Nguồn cung chip khan hiếm không thể tiếp tục “cản bước” GM
Nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ đã liên tục đóng cửa các nhà máy chế tạo kể từ cuối năm ngoái do tình trạng thiếu chất bán dẫn, điều này làm giảm nguồn cung xe của GM cho các đại lý.
Biểu tượng General Motors tại nhà máy ở Flint, Michigan, Mỹ, 12/6/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lần đầu tiên sau tám tháng, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu không khiến hãng sản xuất ôtô General Motors (GM) của Mỹ phải đóng cửa bất kỳ nhà máy nào ở khu vực Bắc Mỹ.
Ngày 22/10, GM cho biết bắt đầu từ ngày 1/11 tới, tất cả các nhà máy đã đóng cửa và ngừng hoạt động của hãng kể từ tháng Hai do sự thiếu hụt chất bán dẫn sẽ khẩn trương nối lại hoạt động. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hoạt động sản xuất ôtô của GM vẫn chưa thể trở lại bình thường hoàn toàn vì một số nhà máy sẽ chỉ hoạt động một ca mỗi ngày.
Video đang HOT
Nhà sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ đã liên tục đóng cửa các nhà máy chế tạo kể từ cuối năm ngoái do tình trạng thiếu chất bán dẫn, điều này làm giảm nguồn cung xe của GM cho các đại lý và khiến giá xe mới leo lên mức cao kỷ lục.
Phil Amsrud, nhà phân tích cấp cao của IHS Markit, chuyên nghiên cứu thị trường chip, cho biết động thái của GM là một dấu hiệu tốt, nhưng không báo hiệu sự kết thúc của tình trạng thiếu nguồn cung chip bán dẫn. Ông nói rằng, các nhà máy của GM mở cửa trở lại có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đang giải quyết tình trạng thiếu hụt chip bằng cách loại bỏ một số tính năng tùy chọn và chuyển số chip đó sang các mục đích sử dụng khác.
Theo ông, hiện tại, thời gian từ khi một nhà sản xuất ôtô đặt hàng đến khi nhận về những con chip hoàn thiện phải mất khoảng 52 tuần. Tình trạng thời gian giao hàng kéo dài vẫn tiếp diễn có nghĩa là vẫn có sự không chắc chắn trên thị trường bán dẫn.
Trong trường hợp bình thường, các nhà sản xuất ôtô chỉ phải đợi 16 tuần kể từ ngày đặt hàng để có chip. Bởi vậy, ông Amsrud cho rằng thời gian giao hàng ổn định và bắt đầu rút ngắn lại mới là “dấu hiệu thực sự cho thấy chuỗi cung ứng trở nên ổn định trở lại.” Ông dự báo tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn sẽ tiếp diễn trong hầu hết, nếu không muốn nói là toàn bộ, năm 2022, cho dù sẽ có chút ít cải thiện.
GM không tuyên bố chấm dứt tình trạng thiếu chip, mà thông báo rằng tình hình vẫn “phức tạp và rất biến động.” Tuy nhiên, hãng sản xuất ôtô này tự tin với việc tìm ra những cách thức sáng tạo để giảm thiểu tình trạng thiếu chip bán dẫn hiện tại./.
General Motors Co: Nguồn cung chip thế giới sẽ dần ổn định
General Motors Co dự kiến nguồn cung chip vào năm 2022 sẽ "ổn định hơn", nhưng cảnh báo lượng bàn giao các đơn đặt hàng lớn trong quý III/2021 có thể giảm 200.000 xe do sự thiếu hụt chip.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chủ tịch hãng sản xuất ôtô Mỹ General Motors Co (GM) Mark Reuss ngày 21/9 cho biết nguồn cung chip bán dẫn toàn cầu sẽ bắt đầu ổn định, nhưng ở mức thấp hơn nhu cầu của ngành ôtô trong bối cảnh ngành này nỗ lực tái cơ cấu lượng dự trữ xe.
Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đã buộc GM và các nhà sản xuất ôtô trên toàn cầu phải tạm ngừng sản xuất tại các nhà máy, trong đó một số giám đốc điều hành cảnh báo tình trạng này có thể kéo dài đến năm 2023.
Giám đốc Tài chính của GM, Paul Jacobson, tuần trước cho biết GM dự kiến nguồn cung chip vào năm 2022 sẽ "ổn định hơn", nhưng cảnh báo lượng bàn giao các đơn đặt hàng lớn trong quý 3/2021 có thể giảm 200.000 xe do sự thiếu hụt chip.
Ông Reuss cho rằng một vấn đề quan trọng đối với ngành ô tô trong tương lai, là tái chế vật liệu được sử dụng trong pin xe điện (EV), chẳng hạn như khoáng chất đất hiếm. Theo ông Reuss, có rất nhiều vật liệu trong bộ pin có thể được tái sử dụng. GM đang dành thời gian cho việc đó.
Trong tháng 7/2021, GM cho biết hãng đang đầu tư vào một dự án lithium của Mỹ. Đây có thể trở thành dự án lớn nhất của nước này vào năm 2024 và biến nhà sản xuất ôtô số một của Mỹ trở thành một trong những nhà sản xuất ôtô đầu tiên phát triển bộ pin kim loại cần thiết cho xe điện.
Ông Reuss cho hay GM cũng đang tìm kiếm các cơ hội tại Australia, nhưng không tiết lộ chi tiết./.
Xuất khẩu ô tô Nhật Bản giảm 40% do dịch COVID-19 và thiếu chất bán dẫn Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản trong tháng 9/2021 đã giảm 40,3% so với cùng kỳ năm 2020, do dịch COVID-19 và thiếu chất bán dẫn toàn cầu buộc các nhà sản xuất ô tô trong nước phải cắt giảm sản lượng. Ô tô đỗ bên ngoài một đại lý của Toyota ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Theo một báo cáo...