Nguồn cung lúa mì suy giảm trên toàn thế giới
Nguồn cung lúa mì thấp hơn có thể tạo thêm áp lực cho chuỗi cung ứng thực phẩm vốn đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động và khó khăn trong khâu hậu cần.
Cánh đồng lúa mì còi cọc do hạn hán gần Larimore, North Dakota (Hoa Kỳ), ngày 29/7/2021. Ảnh: Reuters .
Mất mùa ở hai trong số các nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới và lo ngại về chất lượng ở các nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ ba đã đẩy giá lên mức cao trong nhiều năm, làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát giá lương thực cho hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Hạn hán và nắng nóng tiếp tục ảnh hưởng đến lúa mì, loại cây được trồng trên nhiều diện tích đất trên toàn cầu hơn bất kỳ loại cây nào khác, của Canada vào tháng 7, vài tháng sau khi mùa đông tàn khốc ập đến với vụ mùa của Nga.
Giá lúa mì kỳ hạn tăng trong tuần trước khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cắt giảm dự báo về sản lượng của Canada và Nga, kéo lượng dự trữ và thương mại toàn cầu đi xuống. Kèm theo đó là diện tích cây trồng bé đi của Hoa Kỳ làm tăng thêm áp lực.
Các hộ gia đình và chính phủ cũng sẽ cảm nhận được tác động đó, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo phụ thuộc vào nhập khẩu. Và ở Hoa Kỳ cũng như các nơi khác, giá bánh mì cao hơn sẽ làm tăng áp lực đối với chuỗi cung ứng thực phẩm vốn đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động và khó khăn trong khâu hậu cần.
James Doyle, Phó Chủ tịch điều hành của King Milling Co. ở Lowell, Michigan, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Người tiêu dùng sẽ thấy giá cao hơn. Giá mà chúng ta phải trả cho lúa mì kỳ hạn tăng, bất kể mức giá đó là bao nhiêu tại thời điểm thợ làm bánh mua, bị chuyển ngay lập tức thành giá bột mì”.
Video đang HOT
Là thành phần cơ sở của tất cả mọi thứ, từ bánh mì baguette của Pháp đến bánh mì dẹt Trung Đông cho đến mì châu Á, giá lúa mì có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến người tiêu dùng so với các loại cây trồng như ngô và đậu nành, vốn chủ yếu được cho động vật ăn.
Sự biến động của hàng hóa có thể mất nhiều thời gian để di chuyển qua chuỗi cung ứng. Giá bán lẻ cũng có thể cao và trong một số trường hợp, chi phí thực phẩm được chính phủ trợ cấp. Nhưng chi phí cao hơn hiện nay có nghĩa là ngũ cốc có thể tiếp tục tăng cho đến khi thu hoạch ở Nam bán cầu vào đầu năm 2022 giúp làm giảm áp lực.
Chi phí vận tải để vận chuyển ngũ cốc trên khắp thế giới cũng đang tăng cao. Nhìn chung, “đòn” này có vẻ đặc biệt khắc nghiệt đối với các quốc gia nghèo hơn, phụ thuộc vào nhập khẩu vốn đã bị đại dịch virus Corona tàn phá.
USDA trong tuần vừa rồi đã hạ dự báo nhập khẩu lúa mì từ năm 2021 đến 2022 cho khu vực Bắc Phi, Đông Nam Á và Afghanistan.
Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế tại Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết: “Tôi e rằng đây là một tình huống mà bản thân tôi cũng không thấy có biện pháp nào cứu vãn được. Thật không may, có rất nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến mức lạm phát trong nước ở nhiều nơi trên thế giới”.
Dự trữ toàn cầu có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, theo dự báo của chính phủ Mỹ, với nguồn cung từ các nhà xuất khẩu đặc biệt căng thẳng.
Carlos Mera, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại Rabobank ở London, cho biết: “Thị trường đang xem xét mức thâm hụt toàn cầu hiện nay.”Điều đó làm gia tăng lo ngại lạm phát lương thực. Lúa mì là một thực phẩm thiết yếu”.
Chỉ số giá xuất khẩu lúa mì do Hội đồng ngũ cốc quốc tế có trụ sở tại London tính toán hiện đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, chỉ số giá nông sản toàn cầu của Liên hợp quốc đang tăng cao trong một thập kỷ.
Đòn giáng vào các nhà xuất khẩu
Nga là trụ cột của thương mại lúa mì toàn cầu trong vài năm qua, thường là nước xuất khẩu lớn nhất.
Vụ mùa sụt giảm năm nay trùng với nỗ lực của chính phủ Nga trong việc ngăn chặn giá lương thực tăng của chính họ, bằng cách đánh thuế hàng hóa xuất khẩu. Điều đó có thể thấy người mua chuyển sang người bán như Liên minh châu Âu và Ukraine.
Hợp đồng lúa mì xay xát ở Paris tăng 9,5% trong tuần lên mức cao nhất kể từ năm 2012.
Vụ thu hoạch lúa mì của EU năm nay lớn hơn – 138,6 triệu tấn so với 125,9 triệu – nhưng mưa không ngớt ở Pháp và Đức đã ảnh hưởng tới vụ thu hoạch, làm giảm hàm lượng bột của lúa mì.
Các nhà nhập khẩu đau đầu
Nhiều quốc gia dự trữ sẵn một lượng ngũ cốc để ngăn nguồn cung thiếu hụt, vì tình trạng thiếu lương thực thường là dấu hiệu báo trước cho sự bất ổn xã hội. Người mua cuối cùng sẽ cần phải bổ sung hàng và với giá cả tăng cao, điều này ảnh hưởng đến chi phí ngân sách của nhà nhập khẩu.
Tổng thống Ai Cập gần đây phải thúc giục tăng trợ giá bánh mì cho công dân của mình. Trong khi đó, một loạt các nước mua lúa mì lớn trên thị trường từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Jordan đã hủy bỏ hoặc chỉ thực hiện các giao dịch mua thấp hơn dự kiến do các nước nhập khẩu phải đối mặt với cú sốc về giá.
“Đó sẽ là một cuộc đấu tranh”, ông Mera nói. “Dù sớm hay muộn, họ sẽ phải quay lại thị trường và trả giá mua hàng”.
Huyện Vĩnh Lộc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc từ năm 2017, theo Kế hoạch 189/KH-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, ngày 5-12-2016 về xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017-2020.
Diện tích rau sản xuất, cung ứng theo chuỗi tại xã Ninh Khang (Vĩnh Lộc).
Theo đó, để phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ, vào trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Kết nối cung - cầu giữa các HTX với các cơ sở tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Chú trọng phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT; đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT. Cùng với đó, thường xuyên cập nhật kiến thức và tăng cường thông tin, truyền thông phổ biến kiến thức và pháp luật về ATTP, nhất là Luật ATTP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác bảo đảm ATTP hàng năm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng kinh doanh TPAT tại các xã, thị trấn, các khu dân cư.
Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã phát triển thêm các chuỗi cung ứng TPAT, gồm: 1 chuỗi lúa gạo tại xã Ninh Khang; trồng giống lúa Thiên Ưu 8, với diện tích 5 ha; 1 chuỗi rau, quả an toàn tại hộ ông Lê Khắc Thuận, khu phố Phụng Công, thị trấn Vĩnh Lộc, với diện tích 1 ha được chứng nhận VietGAP và đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cửa hàng rau an toàn các xã: Vĩnh Long, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hòa. Sản lượng tiêu thụ 7 tháng năm 2021 đạt 27,5 tấn. Kết quả trên đã nâng số chuỗi cung ứng nông sản, TPAT của huyện Vĩnh Lộc lên 36 chuỗi. Trong đó, có 14 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, 14 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn, 5 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn và 3 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản an toàn. Bên cạnh đó, huyện luôn duy trì 9 chợ kinh doanh thực phẩm, 12 cửa hàng kinh doanh TPAT, 20 bếp ăn tập thể ATTP.
Với số chuỗi và cơ sở kinh doanh, cung ứng nông sản, TPAT hiện có, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cung ứng ra thị trường 2.225 tấn gạo, 1.514 tấn rau, quả, 570 tấn thịt gia súc, gia cầm và 473 tấn thủy sản an toàn. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đạt 46,28%, bằng 79,9% so với cùng kỳ. Cùng với việc duy trì, phát triển các chuỗi cung ứng TPAT, huyện còn đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Theo đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 23 cơ sở. Trong đó, cấp mới cho 8 cơ sở, cấp lại cho 13 cơ sở. Hiện, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trên địa bàn huyện là 144 cơ sở. Ngoài ra, huyện còn cấp giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm thực phẩm cho 674 cơ sở, với 1.029 lượt cấp, khối lượng sản phẩm được cấp 1.004 tấn.
Để bảo đảm chất lượng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm theo chuỗi trên địa bàn, huyện Vĩnh Lộc còn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về ATTP. Qua đó, từ đầu năm 2021 đến nay, huyện đã thành lập 31 đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra tại 725 cơ sở. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, số cơ sở đạt yêu cầu chiếm 97,8%, tương đương với 709 cơ sở, còn 16 cơ sở vi phạm. Đoàn kiểm tra đã xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm, với tổng số tiền xử phạt, thu ngân sách Nhà nước 28 triệu đồng.
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống thấp Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn bốn năm rưỡi do nhu cầu ảm đạm và tình trạng gián đoạn logistic. Công nhân làm việc tại nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong khi đó, đồng baht Thái suy yếu và thiếu khách mua khiến giá gạo...