Nguồn cơn khiến người nông dân châu Âu bất bình đổ ra đường biểu tình
Hàng dài máy cày từ khắp nước Đức đã hướng đến Berlin ngày 15/1, đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cuộc biểu tình của nông dân châu Âu trong thời gian gần đây.
Nông dân lái máy kéo tham gia cuộc biểu tình tại Wiesbaden, Đức, ngày 8/1. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều người nông dân chia sẻ rằng họ đang bị dồn vào chân tường bởi các biện pháp mới của Liên minh châu Âu (EU) và chi phí tăng cao. Giá phân bón và nhiên liệu tăng vọt ở châu Âu sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, người nông dân cho biết họ đang đối mặt với sức ép trên khắp lục địa.
Đức là quốc gia châu Âu mới nhất chịu tác động bởi làn sóng phản đối của giới nông dân. Trong tuần trước, người nông dân đã biểu tình, đưa máy cày chặn các lối vào cao tốc, gây gián đoạn giao thông khắp nước Đức. Họ phản đối kế hoạch từ chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz chủ trương xóa bỏ mức giảm thuế với nhiên liệu họ sử dụng. Trong tháng 1, người biểu tình còn bao vây Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck khi ông cố gắng xuống phà trong kỳ nghỉ cùng gia đình.
Tâm tư của người nông dân
Theo tờ Guardian, trong những năm gần đây, nông dân Tây Âu gia tăng đấu tranh quyết liệt chống lại các chính sách bảo vệ hành tinh mà họ cho là tốn kém. Hà Lan là nơi ghi nhận phản ứng dữ dội nhất. Phán quyết của tòa án về lượng khí thải nitơ vào năm 2019 đã châm ngòi cho biểu tình phản đối nỗ lực của chính phủ nhằm đóng cửa các trang trại và cắt giảm số lượng gia súc gia cầm. Thậm chí một đảng chính trị mới đã ra đời vào năm 2019 sau diễn biến này với tên Phong trào Công dân Nông dân theo chủ nghĩa dân túy trọng nông (BBB).
Ở Bỉ, Tây Ban Nha và Pháp, nông dân cũng thể hiện bất bình về tác động của các kế hoạch cải cách môi trường và chi phí cao. Nông dân Tây Ban Nha đã xuống đường ở Madrid vào tháng 1/2023 sau khi chính phủ công bố kế hoạch hạn chế lượng nước họ có thể lấy từ con sông Tagus bị hạn hán. Tháng 2 cùng năm, nông dân Pháp lái máy cày qua Paris để phản đối lệnh cấm một số loại thuốc trừ sâu.
Video đang HOT
Ba Lan và các quốc gia Đông Âu khác cũng ghi nhận làn sóng tương tự, mặc dù chúng chủ yếu liên quan đến việc nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ của Ukraina vào EU.
Cựu giáo sư tại Đại học Wageningen ở Hà Lan – ông Jan Douwe van der Ploeg nhận thấy những điểm tương đồng quan trọng trong các trường hợp này, đó là bảo vệ hiện trạng. Ông nhận định với kênh DW (Đức) rằng lo ngại thường liên quan đến quyền tiếp tục sử dụng các khoản trợ cấp hoặc duy trì tiêu thụ năng lượng hóa thạch, thuốc trừ sâu. Ông kết luận: “Tất cả đều là những biểu hiện rõ ràng của nền nông nghiệp công nghiệp hóa”.
Rủi ro với mục tiêu khí hậu
Trên hết, các quan chức EU lo ngại về nguy cơ phải đẩy lùi các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng đã chuyển thành luật theo Ủy ban châu Âu. EU đặt mục tiêu tổng thể đến năm 2050 đạt mức phát thải “bằng 0″. Đối với nông nghiệp, những thay đổi được lên kế hoạch bao gồm giảm 50% lượng thuốc trừ sâu hóa học vào năm 2030.
Với cuộc bầu cử nghị viện châu Âu dự kiến diễn ra vào tháng 6, một số người lo lắng rằng những kế hoạch này sẽ không còn an toàn nếu nghị viện châu Âu nghiêng về cánh hữu. Ông Marco Contiero tại tổ chức Greenpeace phân tích nguy cơ này đã được thể hiện rõ ràng qua diễn biến liên quan đến Luật Phục hồi Thiên nhiên. Đạo luật này được Nghị viện châu Âu thông qua với tỉ lệ sít sao vào năm 2023 sau cuộc phản kháng vào phút chót bởi Đảng Nhân dân châu Âu (EPP). EPP chiếm nhiều ghế nhất trong nghị viện châu Âu muốn đóng vai người bảo vệ lợi ích của nông dân trước kế hoạch trả lại đất nông nghiệp cho môi trường sống tự nhiên. Ông Contiero nói với DW: “Các đảng bảo thủ cũng như nhiều đảng cánh hữu đã quyết định tận dụng các cộng đồng nông nghiệp như một công cụ bầu cử để đạt được kết quả tốt hơn”.
Cô Anne-Kathrin Meister thuộc Liên đoàn Thanh niên Nông thôn Đức (BDL) cho rằng ngành nông nghiệp không phản đối cải cách môi trường nhưng cần được hỗ trợ nhiều hơn.
Theo cô, nông dân là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên khi hệ thực vật và động vật bị suy thoái. Tuy nhiên, chi phí môi trường đi kèm với cái giá mà người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng chi trả.
Trở ngại lớn trong quan hệ giữa chính phủ mới của Ba Lan và Ukraine
Tờ Politico (Mỹ) ngày 12/12 cho biết tân Thủ tướng Donald Tusk đã cam kết sẽ đưa Ba Lan trở lại khu vực châu Âu sau khi ông nhậm chức, nhưng có ít nhất một trở ngại mà ông chưa thể vượt qua.
Tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk phát biểu tại phiên họp Hạ viện ở Warsaw ngày 12/12/2023. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo một thành viên cấp cao của chính quyền sắp tới, chính phủ mới do ông Tusk lãnh đạo, dự kiến nhậm chức vào ngày 13/12, sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine.
Lệnh cấm do chính phủ sắp mãn nhiệm dưới sự lãnh đạo của đảng Luật pháp và Công lý Ba Lan (PiS) áp đặt vào tháng 4 vừa qua. Lệnh này đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu lúa mì và ngô của Ukraine - nguồn thu xuất khẩu chính của quốc gia bị xung đột tàn phá này. Lệnh cấm cũng làm căng thẳng mối quan hệ giữa Warsaw và Kiev, vốn là đồng minh mạnh mẽ kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, đồng thời đẩy Ba Lan vào tình thế căng thẳng với phần còn lại của EU.
Động thái này chỉ là một trong vô số ví dụ về việc chính phủ do PiS lãnh đạo đã không tuân theo quy tắc đã được thiết lập của EU. Vì vậy, sự trở lại của ông Tusk, cựu Thủ tướng Ba Lan và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, người đã lãnh đạo một liên minh giành chiến thắng vào tháng 10 vừa qua, đã làm dấy lên hy vọng rằng ông sẽ đảo ngược những quyết định gây tranh cãi nhất của chính phủ tiền nhiệm.
Rõ ràng, chính quyền mới ở Ba Lan dự kiến sẽ là một đối tác đàm phán minh bạch hơn và dễ dự đoán hơn, nhưng đó sẽ không phải là điều dễ dàng. Trong một phép thử đầu tiên, đảng Nhân dân Ba Lan (PSL), đảng sẽ nắm giữ Bộ Nông nghiệp trong liên minh của tân Thủ tướng Tusk, đã báo hiệu ý định duy trì lệnh cấm nhập khẩu và mở rộng danh sách các sản phẩm Ukraine bị cấm.
Bộ này sẽ do ông Czesław Siekierski đứng đầu, một nhà lập pháp giàu kinh nghiệm, từng phục vụ trong Nghị viện châu Âu từ năm 2004 đến năm 2019 và là Chủ tịch Ủy ban nông nghiệp có ảnh hưởng của cơ quan này. Khi được Potilico hỏi về vấn đề trên, ông Siekierski từ chối cung cấp thông tin về những gì chính phủ tiếp theo sẽ làm, nhưng cấp phó của ông và là thành viên PSL, Stefan Krajewski thì tỏ ra thẳng thắn hơn.
Ông Krajewski nói trong một cuộc phỏng vấn: "Tất nhiên, hiện tại cần phải duy trì lệnh cấm vận này", đồng thời giải thích rằng nông dân và doanh nhân Ba Lan không nên chịu gánh nặng trong việc giúp đỡ Ukraine, những bình luận gợi nhớ đến chính phủ trước đó.
Ông Krajewski nêu rõ: "Chúng ta phải giúp đỡ Ukraine, nhưng không phải gây thiệt hại cho nông dân Ba Lan, doanh nhân Ba Lan. Mặt khác, chúng ta phải tìm kiếm các giải pháp toàn diện, bởi vì chúng ta, với tư cách là những quốc gia có biên giới chung, phải chịu phần lớn gánh nặng. Vấn đề này phải được giải quyết cùng nhau vì đây không chỉ là vấn đề của chúng tôi mà dường như là vấn đề của toàn EU".
Lệnh cấm đã hứng chỉ trích từ các quan chức Ukraine và các tổ chức EU. Thứ trưởng Kinh tế Ukraine Taras Kachka đã gọi lệnh cấm là "bất hợp pháp" và "phản tác dụng" đối với lợi ích của chính Ba Lan. Ủy ban châu Âu cũng đưa ra quan ngại, cho rằng lệnh cấm có thể vi phạm luật pháp EU.
Trong số 5 nước EU áp đặt hạn chế nhập khẩu nông sản Ukraine hồi tháng 4, chỉ có Ba Lan, Slovakia và Hungary tiếp tục thực thi chúng. Điều này đặt ông Tusk, người đã cam kết sẽ hàn gắn mối quan hệ của Warsaw với Brussels và Kiev sau chiến thắng bầu cử của ông, vào một tình thế lưỡng nan.
Chính phủ sắp mãn nhiệm do PiS lãnh đạo đã cảnh báo tình trạng hỗn loạn về nhập khẩu nông sản của Ukraine nếu quốc gia này - và ngành nông nghiệp khổng lồ của Kiev - gia nhập EU.
Jadwiga Emilewicz, Quốc vụ khanh Ba Lan về hợp tác phát triển với Ukraine, nói với Politico vào tháng 9: "Ngày nay không ai hiểu Ukraine nhiều và rõ hơn Ba Lan. Tôi thường dùng phép ẩn dụ về một chiếc máy bay. Khi có điều gì đó tồi tệ xảy ra trên máy bay, người mẹ được yêu cầu đeo mặt nạ cho mình trước khi đeo mặt nạ cho con mình. Và quan điểm của Ba Lan hiện nay đối với vấn đề ngũ cốc cũng tương tự như vậy".
Ông Tusk, người dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU tại Brussels vào ngày 14/12, cũng không hề dè dặt trong tuyên bố của mình. Vào tháng 4, trước khi lệnh cấm được ban hành, ông đã đăng một video lên TikTok cáo buộc chính phủ do PiS lãnh đạo đã cho phép ngũ cốc Ukraine vào nước này mà không bị hạn chế. Ông cũng dẫn lời nông dân và đại diện ngành công nghiệp Ba Lan gọi ngũ cốc của Ukraine là "thứ tồi tệ nhất" và cho rằng ngũ cốc này "đang hủy hoại nông dân Ba Lan".
Ukraine phản ứng về việc biên giới với Ba Lan bị phong tỏa Đại sứ Ukraine tại Ba Lan gọi việc phong tỏa biên giới là "cú đâm đau đớn vào lưng Ukraine", quốc gia đang có xung đột với Nga. Các chủ hãng xe tải Ba Lan tập trung phong tỏa cửa khẩu biên giới với Ukraine ngày 6/11. Ảnh: AFP Theo tờ Pravda (Ukraine) ngày 7/11, Ukraine đã kêu gọi các hãng vận tải...