành tây và nấm xào (hoặc các loại rau khác). Newgent cũng gợi ý nên xào vỏ khoai tây đã cắt nhỏ với thảo mộc làm “trang trí” cho các món ăn khác.
Cà chua
Nói về sự lãng phí thời gian và chất dinh dưỡng: “Một số người gọt vỏ cà chua khi nấu súp hoặc nước sốt nhưng không cần thiết phải làm vậy” – Salge Blake nói. “Bỏ vỏ bạn nghĩa là bạn có thể mất tới 80% lycopene – chất giúp chống lại ung thư.”
Vỏ cũng có nồng độ vitamin C và một số vitamin B cao hơn một chút so với phần “thịt.” Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bỏ vỏ làm giảm hoạt động chống oxy hóa tổng thể của cà chua.
Giải pháp cho bạn là dùng toàn bộ quả cà chua. “Đôi khi, việc nấu nướng sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn không phải gọt vỏ những thứ này” – Ayoob nói./.
5 loại trái cây ăn nhiều lúc trẻ giúp giảm nguy cơ trầm cảm khi về già
Trái cây không chỉ mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng mà theo nghiên cứu mới còn phát hiện ra rằng những người ăn nhiều trái cây hơn ở tuổi trung niên sẽ ít bị trầm cảm hơn khi về già.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trái cây trong chế độ ăn uống làm tăng lượng chất xơ, nâng cao mức độ chống oxy hóa và tăng cường sự đa dạng dinh dưỡng. Nghiên cứu mới cho thấy lượng trái cây trong chế độ ăn cũng có thể có tiềm năng ngăn ngừa trầm cảm sau này trong cuộc sống.
1. Ăn ít nhất ba phần trái cây mỗi ngày giảm nguy cơ trầm cảm
Một nghiên cứu công bố vào tháng 6 năm 2024 trên Tạp chí Dinh dưỡng, Sức khỏe và Lão hóa cho thấy những người ở tuổi trung niên ăn nhiều trái cây hơn có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn khi về già.
Đây là nghiên cứu dài hạn ở Singapore đã theo dõi gần 14.000 người tham gia trong hơn 20 năm. Những người tiêu thụ nhiều trái cây nhất (ít nhất ba phần mỗi ngày) giảm khả năng trầm cảm do tuổi tác ít nhất 21%. Những phát hiện này có tác động ý nghĩa trong việc ngăn ngừa tình trạng sức khỏe tâm thần cực kỳ phổ biến ở những người lớn tuổi.
Tác giả nghiên cứu cấp cao Woon Puay cho biết: "Các nghiên cứu trên toàn thế giới đã ước tính rằng tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở giai đoạn cuối đời dao động từ 17,1% đến 34,4% và trong số những người có triệu chứng trầm cảm nhẹ hoặc cận lâm sàng, 8-10% có thể chuyển sang trầm cảm nặng mỗi năm".
Theo TS. Koh, giáo sư tại Chương trình nghiên cứu chuyển đổi tuổi thọ khỏe mạnh của Đại học Quốc gia Singapore, điều này có liên quan đến việc giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
Trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất xơ có lợi cho sức khỏe.
2. Ăn nhiều trái cây ở tuổi trung niên mang lại nhiều lợi ích
Những số liệu thống kê đáng lo ngại nói trên khiến TS. Koh và nhóm nghiên cứu khám phá chế độ ăn kiêng ở tuổi trung niên có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần trong những năm sau này. Nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng, Sức khỏe và Lão hóa bắt đầu với dữ liệu từ năm 1993-1998. Vào thời điểm này, 13.738 người lớn ở Singapore được yêu cầu trả lời các câu hỏi chi tiết về việc tiêu thụ trái cây và rau quả của họ. Tuổi trung bình cơ bản là 52,4 tuổi. Hơn hai thập kỷ sau, trong giai đoạn phỏng vấn tiếp theo vào năm 2014-2016, khi những người tham gia có độ tuổi trung bình là 72,5, họ được đánh giá bằng Thang đo trầm cảm lão khoa, một công cụ sàng lọc lâm sàng được sử dụng ở nhiều quốc gia để xác định trầm cảm ở người lớn tuổi.
Đối tượng càng ăn nhiều trái cây trong bảng câu hỏi những năm 1990 thì khả năng họ bị trầm cảm khoảng 20 năm sau đó càng thấp. Mối liên hệ giữa trái cây và sức khỏe tinh thần tốt hơn cũng không hề nhỏ.
TS. Koh cho biết những người tham gia ăn ít nhất ba khẩu phần trái cây mỗi ngày so với những người ăn ít hơn một khẩu phần mỗi ngày có thể giảm ít nhất 21% khả năng trầm cảm liên quan đến lão hóa.
3. Tại sao tăng cường trái cây có thể làm giảm trầm cảm?
TS. Koh cho biết, lý do chính xác tại sao ăn nhiều trái cây ở độ tuổi 40 hoặc 50 có thể tăng cường sức khỏe tâm thần ở tuổi lớn hơn vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể có nhiều yếu tố tác động.
Căng thẳng oxy hóa và tình trạng viêm thần kinh sau đó là hai con đường được xác định rõ ràng của chứng trầm cảm. Trái cây có tác dụng ngăn ngừa những vấn đề này. Trái cây thường chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vi chất chống viêm, chẳng hạn như vitamin C, carotenoids, flavonoid, đồng thời những chất dinh dưỡng này đã được chứng minh là làm giảm căng thẳng oxy hóa và ức chế quá trình viêm nhiễm trong cơ thể.
Các loại rau được đánh giá trong nghiên cứu không có tác động rõ ràng nào đối với chứng trầm cảm sau này trong cuộc sống - phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên. TS. Koh có một giả thuyết về lý do tại sao điều này có thể xảy ra. Mặc dù rau cũng là nguồn giàu hợp chất chống oxy hóa nhưng các phương pháp chế biến thông thường có thể làm giảm tác dụng chống viêm của chúng.
Trái cây thường được ăn sống như đồ ăn nhẹ suốt cả ngày, trong khi rau thường được nấu chín cho bữa ăn. Nấu ăn được biết đến là một quá trình có thể làm thay đổi khả dụng sinh học và hoạt động của các chất dinh dưỡng trong rau, do đó hạn chế tác dụng bảo vệ của các chất dinh dưỡng này đối với chứng trầm cảm.
Đu đủ là một trong số những loại trái cây được đánh giá là có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.
4. Tuổi trung niên có phải là thời điểm tốt nhất để ăn nhiều trái cây?
Tuy nhiên, TS. Koh cho biết kết quả đó không có nghĩa là tuổi trung niên là thời điểm tốt nhất (hoặc duy nhất) để ăn nhiều trái cây hơn.
Nhóm nghiên cứu đã hỏi về việc những người ăn 14 loại trái cây và 25 loại rau được tiêu thụ phổ biến nhất vào thời điểm đó ở Singapore nhưng không hỏi về độ tuổi họ bắt đầu thói quen này. Các nghiên cứu khác được thực hiện ở những nơi khác cũng đã phát hiện ra lợi ích của việc đưa trái cây vào chế độ ăn có liên quan đến sức khỏe tâm thần tốt hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì lý do này, nên tăng cường trái cây trong chế độ ăn uống của mình khi còn trẻ càng tốt.
7 loại rau củ mùa đông tốt nhất cho sức khỏe Ăn các loại rau củ theo mùa thường bổ dưỡng hơn trái mùa. Thậm chí, một số loại rau mùa đông còn có vị ngọt hơn sau khi tiếp xúc với sương giá. Ăn uống theo mùa là một cách bền vững để thay đổi chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe. Những loại rau củ mùa đông này có thể...