Người Việt uống 4 tỉ lít nước ngọt, bệnh từ miệng
Tốc độ tiêu thụ đường của người Việt tăng gấp 7 lần trong vòng 15 năm, mỗi năm người dân uống hơn 4 tỉ lít nước ngọt trong đó có 2 tỉ lít trà uống liền.
Dân thay đổi lối sống, bệnh tăng nhanh
Tại hội thảo về ghi nhãn dinh dưỡng ngày 19/4, TS Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, từ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng đến thừa cân, béo phì, các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng…
Hiện tại, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của Việt Nam vẫn ở mức cao, chiếm 24,6%, gần 70% thiếu kém, tỉ lệ phụ nữ có thai thiếu kẽm là 80%.
Suy dinh dưỡng thấp còi đã ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chiều cao, tầm vóc của người Việt, hiện chiều cao trung bình nam giới chỉ đạt 164 cm và 153 cm ở nữ. Nghiên cứu cho thấy, chiều cao lúc 3 tuổi của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao khi trưởng thành, trong đó di truyền chỉ chiếm 23%, 20% do tập luyện thể dục thể thao, 32% do chế độ dinh dưỡng, còn lại là các yếu tố tâm lý, sức khoẻ…
Người Việt tiêu thụ đến hơn 4 tỉ nước ngọt/năm, trong đó có hơn 2 tỉ lít trà uống liền. Ảnh minh hoạ
Trong khi đó, thừa cân béo phì trong toàn dân cũng tăng nhanh từ 12% năm 2010 lên 16% năm 2015.
Riêng các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng, chiếm 80% tổng số ca tử vong tại Việt Nam. Đặc biệt, trong 12 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng, có tới gần 60% chưa được phát hiện bệnh và trên 80% chưa được quản lý điều trị; trong tổng số hơn 3 triệu người bị đái tháo đường thì gần 70% chưa được phát hiện bệnh và trên 70% chưa được quản lý điều trị thuốc.
Theo ông Bắc, một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm (ung thư thư, đái tháo đường, tim mạch…) tại Việt Nam tăng cao là do đô thị hoá, kinh tế phát triển dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống và chế độ ăn uống của người dân.
Cụ thể, người dân chuyển đổi từ thực phẩm truyền thống sang thực phẩm chế biến nhiều chất béo, muối, đường và từ lao động thể lực sang ít vận động.
Đặc biệt, tại các vùng đô thị, bữa ăn của người dân có xu hướng thừa năng lượng, tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà, đường, muối và các loại thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn…
Rõ nhất, chỉ trong vòng 15 năm qua, mức tiêu thụ đường của người Việt đã tăng đến 7 lần. Năm 2016, người Việt tiêu thụ trên 4 tỉ lít nước ngọt, trong đó có trên 2 tỉ lít trà uống liền (trà sữa, trà đóng chai có đường…), hơn 1 tỉ lít đồ uống có gas.
Theo báo cáo của ngành đường, năm 2017, mức tiêu thụ đường trên đầu người của Việt Nam là 46,5 g/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 g/ngày và gấp đôi so với mức khuyến cáo của WHO là dưới 25 g/ngày.
Video đang HOT
Người Việt cũng lười ăn rau khi trên 50% người trưởng thành không ăn đủ khẩu phần rau, trái cây, trong khi ăn muối gần 10g/ngày, gấp đôi khuyến nghị của WHO.
Nghiên cứu toàn quốc năm 2015 cũng cho thấy, người Việt càng ngày càng lười vận động, ở nam giới trẻ tuổi, chỉ có 19% vận động 150 phút/tuần, trong khi trước đây tỉ lệ này là 28%.
Ông Bắc dẫn chứng các nghiên cứu, cho thấy ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% ung thư dạ dày, ruột, 31% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% trường hợp đột quỵ.
Ăn nhiều uối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
Sẽ yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng
“Thói quen ăn uống và tiêu dùng thực phẩm của người Việt là một trong những yếu tố nguy cơ cần phải được thay đổi”, ông Bắc nhấn mạnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra tiêu chí dinh dưỡng Nutrient Profiling (NP) là cách phân loại thực phẩm dựa trên thành phần dinh dưỡng với mục tiêu phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
Quy định về ghi nhãn dinh dưỡng trên sản phẩm
Bộ tiêu chí này yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng bao gồm thành phần muối, tổng đường, chất béo…, ghi rõ chiếm bao nhiêu % nhu cầu hàng ngày và mức có trong sản phẩm ở ngưỡng thấp hay cao để giúp người tiêu dùng hiểu được thành phần sản phẩm và có tính toán bữa ăn hợp lý.
Nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Hồng Kong đã áp dụng quy chuẩn này với các sản phẩm hàng hoá là thực phẩm.
Tuy nhiên tại Việt Nam, quy định này chưa được áp dụng. Các quy định hiện tại chỉ yêu cầu doanh nghiệp ghi tên sản phẩm, xuất xứ sản phẩm, hạn dùng, một số thành phần dinh dưỡng bắt buộc.
Để thay đổi dần thói quen tiêu dùng thực phẩm của Việt Nam cũng như định hướng các doanh nghiệp phát triển sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, sắp tới, Bộ Y tế sẽ có các chương trình điều tra, đánh giá về những sản ph ẩm thực phẩm bao gói sẵn, sử dụng nhiều ở Việt Nam như mì ăn liền, xúc xích…
Trên cơ sở những đánh giá đó, Cục sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để ban hành quy định phù hợp về ghi nhãn dinh dưỡng và vận động các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng.
Ngoài ra, ông Bắc cho biết, trong chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm đến 2025, Bộ Y tế cũng sẽ rà soát, bổ sung thêm các quy định pháp luật, cảnh báo những ảnh hưởng đến sức khoẻ đối với các thực phẩm chế biến sẵn như nước ngọt, phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Thực phẩm gây tổn thương não tuyệt đối tránh xa
Não là bộ phận quan trọng giống như kho lưu trữ của con người. Nếu dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp não hoạt động tốt hơn nhưng có những loại thực phẩm không tốt cho não.
Bộ não là bộ phận quan trọng giống như một kho lưu trữ trong cơ thể con người vì có thể kiểm soát tất cả mọi hoạt động từ tim, phổi, suy nghĩ, cảm xúc và ký ức.
Để não bộ luôn khỏe mạnh thì việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý vô cùng quan trọng. Do đó, việc ăn uống lành mạnh sẽ làm chậm quá trình lão hóa cũng như tốc độ suy giảm nhận thức và nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ.
Tuy nhiên có nhiều loại thực phẩm lại tác động không tốt tới não. Nếu sử dụng những thực phẩm này quá thường xuyên sẽ dẫn tới sự nhẫm lẫn, hay sự phản ứng cũng chậm lại. Nếu bộ não bị trầm cảm thì khả năng nhận thức cũng như đưa ra những quyết định trong công việc khó được như mong muốn. Vì thế hãy loại bỏ 7 thức phẩm dưới đây ra khỏi chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bộ não.
Nhiều loại thực phẩm không hề tốt cho não
Chất béo chuyển hóa
Không phải cứ chất béo là không tốt cho sức khỏe tuy nhiên loại chất béo chuyển hóa lại có tác động không có lợi cho não. Theo đó, chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong các sản phẩm thịt và sữa. Thực tế những chất béo chuyển hóa này không gây ảnh hưởng gì nhưng nếu được sản xuất công nghiệp và được đóng gói được bơm chất bảo quản.
Do đó, những người ăn nhiều chất béo chuyển hóa dưới dạng bơ thực vật, đồ nướng mua ở cửa hàng, khoai tây chiên và bánh quy giòn, bữa ăn đông lạnh và đóng hộp, và đồ uống có kem thì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ cao. Ngoài ra, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa còn có khả năng bị suy giảm nhận thức sớm.
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường như soda, đồ uống thể thao, nước tăng lực và thậm chí nước ép trái cây có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Nếu thường xuyên tiêu thụ những đồ uống này có thể mắc nhiều bệnh như tiểu đường loại 2, huyết áp cao, cholesterol cao và cả bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí.
Đã có những nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn fructose, một chất làm ngọt đậm đặc có trong nhiều loại đồ uống có đường sẽ làm giảm khả năng học tập, trí nhớ, chức năng não tổng thể và sự hình thành các tế bào thần kinh mới trong não. Nguy hiểm hơn có thể làm viêm não, chức năng hoạt động của não cũng bị ảnh hưởng.
Carbs tinh chế
Carbohydrate tinh chế là sản phẩm được làm từ ngũ cốc. Mặc dù sản phẩm này không ngọt nhưng có thể phân hủy thành đường trong cơ thể rất nhanh. Vì thế nếu trong bữa ăn giàu carbs tinh chế đồng nghĩa với việc bạn nạp quá nhiều đường vào cơ thể dẫn tới đường huyết cao làm tăng lượng đường trong máu. Điều này còn gây ra nhiều hệ lụy như suy giảm trí nhớ, viêm và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn.
Đã có nghiên cứu cho rằng những đứa trẻ nạp nhiều thực phẩm này khi làm bài kiểm tra sẽ có điểm số thấp. Còn đối với những người cao tuổi nếu sử dụng hơn 58% lượng carbs tinh chế mỗi ngayd sẽ có nguy cơ bị suy giảm trí tuệ và mất trí nhớ cao gấp đôi so với những người ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau quả.
Thực phẩm chế biến và đóng gói
Thực phẩm chế biến và đóng gói thường ít dinh dưỡng quan trọng nhưng lại chứa nhiều đường, chất béo và muối. Đối với phương Tây đây là loại thực phẩm khá tiện lợi cho những người bận rộn và đôi khi không thể tự làm nước sốt, mì ống và đồ nướng. Tuy nhiên, chế độ ăn của phương Tây thường tích tụ nhiều chất béo tại các cơ quan quan trọng của con người nguy hiểm hơn là có thể khiến các mạch máu não bị giãn đoạn.
Rượu
Rượu được coi là thức uống gây ảnh hưởng lớn tới não. Nghiện rượu có thể khiến não bị thu nhỏ và phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh mà não sử dụng để giao tiếp. Ngoài ra đối với những người nghiện rượu còn bị thiếu vitamin B1 làm phát triển hội chứng Korsakoff. Một khi mắc hội chứng này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng cho não gây mất trí nhớ, nhầm lẫn, thị lực kém.
Rượu là thức uống gây ảnh hưởng không nhỏ tới não
Cá chứa nhiều thủy ngân
Cá nói chung là một thực phẩm bổ sung rất tốt cho chế độ ăn của con người. Cá ít chất béo bão hòa nhưng lại chứa axit béo omega-3 lành mạnh cũng như vitamin B12, kẽm, sắt và magiê. Tuy nhiên, một số loài cá đặc biệt chứa nhiều thủy ngân, đây là chất gây ô nhiễm kim loại nặng và chất độc thần kinh gây nguy hại cho cơ thể.
Thông thường những loại cá sống lâu và cá săn mồi thường có nồng độ thủy ngân nhiều trong thịt. Trong dòng đời của mình những loại cá này có thể tích lũy lượng thủy ngân gấp 1 triệu lần nồng độ trong nước mà chúng bơi vào. Vì thế cách tốt nhất là hãy hạn chế tiêu thụ các loại cá như cá ngừ, cá kiếm, cá sấu màu cam, cá thu vua, cá mập và cá ngói để ngăn chặn sự gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh của não.
Có thể nói, trong suốt cuộc đời con người, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não. Do đó để cải thiện nhận thức của mình mỗi ngày nên tránh hoặc hạn chế sử dụng những thực phẩm trên. Hãy ăn những thực phẩm lành mạnh tốt cho bộ não cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Ngọc Nga
Theo organicwelcome/vietQ
Tác hại khôn lường khi uống nước ngọt hàng ngày Uống một lon nước ngọt, đồ uống có ga mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương thận, tim mạch, thậm chí là ung thư. Thiếu vitamin: Các axit photphoric trong nước ngọt kết hợp với chất lợi tiểu caffeine sẽ loại bỏ các chất dinh dưỡng và vitamin ra khỏi cơ...