Nguồn cung gạo đối mặt với đe dọa mới khi Ấn Độ muốn thêm hạn chế xuất khẩu
Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – đang cân nhắc đưa ra thêm nhiều biện pháp hạn chế đối với việc xuất khẩu gạo.
Động thái đó có thể thắt chặt hơn nữa nguồn cung toàn cầu.
Nông dân cấy lúa tại Bhivpuri, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Hãng Bloomberg dẫn lời các nguồn thạo tin cho biết chính phủ Ấn Độ đang xem xét đánh thuế các lô hàng gạo đồ, trong bối cảnh quốc gia này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng giá lương thực.
Video đang HOT
Hiện nay, do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Nino, lượng mưa ở các bang trồng lúa trọng điểm của Ấn Độ như Tây Bengal, Uttar Pradesh, Jharkhand, Bihar, Chhattisgarh và Andhra Pradesh đều thấp hơn 15% so với bình thường. Thực trạng này có khả năng ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch năm nay.
Giá gạo tại châu Á tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 15 năm trong tháng 8, sau khi quốc gia Nam Á này tuyên bố cấm xuất khẩu gần như toàn bộ các loại gạo cùng với mối lo ngại về triển vọng sản xuất lúa gạo của Thái Lan.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã khiến thế giới thiếu hụt khoảng 9,5 triệu tấn gạo, tương đương với 1/5 nhu cầu xuất khẩu toàn cầu.
Người phát ngôn của Bộ Tài chính Ấn Độ hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của Bloomberg về thông tin trên.
Đứng trước cơn bão giá trong nước, Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và gạo tẻ thường, hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường, đồng thời hạn chế dự trữ một số loại cây trồng. Quốc gia này cũng đang xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với lúa mì và bán cà chua, ngũ cốc từ kho dự trữ quốc gia để cải thiện nguồn cung.
Vụ tai nạn đường sắt tại Ấn Độ: Trên 100 thi thể chưa xác định được danh tính
Ngày 6/6, nhà chức trách Ấn Độ kêu gọi gia đình các nạn nhân hỗ trợ xác định danh tính của trên 100 thi thể đang được giữ tại các bệnh viện và nhà xác, 4 ngày sau thảm họa đường sắt khiến 275 người thiệt mạng tại bang Odisha, miền Đông Ấn Độ.
Hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa tại Balasore, bang Odisha, Ấn Độ, ngày 5/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Y tế bang Odisha, ông Bijay Kumar Mohapatra cho biết chính quyền đang cố gắng sử dụng các thùng đá lạnh để bảo quản thi thể nạn nhân. Ông nhấn mạnh phải chờ đến khi xác định danh tính của nạn nhân mới có thể tiến hành khám nghiệm tử khi vì quy định của bang Odisha cấm giải phẫu tử thi chưa rõ danh tính 96 tiếng sau khi tử vong.
Các màn hình TV lớn tại bệnh viện All India Institute of Medical Sciences (AIIMS), cơ sở y tế lớn nhất thành phố Bhubaneswar, đã hiển thị ảnh nạn nhân để các gia đình nạn nhân nhận diện người thân. Một quan chức cảnh sát cấp cao cho biết các gia đình có thể nhận diện người thân mất tích qua ảnh trước, sau đó xác định chính xác qua danh sách mô tả chi tiết các đặc điểm của từng thi thể.
Giới chức 7 bang Assam, Bihar, Jharkhand, West Bengal, Tamil Nadu, Karnataka và Andhra Pradesh cũng đã có mặt tại huyện Balasore để nhận dạng các nạn nhân và đưa thi thể về quê nhà.
Vụ tai nạn xảy ra tối 2/6 vừa qua, 275 người đã thiệt mạng và khoảng 1.200 người bị thương khi một tàu chở khách đâm phải một tàu chở hàng đang dừng đỗ tại ga ở huyện Balasore của bang Odisha, lao ra khỏi đường ray và đâm phải một tàu chở khách khác đang chạy ngược lại. Đây được cho là vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ qua ở Ấn Độ.
Ủy ban Đường sắt Ấn Độ đã khuyến nghị Cục Điều tra Trung ương (CBI) tiếp nhận điều tra nguyên nhân tai nạn, song song với cuộc điều tra của Ủy viên an toàn đường sắt miền Đông Nam Ấn Độ, ông A.M. Chowdhary. Dự kiến CBI sẽ tiếp cận hiện trường và bắt đầu công việc trong ngày 6/6.
Sau gạo, thị trường lo ngại Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo để kiểm soát giá trong nước, các thương nhân lo ngại một mặt hàng thực phẩm khác có thể bị ảnh hưởng: đường. Ảnh minh họa: AFP Theo Bloomberg, thế giới ngày càng phụ thuộc vào đường Ấn Độ khi nguồn cung toàn cầu hạn hẹp. Lượng mưa không đồng đều trên...