Người Việt tràn vào trang Facebook bia Corona bàn về virus Vũ Hán
Trang fanpage với hơn 15 triệu lượt theo dõi thuộc thương hiệu bia đến từ Mexico đã trở thành nơi bàn luận của dân mạng Việt về loại virus bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Một fanpage có tên Corona với hơn 15 triệu lượt theo dõi thu hút được nhiều bình luận, đánh giá từ dân mạng Việt vì trùng tên với loại virus đang làm cả thế giới đau đầu. “Sợ quá, làm ngụm bia cho đỡ sợ”, “Mấy nay Corona nguy hiểm quá”… dân mạng đánh giá trên fanpage Corona.
Ngoài ra, các tài khoản Việt còn để lại nhận xét dưới những bài đăng của fanpage này. “Đã tìm ra vắc xin chống được virus corona. Giá thành của 350 ml vắc xin xét trên mặt bằng chung thu nhập của người dân Việt Nam thì khá đắt đỏ. Thực sự là một tin hết sức vui mừng”, tài khoản Nguyễn Duy Tùng chia sẻ.
Trong khi đó, tài khoản Nguyễn Thành Đạt nhận xét: “Kết quả xét nghiệm vào khoảng 15h chiều ngày 30/1 cho thấy trường hợp đầu tiên là công dân Việt Nam bị nhiễm virus corona”.
Nhiều tài khoản vào fanpage bia Corona để bàn về virus Vũ Hán.
Trang fanpage Corona đã ngưng hoạt động từ năm 2016. Bài viết mới nhất của trang này được đăng vào ngày 30/4/2016.
Bên cạnh hành động vào trang fanpage của bia Corona, nhiều người còn tìm kiếm từ khóa “virus trong bia Corona”. Theo Vice, những lượt tìm kiếm về cụm từ này khá phổ biến ở Bắc Mỹ, khu vực phía Tây châu Âu, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và New Zealand.
Trên thực tế, bia Corona và loại virus cùng tên hoàn toàn không có mối liên hệ nào. Điểm chung duy nhất giữa chúng chỉ nằm ở nguồn gốc cái tên Corona.
Trong tiếng Latin, từ corna có nghĩa là “vương miện”. Cái tên corona cũng vì lẽ đó mà được đặt cho loại virus này do dưới kính hiển vi điện tử, chúng có quầng sáng bao quanh giống như vương miện.
Bia Corona thậm chí còn xuất hiện trước cả loại virus này khi chai bia đầu tiên của hãng được sản xuất từ năm 1924. Trong khi đó, virus corona tuy đã được phát hiện ra từ năm 1931 nhưng phải đến năm 1965 mới xuất hiện 2 chủng virus corona gây bệnh trên người đầu tiên.
Những thông tin sai lệch như thế này không phải chỉ mới xuất hiện trên Internet. Daily Beast trước đó đã từng đưa tin cảnh báo về việc các QAnon, những người cho rằng có một bộ máy quan liêu quốc tế âm mưu chống lại chính quyền Trump đưa ra gợi ý về cách bảo vệ bản thân trước virus corona bằng cách uống thuốc tẩy.
Theo Zing
Cả hệ thống xã hội và các công ty công nghệ Trung Quốc nỗ lực chống lại virus Vũ Hán
Các công ty công nghệ Trung Quốc đang cùng cả hệ thống xã hội nước này chung tay ngăn ngừa dịch bệnh viêm phổi đang bùng phát tại Vũ Hán và nhiều quốc gia.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm viết bài, dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán đã cướp đi sinh mạng của 106 người (chủ yếu tại Trung Quốc) và hiện có khoảng 4.614 ca nhiễm bệnh. Điều này buộc giới chức Trung Quốc phải phong tỏa hơn 18 thành phố với quy mô dân số lên tới 56 triệu người.
Nhưng tình hình căng thẳng nhất phải kể đến thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân. Trước đó trong một cuộc phỏng vấn với đài trung ương CCTV, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Vũ Hán, ông Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) tiết lộ đã có 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán trước khi thành phố phong tòa mọi con đường. Thông tin trên càng dấy lên những lo sợ về một đại dịch bùng phát mạnh mẽ hơn.
Trước tình thế trên, nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đã ra tay hỗ trợ. Có thể kể đến một số công ty như Xiaomi, Meizu, WeChat, Huawei, Douyin (TikTok Trung Quốc) và thậm chí cả Baidu. Nhiều thương hiệu đã không ngại chi tiền và cung cấp các trang thiết bị y tế tới vùng dịch.
Xiaomi
Xiaomi đã vận chuyển số mặt nạ N95, mặt nạ y tế và nhiệt kế trị giá khoảng 43,2 ngàn USD (khoảng 1 tỷ đồng) tới trụ sở phòng chống dịch bệnh Vũ Hán. Công ty cũng cho biết đang tiếp tục theo dõi tình hình và sẽ có kế hoạch phân bổ thêm vật tư y tế cho thành phố trong thời gian tới.
Meizu
Nhà sản xuất smartphone này cũng đưa ra mức hỗ trợ lên tới 43,2 ngàn USD để chung tay chống lại sự bùng phát của dịch bệnh virus corona.
Huawei
Huawei trước đó đã chủ động hoãn hội nghị nhà phát triển HDC.Cloud 2020 để tránh nguy cơ lây lan. Thêm vào đó, Huawei cũng đã xây dựng nhiều trạm phát sóng 5G ở gần khu vực bệnh viện dã chiến nằm ở ngoại ô thành phố Vũ Hán. Mục đích của Huawei nhằm tăng cường chất lượng truyền dẫn, chăm sóc và tư vấn dịch bệnh từ xa tốt hơn.
Ngoài ra, Huawei đã chủ động quyên góp số tiền lên tới 4,3 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng) cho công tác chống dịch bệnh ở Vũ Hán.
Oppo, Realme, Vivo, Nubia
Cả Oppo và Vivo đều quên góp số tiền lên tới 4,3 triệu USD. Thương hiệu con Realme quyên góp số tiền 72 ngàn USD và Nubia là 86,4 ngàn USD.
Lenovo, TCL, Haier
Thương hiệu Lenovo đã trao tặng tất các thiết bị công nghệ thông tin cần thiết, phục vụ hỗ trợ chia sẻ thông tin nhanh chóng giữa ban lãnh đạo Vũ Hán và Trung ương.
Trong khi đó thương hiệu điện tử gia dụng TCL đã quyên góp số tiền lên tới 1,4 triệu USD, cùng với đó là cung cấp nhiều màn hình LCD, điều hòa không khí, máy giặt và tủ lạnh cho hai bệnh viện dã chiến đang được xây dựng ở Vũ Hán.
Một thương hiệu khác là Haier tuyên bố quyên góp 432 ngàn USD tiền mặt để mua các thiết bị y tế và thiết bị gia dụng, như hệ thống lọc không khí, tủ khử trùng và máy nước nóng trị giá lên tới 288 ngàn USD. Midea cũng đã tặng điều hòa không khí cho các bệnh viện ở Vũ Hán.
Không chỉ có các công ty công nghệ mà cả hệ thống xã hội từ các công ty vận tải đến kinh doanh thực phẩm đều hết sức vì mục tiêu chống nguy cơ dịch bệnh biến tướng thành đại dịch chết người.
Các công ty công nghệ nước ngoài
Các doanh nghiệp công nghệ bên ngoài Trung Quốc ví dụ như Dell đã quyên góp tổng số tiền lên tới 288 ngàn USD cho Quỹ phát triển thanh niên Trung Quốc. Số tiền này sẽ được dùng để mua vật tư y tế, quần áo bảo hộ, mặt nạ. Nhà máy sản xuất máy tính của Dell cũng đã cung cấp nhiều thiết bị công nghệ cần thiết cho các tổ chức y tế và viễn thông ở vùng dịch.
Trước đó, nhân viên Dell tại Trung Quốc đã kịp thời quyên góp 43 ngàn USD cho 3 giờ trước đêm giao thừa để mua vật tư y tế và gửi tới các bệnh viện địa phương ở Vũ Hán.
Nền tảng Internet
Gã khổng lồ tìm kiếm internet Trung Quốc Baidu tuyên bố đã thành lập một quỹ đặc biệt 43 triệu USD để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo y tế công cộng. Quỹ này sẽ được sử dụng để phục vụ nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kiểm soát dịch bệnh corona. Đồng thời, nguồn tài trợ cũng được dùng để phổ biến thông tin an ninh y tế tới người dân trong thời gian có dịch.
ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok đã quyết định sẽ quyên góp 28 triệu USD cho Quỹ chữ thập đỏ Trung Quốc nhằm thành lập một quỹ đặc biệt hỗ trợ nhân đạo cho các nhân viên y tế trong quá trình ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh viêm phổi do virus corona. Cụ thể, tất cả nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch bệnh sẽ được nhận khoản hỗ trợ 14,4 ngàn USD nếu họ không may bị nhiễm và lên tới 144 ngàn USD nếu họ có những đóng góp khác.
Nền tảng video ngắn Kuaishou đã quyên tặng số tiền lên tới 14,4 triệu USD và khoảng 50 ngàn mặt nạ cho người dân ở Vũ Hán.
Trang thương mại điện tử JD.com tặng 1 triệu khẩu trang và 60 ngàn vật tư y tế cho vùng dịch.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng đã thành lập một quỹ trị giá lên tới 144,2 triệu USD, hỗ trợ mua vật tư y tế cứu trợ cho vùng dịch. Quỹ sẽ được sử dụng để mua thiết bị y tế và thuốc men từ trong và ngoài nước để chuyển tới Hồ Bắc, tỉnh thành đang bị phong tỏa vì dịch bệnh. Alibaba cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà máy ở 58 khu vực trong nước để tiếp tục sản xuất vật tư y tế.
Tổ chức từ thiện của Tencent cũng tuyên bố quyên góp 43 triệu USD để mua khẩu trang, chất khử trùng và các vật tư y tế.
Trong một tuyên bố mới nhất, Taobao khẳng định đã đưa ra khoản trợ cấp trị giá 1,4 tỷ USD cho các sản phẩm khẩu trang. Nền tảng bán hàng trực tuyến này đã thông báo tới tất cả thương nhân trên Taobao, yêu cầu họ được phép tăng giá khẩu trang. Taobao cũng cho biết, dịch vụ giao thuốc khẩn cấp của Ali Health sẽ hoạt động không ngừng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc WeChat đã cung cấp bản đồ Fever Clinic, hỗ trợ kiểm tra các phòng khám ở hơn 14 thành phố ở Trung Quốc.
Dịch vụ xem phim, giao đồ ăn
Các nền tảng bán vé phim trực tuyến như Taopiaopiao và Maoyan đang hỗ trợ khách hàng hoàn tiền đặt vé vô điều kiện trong khoảng thời gian từ ngày 22/1 đến đầu tháng 2 tại thành phố Vũ Hán.
Dịch vụ gia đồ ăn nổi tiếng Meituan Dianping và Ele.me đã hứa sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường trong khoảng thời gian này. Để chống lại sự lây lan dịch bệnh, các dịch vụ đều yêu cầu nhân viên phải luôn đeo khẩu trang khi giao hàng, đồng thời theo dõi nhiệt độ cơ thể của các tài xế giao hàng.
Logistic
Bưu điện Nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một thông báo khẩn vào hôm 24/1, yêu cầu ưu tiên các thư chuyển phát nhanh tới Vũ Hán từ ba công ty China Post, SF Express và JD.com, đảm bảo các tài liệu phòng chống dịch bệnh tới nơi sớm nhất.
JD Logistics ngay sau đó đã đưa một kế hoạch khẩn cấp, đó là các đơn đặt hàng ưu tiên sẽ được trao cho các tổ chức y tế từ nay đến ngày 8/2. Ngoài ra JD.com cũng sẽ chính thức mở kênh đặc biệt hỗ trợ nguồn hàng chuyển tới Vũ Hán nhanh nhất.
Cainiao, một chuỗi vận tải hàng hóa uy tín tại Trung Quốc cũng đã kịp thời phân phối gần 10 ngàn mặt nạ và hàng ngàn mẫu xà phòng cho nhân viên, gồm nhân viên giao hàng ở Vũ Hán và yêu cầu mỗi nhân viên phải luôn đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Du lịch
Cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc thông báo hoàn tiền miễn phí cho các khách hàng đặt vé máy bay trước 24/1 đối với tất cả các hãng hàng không. Nhiều hãng như Cathay Pacific, Hong Kong Airlines và Qantas Airlines đã hỗ trợ hủy vé miễn phí đối với các vé đặt đến hoặc đi từ Trung Quốc đại lục tới cuối tháng Hai.
Dịch viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc đang gây ra những lo lắng khủng khiếp cho người dân Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Mới đây, WHO đã nâng cảnh báo nguy cơ toàn cầu lên mức cao nhất, đồng thời thừa nhận có sai sót trong việc đánh giá tình hình dịch viêm phổi do virus corona tại Trung Quốc.
Theo vnreview
Dựa vào trí tuệ nhân tạo, startup này là hãng đầu tiên cảnh báo về virus corona tại Vũ Hán Dựa trên các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, startup BlueDot đã là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về việc bùng phát virus corona tại Trung Quốc, cũng như dự đoán được đường lây lan của virus này. Để đối phó với các căn bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát trên quy mô lớn, thời gian là một yếu tố...