Người yêu bị chê “nhất lé, nhì lùn…”
Người yêu em cao ráo, học thức. Ai cũng bảo em may mắn nếu lấy được người ấy làm chồng. Thế nhưng vừa rồi, khi em đưa anh về ra mắt gia đình thì các cô chú bên nội em hết chê anh ấy cao lêu nghêu như cây tre miễu lại bảo anh ấy mắt lé. Chú em còn nói thậm tệ, nào là “nhất lé, nhì lùn…”.
Cha mẹ em thì không phản đối ra mặt nhưng cha nói: “ Sao cái thằng đó khi nói chuyện nó không nhìn thẳng mặt cha vậy? Người như vậy không đáng tin cậy đâu con”.
Nghe người lớn nói vậy em hoang mang quá. Dù sao thì người lớn cũng có nhiều kinh nghiệm sống, nhìn người hẳn là không sai. Em phải làm sao bây giờ?
haithuy…@gmail.com
Bạn thân mến,
Con người ta ở trên đời khó mà toàn vẹn, được cái này, mất cái kia. Ngoài ra, một người đẹp hay xấu còn phụ thuộc vào… mắt của người nhìn. Ông bà ta nói: “Yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Bạn yêu người ấy nên thấy cái dáng cao cao, gầy gầy là thư sinh, nho nhã; các cô chú nhà nội thì “không hạp nhãn” nên chê lêu nghêu như cây tre miễu! Còn đôi mắt, người yêu thì bảo là lé duyên, kẻ ghét thì bảo… lé xẹ!
Video đang HOT
Dáng cao, mắt lé… là do cha mẹ sinh ra như vậy, có muốn sửa cũng khó. Nếu nói như các cô chú của bạn thì chẳng lẽ mấy người có hình dạng giống như người yêu của bạn là xấu, là ế hết hay sao?
Do vậy, nghe người lớn góp ý là tốt nhưng phải biết chọn lọc cái nào hợp lý, cái nào không; quan trọng là phải tìm hiểu cho kỹ tính tình, đạo đức, cách ăn ở, cư xử… của người mà mình chọn làm bạn đời, sao cho tìm được người tốt, phù hợp. Về nhận xét của cha bạn, có lẽ ông chỉ nói đùa bởi mắt “lé” thì làm sao mà nhìn thẳng cho được?
Bạn đừng quá lo lắng, nếu thật sự yêu nhau thì các bạn hãy để thời gian chứng minh cho gia đình thấy sự lựa chọn của mình là chín chắn và sẽ chịu trách nhiệm về tương lai, hạnh phúc của mình.
Theo VNE
Vị đắng "dâu tây"
... Cô con dâu nhìn thẳng vào bố chồng: "Bố không chấp nhận lời xin lỗi, chúng con quyết đi chỗ khác ở!". Chị nổi sung: "Chúng mày đi ngay đi!". Anh cố kìm nén, từ tốn giải thích, phân tích điều thiệt hơn, phải trái. Thằng con có vẻ nghe ra nhưng vợ nó thì vẫn ấm ức...
Năm rồi, vợ chồng anh chị đón một niềm vui khôn tả: thằng cháu nội bụ bẫm ra đời sau đám cưới của cậu con trai du học từ Pháp về cưới cô bạn cùng lớp. Thế nhưng, khi cái Tết cận kề thì xảy ra chuyện, chỉ thiếu chút nữa có lẽ mất cả Tết.
Lý do thật đơn giản là đôi vợ chồng trẻ nhất trí cao trong việc nuôi nấng và dạy dỗ con mình theo đúng kiểu Tây. Tức là cho ngủ riêng, cho ăn theo giờ với một định lượng chặt chẽ. Anh chị khó chịu nhưng thôi can thiệp nó lại chê mình lạc hậu, cháu mình nhưng con chúng nó.
Nhưng, sự chịu đựng cũng chỉ có giới hạn, một lần, anh nghe cháu khóc đến hàng giờ mà bố mẹ chúng không dỗ nín. Bực bội, anh đẩy cửa phòng vào, hai đứa vẫn nằm trên giường, chăn đắp ngang ngực, thản nhiên xem ti-vi.
Anh cáu: "Chúng mày để con khóc thế mà được à?". Cô con dâu tung chăn, khoa tay: "Bố cứ để chúng con rèn cháu, dạy dỗ thì phải kiên trì, nóng nảy thì ích gì!". Máu trào lên cổ, anh dằn giọng: "Chị bỏ tay xuống, không có kiểu khoa tay, múa chân ấy được!" rồi anh giận dữ sập cửa bỏ ra ngoài.
Tối ấy, một người bạn của con đến chơi và đưa cho vợ chồng nó một gói tiền. Anh gọi con lên phòng hỏi xem nó vay tiền làm gì, nó thẳng thừng: "Chúng con ra ngoài ở!". "Vì sao?". "Chúng con bất đồng với bố mẹ về việc nuôi dạy cháu. Bạn con cũng nhiều đứa thất bại trong việc nuôi dạy con theo phương pháp hiện đại châu Âu chỉ vì bố mẹ can thiệp".
Anh bảo: "Tôi cưới vợ cho anh, về đây có lễ gia tiên xin nhập gia, bây giờ muốn ra khỏi nhà thì cũng phải được sự đồng ý của chúng tôi. Ta đang ở Việt Nam phải theo đạo lý truyền thống người Việt, không có thói lai căng".
Thằng con vặn lại: "Lai căng thế nào?". "Thế nào ư, vợ anh có học Tây được khi họ đẻ vẫn sinh hoạt bình thường, tắm ùm hay cũng kiêng cữ không ra gió, không mó nước, mẹ anh phải hầu hạ cơm bưng, nước rót, giặt giũ cho, ai bế cháu khi nó mới sinh ra suốt đêm cho vợ chồng anh ngủ? Nếu học Tây sao không học toàn diện đi, tự lập hoàn toàn ngay từ đầu đi. Tôi cũng bao năm trời ở Tây, tại sao tôi không nuôi dưỡng anh theo kiểu Tây mà anh học đòi theo Tây một nửa?".
Cậu con trai có vẻ ngượng, xin phép bố về phòng trao đổi với vợ. Hôm sau thì chúng xin lỗi anh chị. Anh phân tích thêm: "Ra ngoài thuê nhà bây giờ ngoài chuyện mất một khoản tiền lại còn thuê người giúp việc. Đã thế liệu nhà thuê có hợp không, riêng việc thằng bé phải thay đổi môi trường đã là sự ảnh hưởng đối với nó. Nghĩ cho mình, thỏa mãn sự tự do thì phải nghĩ cho con trước. Anh chị bảo vì con nhưng thực ra chỉ vì mình!".
Cô con dâu nhìn thẳng vào bố chồng: "Bố không chấp nhận lời xin lỗi, chúng con quyết đi chỗ khác ở!". Chị nổi sung: "Chúng mày đi ngay đi!". Anh cố kìm nén, từ tốn giải thích, phân tích điều thiệt hơn, phải trái. Thằng con có vẻ nghe ra nhưng vợ nó thì vẫn ấm ức.
Chúng nó ở lại, Tết gia đình sum họp đầm ấm, riêng cô con dâu vẫn ra vẻ không thuần phục, cứ rèn con theo kiểu của mình nhưng nó khóc thì đã biết bế lên dỗ cho nín. Mọi việc dường như đã qua nhưng trong anh chị vẫn âm ỉ một vị đắng dâu tây!
Theo VNE
Nói giọng miền Trung, tôi bị mẹ chồng tương lai ghét Nói chuyện với tôi, mẹ anh bảo không thích con gái tỉnh lẻ, nhất là người nói giọng miền Trung như tôi. Bà cũng nghi ngờ tôi đến với anh vì muốn có hộ khẩu thành phố. Tôi là người miền Trung vào Sài Gòn lập nghiệp, hiện tại công việc khá ổn định. Tôi quen anh được 4 năm. Đầu năm ngoái...