Người vợ Mỹ phải cầu cứu 169 bệnh viện khi chồng mắc Covid-19
Từ chối tiêm vaccine, Robby Walker nhiễm Covid-19 và cận kề với cái chết khi hai lá phổi tổn thương nặng. Vợ anh phải tìm mọi cách giành giật sự sống cho chồng.
Gia đình Susan Walker đã cầu cứu khắp 169 bệnh viện ở bang Florida (Mỹ) để cứu người chồng nhiễm Covid-19 chuyển nặng, theo CNN.
Susan và người chồng Robby Walker đều từ chối tiêm vaccine trước đó. Tháng 12 năm ngoái, Susan cũng âm tính với virus và đã phục hồi. Cô tin mình đã có sẵn kháng thể, còn các thành viên khác trong nhà cho rằng tiêm vaccine sẽ có nhiều biến chứng.
Cho đến tháng 7, lần lượt cả nhà và 11 người họ hàng khác đều bị SARS-CoV-2 tấn công. Bản thân Susan không mắc nhưng phải chạy đua với tử thần trong nỗ lực cứu sống bạn đời.
Vợ chồng Robby và Susan Walker.
Chủ quan, từ chối tiêm vaccine
Không ai biết chính xác nguồn bệnh phát sinh từ đâu. Nhiều khả năng, kỳ nghỉ Quốc khánh Mỹ 4/7, khi gia đình ra ngoài đi chơi, ăn tối tại nhà hàng với họ hàng, bạn bè là nguồn cơn.
Thời điểm đó, bang Florida đã nới lỏng nhiều hoạt động. Số người đeo khẩu trang ở nơi công cộng thưa dần. Và cả nhà Walker đã chủ quan, nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì xảy ra và còn tiếp tục đi du ngoại bằng thuyền.
Vài ngày sau, Robby bắt đầu có triệu chứng. Kết quả xét nghiệm cho ra dương tính với Covid-19.
11 người đi cùng trong chuyến đi đều bị nhiễm bệnh. “Nó lan rộng như cháy rừng”, Susan nói. Nhưng Robby là người bị nặng nhất.
Sốt cao, cả hai lá phổi bị tổn thương nặng, người đàn ông phải nhập viện cấp cứu. Ngày 25/7, Robby gọi điện về cho vợ, nói rằng mình đã ký giấy tờ để được đặt máy nội khí quản.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 đã không qua khỏi dù có sự trợ giúp của máy thở. Nhiều cuộc gọi thông báo về việc đặt máy rất có thể là lần cuối cùng họ liên lạc với gia đình.
Video đang HOT
Người đàn ông chuyển bệnh nặng sau thời gian ngắn.
10 ngày sau, Susan nhận thông báo chồng cô nhiều khả năng không qua khỏi. Không chấp nhận sự thật, người phụ nữ tìm cách cho chồng cấy ghép phổi nhưng danh sách chờ đã quá dài.
Phương án cuối cùng là kỹ thuật ECMO (oxy hóa màng ngoài cơ thể), chuyên cho những trường hợp nhiễm Covid-19 “thập tử nhất sinh”. Bệnh nhân sẽ được loại bỏ carbon dioxide và bổ sung oxy vào máu, sau đó bơm máu trở lại cơ thể để tim và phổi có cơ hội phục hồi.
Nhưng với số lượng bệnh nhân Covid-19 nhập viện khi đó ở bang Florida, khả năng cung cấp ECMO rất khan hiếm.
Đến đầu tháng 8, Susan đã gọi điện cho một loạt danh sách dài bệnh viện từ phía nam đến phía bắc của bang để tìm cơ sở có sẵn ECMO. 169 bệnh viện đã từ chối Robby vì không còn chỗ trống.
Cuối cùng, Susan phải cầu cứu trên truyền thông. Cô xuất hiện trên CNN để tìm kiếm sự giúp đỡ.
“Anh ấy đang rất cần được điều trị bằng ECMO. Chúng tôi đang ráo riết tìm một bệnh viện ở các tiểu bang khác có thể nhận chồng tôi chữa trị”, cô khẩn khoản nói.
May mắn, một bác sĩ đã xem được bản tin đó. Tiến sĩ Robert Gallagher, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch của hệ thống Trinity Health ở khu vực New England, đứng ra giúp đỡ gia đình.
Người đàn ông trên đường chuyển viện từ bang Florida sang bang Connecticut (Mỹ).
Chiến thắng cửa tử
Gallagher tìm cách chuyển Robby từ Florida đến một bệnh viện có sẵn ECMO và giường trống ở bang Connecticut, cách đó 1.931 km.
Robby vẫn lắp nội khí quản và được vận chuyển bằng chuyến bay y tế có sẵn thiết bị chuyên dụng. Susan không được phép bay cùng chồng.
Cô và mẹ chồng, cùng con gái lớn đã lái xe suốt 22 giờ để đến nơi điều trị mới cho Robby. Suốt hành trình, cô thấp thỏm vì lo chồng không qua khỏi trên đường chuyển viện.
Robby vẫn còn sống sau chuyến bay gần 2.000 km và bắt đầu điều trị bằng ECMO tại Bệnh viện St. Francis ở Hartford. Tiến sĩ Gallagher cũng có mặt để trực tiếp theo dõi.
Trong phòng bệnh, cơ thể Robby phải cắm các ống thông phức tạp. Cảnh tượng khi ấy gây ám ảnh với người vợ. Suốt 22 ngày người chồng điều trị bằng ECMO, Susan ở bên túc trực.
Robby Walker cần người hỗ trợ mới có thể đứng vững.
“Tôi biết một bệnh nhân mắc Covid-19 cùng viện, trẻ hơn Robby đã không quá khỏi. Tôi ngồi trong phòng bệnh và nghe thấy tiếng gia đình la hét, khóc lóc. Tôi đã khóc theo vì cảm giác quá nặng nề”, người vợ kể lại.
Cuối cùng, vào ngày 2/9, Robby dừng điều trị ECMO. Tim và phổi của người đàn ông đã dần tự hoạt động trở lại. “Nếu không có tiến sĩ Gallagher, có lẽ tôi đang ngồi trước bia mộ chồng”, Susan bày tỏ lòng biết ơn.
Sau nhiều tuần cơ thể bị virus tàn phá, Robby từ một người khỏe mạnh, chăm tập thể dục, giờ vật lộn để đứng vững, phải nhờ vật lý trị liệu can thiệp giúp phục hồi.
Robby xúc động khi kể về Susan và các thành viên khác trong gia đình đã nỗ lực bằng mọi cách như thế nào để cứu sống anh.
“Tôi không thể tự hào hơn về cô ấy. Susan là anh hùng của tôi”, người đàn ông vừa khóc vừa nói.
Sau khi có thể nói chuyện trở lại, Robby yêu cầu vợ mình phải đi tiêm vaccine phòng Covid-19.
“Chồng tôi đã quyết định khi trở về nhà, tôi sẽ không được đến gần nếu chưa đi tiêm vì phổi của anh ấy giờ có sẹo, yếu đi nhiều”, Susan nói.
Susan cho biết câu chuyện của gia đình đã truyền cảm hứng cho ít nhất 60 bạn bè, gia đình và đồng nghiệp chịu đi tiêm vaccine Covid-19. April Torri, một người bạn của gia đình, và chồng cũng từng từ chối tiêm chủng.
“Cả hai không muốn tiêm khi chưa biết chắc những gì sẽ đi vào người. Và rồi câu chuyện của Robby xảy ra, nó khiến chúng tôi phải suy nghĩ lại”, Torri cho biết cả gia đình 3 người nhà cô đã đi tiêm sau đó.
Đức Giáo hoàng Francis đã đi lại được sau ca mổ cắt ruột
"Ngài đã có thể cử hành thánh lễ trong nhà nguyện riêng vào buổi chiều và dùng bữa với những người đang hỗ trợ ngài vào tối 9-7".
Sức khỏe của Giáo hoàng Francis luôn nhận được sự quan tâm từ truyền thông quốc tế - Ảnh: REUTERS
Tòa thánh Vatican ngày 10-7 xác nhận Đức Giáo hoàng Francis đã đi lại được và dần trở lại các công việc bình thường sau ca phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết.
Ông Matteo Bruni, phát ngôn viên của Vatican, cho biết sức khỏe của giáo hoàng đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật dài 3 tiếng hôm 4-7.
"Ngài đã có thể cử hành thánh lễ trong nhà nguyện riêng vào buổi chiều và dùng bữa với những người đang hỗ trợ ngài vào tối 9-7", đại diện Vatican thông tin thêm ngày 10-7. Giáo hoàng cũng đi dạo trong hành lang của bệnh viện và đọc sách, theo Vatican.
Hãng tin Reuters trích thông cáo của Vatican cho biết các kết quả xét nghiệm máu của Giáo hoàng Francis hậu phẫu thuật đều đạt yêu cầu.
Tòa thánh cũng thông báo Giáo hoàng sẽ xuất hiện và đọc lời cầu nguyện vào ngày 11-7 từ tầng 10 của Bệnh viện Gemelli, nơi có một dãy phòng dành riêng cho các giáo hoàng.
Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng, ông Francis không đọc lời cầu nguyện từ Vatican, theo AFP.
Giáo hoàng Francis nhập viện hôm 4-7, đánh dấu lần đầu tiên ông vào bệnh viện sau khi trở thành Giáo hoàng năm 2013. Theo Vatican, kết quả kiểm tra cho thấy phần ruột kết của Giáo hoàng bị "thu hẹp nghiêm trọng".
Giáo hoàng Francis năm nay 85 tuổi và từng phẫu thuật cắt một phần phổi khi còn ở quê hương Argentina. Ông cũng bị đau thần kinh tọa, khiến việc đi bộ gặp khó khăn.
Tài khoản Twitter của Giáo hoàng hôm 5-7 đã gửi lời cảm ơn đến những người cầu nguyện cho ông và cho biết người đứng đầu Vatican "cảm động" những hành động này.
Bệnh viện nhi Bambino Gesu thuộc Vatican đã chia sẻ hình ảnh một bé gái tên Giulia nắm tay Giáo hoàng Francis khi ông đang nằm trên giường bệnh.
"Xin hãy nghe lời cầu nguyện của con giống như con đã nghe thấy lời của ngài khi con bị bệnh", cô bé nói.
Người chết vì Covid-19 tăng kỷ lục, Indonesia như "vùng chiến sự" Các bệnh viện ở Indonesia biến thành "vùng chiến sự" khi làn sóng Covid-19 càn quét suốt nhiều ngày qua. Thi thể nạn nhân Covid-19 được chôn cất tại nghĩa trang ở Indonesia (Ảnh: Reuters). Indonesia có số ca nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 cao kỷ lục trong tuần qua. Nhiều bệnh viện ở Java và các khu vực khác ở...