Người yêu lương nghìn đô “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”
Dù thu nhập khá, có ô tô riêng, có nhà ở Hà Nội nhưng anh luôn chi li, tính toán trong chuyện chi tiêu. Lấy anh tôi sẽ có được người chồng biết lo toan cho gia đình, chín chắn hay chỉ là phải chịu đựng một ông chồng có tính Grăng-đê?
Ảnh minh họa
Tôi năm nay 29 tuổi đang làm kế toán cho một công ty tư nhân ở Hà Nội. Qua mai mối, tôi được người quen giới thiệu cho anh.
Anh là người đàn ông không đẹp trai nhưng cao ráo, công việc ổn định. Là dân tỉnh lẻ nhưng từ thời sinh viên anh đã được ba mẹ mua cho một căn hộ chung cư khá rộng rãi ở quận Hà Đông.
Bằng số tiền tích góp sau nhiều năm đi làm anh cũng tự mua cho mình một chiếc ô tô riêng.
Nói qua một chút về bản thân tôi, tôi được mọi người nhận xét là xinh xắn, tốt nghiệp đại học tôi cũng tự tìm được công việc ưng ý. Mặc dù vậy, điều kiện gia đình tôi không bằng gia đình anh và hiện tại tôi cũng đang phải ở nhà thuê.
Tưởng như tôi đã tìm được nửa hoàn hảo của mình nhưng càng ngày anh càng bộc lộ tính chi li đến tằn tiện của anh.
Lương cứng của anh là 15 triệu, nhiều tháng có thưởng thêm nên thu nhập của anh thường trên 20 triệu, gấp đôi mức lương của tôi vì vậy trong tư tưởng của anh lúc nào cũng cho rằng tôi là “chuột sa chĩnh gạo”, yêu được con người vừa có công việc ngon lành lại có nhà ở Hà Nội.
Nhiều lần ngồi trên xe anh, anh lại nói nửa đùa nửa thật: “Nhất em rồi, lấy chồng ở Hà Nội mà chẳng phải lo nhà cửa, xe cộ gì. Bạn anh đầy đứa chưa có nhà đi ở trọ nay chuyển mai đi vất vả lắm”.
Mặc dù thu nhập khá nhưng anh chi tiêu rất tằn tiện. Nhiều khi đang giờ làm, tôi lại nhận được tin nhắn “cầu cứu” của anh. Thường là anh nhờ mua gấp cho anh thẻ cào điện thoại vì anh “đang có việc gấp” không mua được.
Dù mỗi lần chỉ phải mua thẻ 100 – 200 nghìn nhưng những tin nhắn nhờ cậy như trên lặp lại với tần suất thường xuyên nhiều lần khiến tôi rất khó chịu vì mỗi lần như thế tôi đều phải xin sếp chạy ra ngoài mua thẻ.
Video đang HOT
Khi khuyên anh chuyển sang trả sau thì anh chống chế: “Trả sau lại gọi vô tội vạ không kiểm soát được. Thằng Hoàng (em họ đang ở nhờ nhà anh) nó thấy anh trả sau rồi toàn lấy gọi chùa cho bạn gái mà tiền chả chịu share gì”.
Có lần, đi ăn bò nầm nướng ở một quán vỉa hè vào buổi tối. Trên bàn nhân viên quán có để sẵn đĩa dưa chuột, củ đậu… Trong lúc chờ nhân viên mang đồ ăn ra tôi hồn nhiên ăn củ đậu thì anh ngăn lại bảo “cái này nó cũng tính tiền đấy em ạ”.
Tôi mặc kệ lời anh nói, cứ chén tì tì, đến lúc tính tiền anh làu bàu: “Đấy đã bảo mà, một đĩa củ đậu mà nó chém những 15 nghìn, em xem này”. Anh tỏ vẻ khó chịu mặc dù hóa đơn buổi ăn hôm đó chỉ trị giá 280 nghìn.
Tôi cũng là phụ nữ suy nghĩ khá song phẳng về khoản “tình phí”. Từ khi yêu anh, tôi chưa bao giờ đòi hỏi quà cáp đắt tiền, mỗi lần đi ăn chung, nếu hôm này anh trả thì hôm sau tôi sẽ chủ động trả.
Nhưng lần nào tôi thanh toán tiền thì anh rất vui vẻ còn lúc nào anh trả tiền thì anh có vẻ khó chịu, luôn miệng kêu đắt.
Anh làu bàu: “Có 2 bát bún cá mà hét 80 nghìn, cá này chắc toàn cá chết mua rẻ từ mấy bà bán ế ngoài chợ rồi về tẩm gia vị chiên lên chứ có gì mà chém ác thế”. Vừa ăn xong bát bún nghe câu nói của anh tôi chỉ chực buồn nôn.
Anh mua ô tô nhưng ít khi dùng, từ khi yêu tôi, anh thường xuyên mượn xe của tôi để đi (tôi đi vespa). Nhà trọ gần công ty nên tôi đi bộ để đi làm, nên việc anh mượn xe thường xuyên tôi cũng vui vẻ để anh đi.
Nhưng mỗi lần đưa xe cho anh mượn tôi đều đổ xăng đầy bình nhưng khi anh trả thì xăng đã đến vạch đỏ. Nhiều lần không để ý tôi đã phải dắt bộ vì hết xăng giữa đường. Tôi bức xúc thì anh lại chống chế: “Anh bận quá”, “Lúc anh đi qua cây xăng thì đông quá anh lại ngại chờ lâu”…
Lần gần đây nhất là tôi nhắn tin bảo qua nhà anh chơi. Anh nhắn lại là tiện qua chơi thì mua cho anh cái chăn mỏng đắp mùa hè theo kiểu mà anh ưa thích. Khi đến anh hỏi giá và tôi bảo là 450 nghìn.
Anh xuýt xoa: “ Sao em mua đắt thế anh thấy trên mạng rao có 400 nghìn thôi”. Đang háo hức được anh khen là chọn màu đẹp thì anh bảo “Trừ vào tiền lần trước anh trả tiền sửa xe cho em nhé”. Tôi choáng váng.
Tuần trước khi chúng tôi đi chơi xa thì xe hỏng giữa đường, vào quán sửa hết 500 nghìn. Lúc ấy không mang theo nhiều tiền mặt, anh đã đứng ra trả cho tôi. Tôi chưa có dịp trả lại anh thì anh đã nhanh chóng giải quyết “khoản nợ” đó bằng cách này.
Nhiều lần giận dỗi xuất phát từ cách chi tiêu, liên quan đến tiền nong. Đây là vấn đề tế nhị tôi rất ngại đề cập với người yêu. Mỗi lần tôi nói anh đều chống chế: “Anh làm thế là để tiết kiệm cho tương lai của chúng ta” rồi “Em không biết quý trọng đồng tiền”…
Tôi thấy rất phân vân, nhiều bạn bè tôi e ngại “Còn yêu nhau mà tính toán thế sau lấy nhau về có lẽ hắn còn đếm tiền lẻ cho mày đi chợ”.
Nhưng ngoài những điểm trên anh là con người có điều kiện kinh tế vững vàng, chững chạc lại có chí tiến thủ nhưng liệu với những điều ấy tôi có được hạnh phúc khi đến với anh?
Theo VNE
"Lỗ to" vì ham chồng...Hà Nội
Ham hố lấy chồng Hà Nội, Dung có ngờ đâu "vớ" phải gã chồng vũ phu, nghiện ngập.
Ảo vọng lấy chồng Hà Nội
Mỗi khi vợ chồng anh Nam, chị My sánh bước cùng nhau bạn bè, người thân đều tủm tỉm cười vì sự...chênh lệch ngoại hình giữa hai người. My cao, da trắng, dáng người và khuôn mặt đều đẹp. Trong khi đó anh Nam thì thấp hơn vợ một cái đầu, người nhỏ thó, mặt mũi cũng không được ưa nhìn. Ở anh Nam chỉ toát lên vẻ của một người đàn ông khó tính, cau có...tất cả đều không thấy điểm gì phù hợp với người vợ xinh đẹp mà anh cưới được.
Ai không biết thì có thể ngạc nhiên đôi chút nhưng bạn bè của My thì đều hiểu nguyên nhân. Ngày còn trẻ, đang là sinh viên My nổi tiếng khắp trường vì là hoa khôi. Tất nhiên, kéo theo đó là rất nhiều những chàng thư sinh ngấp nghé, mong muốn được lọt vào mắt xanh của người đẹp. Nhưng cô đều phớt lờ. Xuất thân là một cô gái nông thôn lên thành phố, tự ý thức được mình đẹp nên cái giấc mộng lớn nhất đời của My là cưới được một anh chàng nhà Hà Nội. Chỉ có thế cô mới có thể trụ lại ở mảnh đất này và sống sung sướng.
Vì suy nghĩ như vậy ngay từ đầu nên đối với những chàng trai tỉnh lẻ, mặc cho họ học giỏi, đẹp trai, thông minh và yêu thương cô chân thành, My đều phũ phàng từ chối hết. Gặp ai, biết họ có tình cảm với mình nhưng My luôn thẳng thắn: "Em muốn trụ lại ở Hà Nội, muốn xây dựng gia đình với người sinh ra ở đây nên không muốn yêu đương vớ vẩn". Nghe những lời cô nói, một vài chàng trai vì mặc cảm, tự ái mà rời xa, một số khác thì khinh thường cô sống quá thực dụng nên cũng không còn muốn yêu nữa. Cứ như vậy, nhiều người đến thì cũng nhiều người đi, My không hề nôn nóng vì người mà cô chờ đợi là những anh chàng Hà Nội. Vì thế, những "vệ tinh" kia có đi cô cũng không tiếc nuối.
Với vẻ đẹp của mình, lại có nhiều bạn bè nên My quen được nhiều anh chàng được gọi là "trai Hà Thành". Một trong số đó là Nam. Nam có dáng người nhỏ bé, có thể gọi là xấu nhưng chỉ có mình anh là xác định gắn bó với My. Hơn nữa, gia đình Nam rất giàu có. Suy đi tính lại, My quyết định gắn bó với Nam để hi vọng được đổi đời. Cô tính toán rằng, chồng càng xấu thì khi về làm vợ, mình đẹp như thế này sẽ càng được chiều chuộng, sung sướng. Hơn nữa, chồng cũng không đi ngoại tình. Để chắc chắn không tuột mất cơ hội, My còn quyết định có thai trước khi cưới để "giữ chỗ".
Ham hố lấy chồng Hà Nội để rồi nhận trái đắng (Ảnh minh họa)
Vậy là không cần biết Nam là người như thế nào, không cần biết gia đình anh nền nếp ăn ở ra sao, chỉ riêng việc Nam là trai Hà Nội, có nhà cửa đàng hoàng, giàu có đã đủ để My quyết định trao thân gửi phận. Ngày cưới cuối cùng cũng diễn ra. Ai đến dự cũng thầm tiếc cô gái "xinh đẹp nức vùng" lại sắm vai bên người chồng vừa lùn, vừa xấu.
Phụ bạc người yêu để chạy theo "trai Hà Nội"
Cũng mang một tham vọng như My, Dung thậm chí còn phũ phàng hơn khi quyết định chấm dứt, hủy hôn với người yêu để chạy theo tình mới. Với cô, việc được một chàng trai vừa đẹp trai, nhà giàu có lại ở Hà Nội là một "cơ hội trời cho" và cô cần phải nắm lấy.
Dung và Tiến đã yêu nhau 3 năm. Tới khi cô ra trường, hai bên gia đình quyết định dạm hỏi để chính thức cho hai con. Dung và Tiến và vẫn sống ở Hà Nội và đi làm như bao bạn bè khác. Cả hai chờ đợi tới ngày cưới để dọn về cùng một nơi chốn. Ấy vậy mà chỉ còn cách ngày cưới 3 tháng, Dung đường đột đòi chia tay.
Ở công ty Dung làm có một người đồng nghiệp tán tỉnh cô. Cô cảm thấy thích thú và muốn thay đổi vì đó là một anh chàng rất đẹp trai. Nhưng điều đó không phải là nguyên nhân chính. Thứ mà cô nghĩ đến chính là anh ta nhà ở Hà Nội, gia đình không quá giàu nhưng cũng ổn định. Trong lòng Dung tính toán: "Nếu lấy Tiến, hai vợ chồng có cố gắng làm ăn, vất vả chắt chiu thì cũng phải già nửa đời may ra mới mua được một chỗ be bé mà chui ra, chui vào ở đất Hà Nội này. Trong khi đó nếu quyết định ở bên người kia thì cô bỗng nhiên trở thành dâu Hà Nội, có nhà cao, cửa rộng để ở luôn. Xét về ngoại hình thì anh ấy cũng chẳng kém cạnh gì".
Vậy là bất chấp hai bên gia đình đã lên kế hoạch cưới xin, Dung vẫn chủ động chai tay. Quyết định của Dung thậm chí còn được bố mẹ cô đồng tình ủng hộ vì như thế có lợi cho con mình hơn. Chỉ đúng 1 tháng sau khi hủy hôn, Dung cưới người mới. Đó cũng là ngày tròn 3 tháng hai người tán tỉnh, tìm hiểu nhau. Ngày cưới, Dung tự hào với bạn bè vì lấy được chồng nhà Hà Nội, lại cao to đẹp trai như diễn viên điện ảnh.
Trái đắng cho những cô gái tham lấy chồng giàu
Lấy được chồng nhà, thỏa mãn giấc mộng đổi đời nhưng cuối cùng cả My và Dung đều đau khổ. Mỗi người một cảnh éo le khác nhau nhưng chung quy lại cũng chỉ vì họ quá tính toán. Mà đôi khi người tính, không bằng trời tính.
Ai cũng muốn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Nhưng khi ước muốn trở thành một tham vọng mà người ta bất chấp mọi điều để đạt đến, bỏ qua giá trị của tình cảm thì điều đó thật nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Trở lại với câu chuyện của My. Lấy được chồng ở Hà Nội, vừa về làm dâu, còn chưa có công việc, My đã vác cái bụng bầu to tướng. Bố mẹ chồng My khinh ghét cô ra mặt. Họ gọi cô là "con nhà quê hám tiền" nên đã mồi chài con trai họ. Trong gia đình, dòng họ không ai coi My là dâu con. Bố mẹ My cũng bị nhà thông gia coi thường, khinh rẻ khiến cô rất tủi và thương bố mẹ.
Còn với chồng, My bị chồng đánh đập tối ngày vì ghen tuông. Thấy vợ đẹp, sợ mất nên chồng My coi cô như nô lệ, quản lí sát sao từng giây từng phút. Sinh con xong My cũng không được xin cho đi làm đúng ngành cô học. Cô bị chồng và mẹ chồng bắt đứng trông coi cửa hàng của gia đình. Một đồng My cũng không được sờ tới, mọi chuyện trong gia đình đều một tay mẹ chồng cô lo liệu. Cô sống mà không có một đồng để chi tiêu vì chồng không cho, buôn bán được bao nhiêu phải đưa hết cho mẹ chồng. Ngồi một chỗ, hàng ngày đối diện với sự khinh rẻ của nhà chồng trong khi đó bạn bè đồng trang lứa được hưởng thụ cuốc sống khiến My ân hận vô cùng. Cô đang sống những ngày như một cái xác không hồn.
Còn với Dung, cái giá phải trả cho việc cô phụ tình để chạy theo một anh chàng nhà giàu, đẹp trai chính là những trận đòn nhừ tử. Chồng Dung có tính vũ phu, suốt ngày đánh đập vợ. Nhà anh ta cũng có điều kiện nhưng tất cả là không đủ với một kẻ cờ bạc, lô đề tối ngày. Hơn 3 tháng sau khi cưới Dung cũng phát hiện ra chồng nghiện ngập. Phải rất khó khăn cô mới bỏ được anh chàng "đẹp trai, hào hoa" đó và cay đắng mang danh phận một đời chồng. Mọi thứ của cuộc đời cô đều lỡ dở, thiên hạ chê cười...
Ai cũng muốn có một cuộc sống sung túc, đầy đủ. Nhưng khi ước muốn trở thành một tham vọng mà người ta bất chấp mọi điều để đạt đến, bỏ qua giá trị của tình cảm thì điều đó thật nguy hiểm. Phần lớn những cô gái nông nổi nhu My và Dung đều phải trả giá đắt cho tham vọng mù quáng của mình.
Theo VNE
Anh sẽ nói yêu em! Em yêu mùa đông dù chưa bao giờ gặp, giống như tình yêu em dành cho anh, tin tưởng và đầy hy vọng. Đông về ở Hà Nội của anh, nhưng em cảm nhận được cái lạnh của mùa Đông, sự cô đơn của lòng người. Em biết em yêu anh nhiều thật nhiều rồi.Sài Gòn đang tận hưởng những ngày mưa tầm...