Người Việt tiêu tốn nhiều giờ mỗi ngày cho ứng dụng di động, mạng xã hội
Nhóm người dưới 26 tuổi tại Việt Nam dành hơn 7 tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng trên di động với những app phổ biến như Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee…
Một nghiên cứu trực tuyến do Q&me thực hiện trên một số người dùng tại Việt Nam cho thấy, thời gian sử dụng các ứng dụng di động của người Việt tăng cao hơn so với năm trước; số lượng các ứng dụng mỗi người dùng tăng lên và đa dạng hơn. Điều này có thể đến từ thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh trong năm 2021.
Theo số liệu từ nghiên cứu này, trung bình mỗi ngày, người dùng Việt dành ra 6,1 giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động. Con số này tăng cao hơn so với con số trung bình năm 2020 là 5,7 giờ. Trong đó, nhóm người có độ tuổi dưới 26 thường có thời gian sử dụng lâu hơn, với hơn 7 giờ mỗi ngày.
Nhiều người dùng mạng xã hội thích xem và mua sắm qua hình thức livestream trên mạng xã hội.
Video đang HOT
Nhu cầu sử dụng tăng cao, số lượng ứng dụng trên điện thoại cũng tăng lên với con số 25,7 ứng dụng so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.
Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.
Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.
Tik Tok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4 lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7 lên 8%. Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).
Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.
Nghiên cứu của Q&me cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua. Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.
ByteDance thử nghiệm mạng xã hội ảo tương tự metaverse
Chủ sở hữu TikTok đã tung ra một ứng dụng xã hội mới ở Trung Quốc, cho phép người dùng tương tác trong cộng đồng ảo thông qua hình đại diện khi sự quan tâm về metaverse tiếp tục tăng lên.
Theo South China Morning Post, ứng dụng mới có tên là Paiduidao. Mặc dù các chức năng của ứng dụng có vẻ phù hợp với mô tả chung của metaverse, đề cập đến mạng lưới thế giới ảo ba chiều nơi mọi người có thể tương tác với nhau, nhưng một đại diện của công ty cho biết nó "không liên quan đến metaverse". Người này nói thêm rằng ứng dụng hiện trong giai đoạn thử nghiệm beta bởi một nhóm nhỏ người dùng và cần phải có mã mời để truy cập.
Ứng dụng mạng xã hội mới Paiduidao của ByteDance
Paiduidao do công ty con Beijing Shi Qu Wu Xian Technology thuộc sở hữu hoàn toàn của ByteDance phát triển. Nó được ra mắt vào đầu tuần này trên các cửa hàng ứng dụng iOS và Android ở Trung Quốc. Nó có logo hình hai nhân vật hoạt hình tựa vào nhau cùng với khẩu hiệu: "no man is an island" (không có ai là một hòn đảo).
Theo công ty theo dõi dữ liệu App Annie, mặc dù không hoạt động hoàn toàn, nhưng Paiduidao là ứng dụng xã hội iOS được tải xuống nhiều thứ 77 vào ngày 28.1. Paiduidao đánh dấu nỗ lực mới nhất từ phía ByteDance nhằm phá vỡ thị trường truyền thông xã hội của Trung Quốc, đồng thời thách thức ứng dụng WeChat phổ biến của Tencent Holdings, vốn được cài đặt trên hầu hết điện thoại thông minh ở đại lục.
Các liên doanh mạng xã hội trước đây của ByteDance phần lớn bị đình trệ. Năm ngoái, ByteDance đã ngừng hoạt động của Feiliao, được ra mắt như ứng dụng nhắn tin tức thời vào năm 2019 và được biết đến trên toàn cầu với tên gọi Flipchat. Nền tảng chia sẻ ảnh Xintu giống Instagram cũng không còn tồn tại.
Việc ByteDance mua lại công ty khởi nghiệp thực tế ảo (VR) Pico Interactive có trụ sở tại Bắc Kinh vào tháng 8.2021 được nhiều người coi như là một bước tiến của công ty vào metaverse. Tuy nhiên, ông Alex Zhu, người đứng đầu sản phẩm và chiến lược của ByteDance, vào thời điểm đó nói rằng thỏa thuận xuất phát từ việc công ty nhận ra giá trị của công nghệ VR và thực tế tăng cường (AR), chứ không liên quan gì đến metaverse.
Hướng dẫn đăng ảnh Live Photo lên Facebook Trên những phiên bản iOS mới nhất, ứng dụng Photos mặc định có hỗ trợ chuyển Live Photo thành ảnh GIF để đăng được lên Facebook hay các mạng xã hội khác. Live Photo là dạng ảnh sống động của iPhone, được nhiều người dùng ưa thích. Mặc dù vậy, không thể đăng ảnh Live Photo lên Facebook hay các mạng xã hội...