Nguồn cung dầu từ Nga sang Hungary tăng hơn 40%
Kể từ đầu tháng 7, nguồn cung dầu qua đường ống của Nga đã tăng 2,3% lên 215.000 tấn mỗi ngày.
Đồng thời, khối lượng dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển giảm 3% xuống còn 386.600 tấn mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Từ ngày 1/7 đến ngày 14/7, xuất khẩu dầu của Nga sang các nước ngoài CIS giảm 0,9% xuống còn 676.600 tấn mỗi ngày, trong khi nguồn cung cấp dầu qua đường ống cho Hungary tăng 41% và tăng hơn 7% – sang Trung Quốc, một nguồn tin thân cận với dữ liệu của Bộ phận tổ hợp Năng lượng Nhiên liệu điều phối trung ương (CDU TEK).
Theo nguồn tin này, kể từ đầu tháng 7, nguồn cung dầu qua đường ống của Nga đã tăng 2,3% lên 215.000 tấn mỗi ngày. Đồng thời, khối lượng dầu của Nga vận chuyển bằng đường biển giảm 3% xuống còn 386.600 tấn mỗi ngày. Khối lượng dầu xuất khẩu quá cảnh hàng hải tăng 8,7% lên 29,900 tấn mỗi ngày.
Khối lượng dầu xuất khẩu qua đường ống sang Hungary tăng gần một nửa – 41% lên 20.700 tấn mỗi ngày. Lượng dầu giao đến Trung Quốc tăng 7,4% lên 113.600 tấn mỗi ngày. Nga cũng tăng nhẹ khối lượng dầu xuất khẩu trung bình hằng ngày qua đường ống sang Slovakia – 3,8% lên 8.100 tấn và Cộng hòa Séc – 2% lên 9.800 tấn.
Trong khi đó, kể từ đầu tháng 7 khối lượng dầu giao từ Nga sang Đức đã giảm 19% xuống còn 31.900 tấn/ngày, đến Ba Lan – giảm 5,8% xuống còn 30.800 tấn/ngày.
Chứng khoán Mỹ và châu Âu đỏ lửa trước nỗi lo lạm phát
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã kết thúc tuần bằng một phiên giao dịch đỏ lửa sau khi tiếp nhận thông tin tiêu cực về chỉ số lạm phát trong tháng 5.
Các mã chứng khoán đỏ sàn tại Sở giao dịch New York, Mỹ. Ảnh tư liệu THX/TTXVN
Các nhà đầu tư lo ngại lạm phát cao sẽ khiến Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thêm cơ sở để nới rộng biên tăng lãi suất cơ bản (từ mức 0,5 điểm % lên 0,75 điểm %) trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào tuần tới.
Chốt phiên giao dịch ngày 11/6 theo giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones mất 2,7%, xuống còn 31.392,79 điểm. Chỉ số S&P500 để vuột mất 2,9%, xuống còn 3.900,86 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất khi bị thổi bay tới 3,5%, chỉ còn 11.340,02 điểm.
Đà giảm của chứng khoán Mỹ cũng đã lan sang châu Âu, khi các chỉ số chứng khoán chủ chốt đều mất trên 2%. Cụ thể, chỉ số FTSE của Anh giảm 2,1%, CAC 40 của Pháp giảm 2,7%, DAX của Đức giảm 3,1%, MIB của Italy giảm 5,1% và IBEX của Tây Ban Nha giảm 3,7%.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu cũng giảm trong phiên 10/6 trước sức ép nhu cầu về mặt hàng này có thể giảm nếu mặt bằng giá tiếp tục tăng và tác động từ việc Trung Quốc có thể tái áp đặt các biện pháp hạn chế mới để chống dịch COVID-19. Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ giảm 84 cent xuống còn 120,67 USD/thùng, dầu Brent Biển Bắc giảm 1,06 USD xuống còn 122,01 USD/thùng.
Trong khi đó, giá vàng bật tăng khi các nhà đầu tư lại tìm về kênh trú ẩn an toàn này do lo ngại lạm phát sẽ gây ra các nguy cơ kinh tế nghiêm trọng. Giá vàng miếng tương lai của Mỹ tăng 1,2% lên 1.875,5 USD/ounce.
Theo các thông tin trước đó, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ trong tháng 5 tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981, do giá năng lượng và thực phẩm tăng. Lạm phát cùng kỳ tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng tăng lên mức kỷ lục mới là 8,1%, vượt mức đỉnh 7,4% vừa thiết lập trong tháng trước đó và đã cao gấp 4 lần mức mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Trước tình trạng này, cả FED, ECB và ngân hàng trung ương của nhiều nước châu Âu đã lên kế hoạch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
'Cơn khát' khí đốt của châu Âu và cuộc đua tìm nguồn cung Việc châu Âu đang vội vàng tìm kiếm giải pháp thay thế khí đốt tự nhiên của Nga đang đẩy thế giới rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng cho mùa Đông, cùng với những tác động tồi tệ nhất có thể xảy ra tại những nền kinh tế nghèo hơn ở châu Á. Bảng giá xăng và dầu diesel tại một...