Người Việt ở Nhật giúp nhau vượt khó sau động đất
Người Việt Nam ở Nhật Bản tìm cách hỗ trợ những đồng hương đang mắc kẹt trong trận động đất, chia sẻ nhau thùng mì tôm hay chai nước để cầm cự.
Ishikawa (Nhật Bản) là vùng tâm chấn của trận động đất vừa qua, theo thống kê sơ bộ có khoảng 3.000 thực tập sinh, lao động Việt Nam (VN) bị ảnh hưởng.
Những ngày đầu xảy ra động đất, trang cộng đồng người VN ở Ishikawa, Nhật Bản với hơn 20.000 thành viên luôn nóng rực, liên tục đăng tải các dòng thông tin, chia sẻ tin tức, thông báo địa điểm bị ảnh hưởng, cách thức để vào vùng tâm chấn an toàn. Họ cùng chia sẻ thùng mì tôm hay chai nước để cầm cự sau trận động đất.
Chuyện từ vùng tâm chấn
Chị Dung Nguyễn đăng dòng tin thảng thốt: “Tìm chị gái Nguyễn Thị Lý, sinh năm 1981 bị mất liên lạc. Mọi người ai đang ở nơi lánh nạn hay có gặp chị thì có thể nói cho chị biết giúp em được không ạ. Hiện tại gia đình em đang rất lo lắng, em chỉ biết chị đang làm ở tỉnh Ishikawa mong mọi người giúp đỡ em với ạ”.
May thay, nhóm thiện nguyện đã tìm thấy chị Lý và phản hồi rằng chị Lý đã đến nơi lánh nạn an toàn.
Chia sẻ với chúng tôi, thực tập sinh Nguyễn Thu Phương cho biết: “Chỗ mình ở vùng hẻo lánh, công ty chưa có hỗ trợ nào, đường thì sập. Hôm nay mới có điện chứ chưa có nước. 700 người đang lánh nạn tại nơi tập kết, chỉ có một nhà vệ sinh mà không có nước.
Siêu thị cách đây 10 km mới có một cái. May mắn là hai hôm trước có các anh chị trong đoàn cứu trợ người VN không ngại đường xa và mất sóng điện thoại đã mạo hiểm mang đồ ăn, nước uống tới giúp đỡ tụi mình.
Có rất nhiều nước sạch và bánh kẹo, sữa và mì tôm. Mặc dù chưa thể về nhà nhưng đồ ăn các anh chị mang đến đủ ăn trong gần nửa tháng nữa”.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ thực tập sinh, người lao động bị mắc kẹt sau trận động đất. (Ảnh do Cộng đồng người Việt Nam tại Ishikawa cung cấp)
Anh Lê Thanh Tùng là thành viên Ban quản trị cộng đồng người Việt ở Ishikawa. Anh Tùng cùng gia đình đang sinh sống tại vùng tâm chấn Ishikawa. Trao đổi với chúng tôi, anh Tùng cho biết những ngày này ban quản trị tất bật với công tác cứu trợ các thực tập sinh, lao động mắc kẹt do mất liên lạc, đường sá bị chia cắt.
Anh Tùng kể: “Do đường đi lại khó khăn, một số điểm trước đây chỉ cần đi 1 tiếng là đến thì nay phải mất cả 10 tiếng mới gặp được thực tập sinh bị mắc kẹt. Do không có điện nên các thiết bị liên lạc những ngày đầu bị tê liệt, sau đó các đội nhóm tiếp cận, hỗ trợ thức ăn, SIM điện thoại có mạng nên hầu hết các thực tập sinh đã liên lạc về gia đình báo tin. Đồng thời, định vị để các đội nhóm dễ nhận biết, trực tiếp đến hỗ trợ. Cộng đồng người Việt tiếp ứng nhu yếu phẩm thuần Việt như mì tôm, lương khô… để các bạn vững tin, động viên nhau vượt qua khó khăn trong động đất”.
Theo anh Tùng, trong lúc khó khăn tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” được cộng đồng người VN ở Nhật Bản phát huy. Công tác tiếp nhận luôn rõ ràng, minh bạch. Các đầu mối tiếp nhận, phân bổ được phân công rõ ràng, phân công từng nơi gần nhất để đưa đồ tiếp ứng cho các bạn bị mắc kẹt sau động đất.
Sẽ tìm việc cho lao động bị mất việc
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Ban quản lý lao động VN tại Nhật Bản cho biết sau động đất, cộng đồng người VN tại Nhật Bản đang cùng nhau chung tay hướng về vùng tâm chấn, nơi có thực tập sinh, lao động đang bị ảnh hưởng do đường sá bị phá hủy, mất điện, nước. Đến nay, trong danh sách nạn nhân của nhà chức trách Nhật Bản công bố, chưa ghi nhận người Việt bị thương vong trong trận động đất.
Những ngày này, Đại sứ quán VN tại Nhật Bản bận rộn kết nối các đầu mối tổ chức các đội nhóm thiện nguyện với nhiệm vụ cụ thể để công tác cứu trợ kịp thời, hiệu quả sau động đất. Nhóm tiền phương bằng nhiều cách đã tiếp cận vùng tâm chấn để nắm tình hình, lập bản đồ, thống kê danh sách những người bị ảnh hưởng để cung cấp thực phẩm, nước uống, liên lạc về gia đình trấn an.
Tuy nhiên, do hệ thống đường sá bị phá hủy, chia cắt khiến việc tiếp cận lao động mắc kẹt mất nhiều thời gian di chuyển và việc vận chuyển hàng cứu trợ hạn chế.
“Điều cảm động là mới đây trong quá trình vào vùng tâm chấn đã liên lạc được bảy thực tập sinh làm ở xưởng may, tất cả đều vỡ òa và được chính quyền sở tại đưa về nhà lánh nạn, cung cấp thực phẩm và kết nối về quê nhà để người thân bớt lo lắng” – vị đại diện chia sẻ.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ thực tập sinh, lao động bị mắc kẹt sau trận động đất. (Ảnh do Cộng đồng người Việt Nam tại Ishikawa cung cấp)
Quá trình lao vào “điểm nóng” hỗ trợ thực tập sinh bị mắc kẹt do động đất, đội nhóm tiền phương còn hỗ trợ các thực tập sinh người Indonesia cùng lánh nạn.
Để kịp thời hỗ trợ thực tập sinh, Tổng lãnh sự quán VN tại Osaka đã thăm hỏi và trao 600 phần quà gồm nhu yếu phẩm để vượt qua khó khăn trước mắt.
Vị đại diện chia sẻ: “Đây chỉ là những hỗ trợ trước mắt để các lao động yên tâm bám trụ, vượt qua khó khăn, bình tĩnh tổ chức lại cuộc sống. Vấn đề tiếp theo sẽ có nhiều thực tập sinh, lao động bị gián đoạn công việc do một số công ty không thể khắc phục sản xuất sớm. Do vậy, ngay từ bây giờ cơ quan đại diện của VN tại Nhật Bản tính toán phương án làm việc với các nghiệp đoàn, đơn vị sử dụng lao động để kết nối việc làm, chuyển việc cho thực tập sinh tại các vùng bị ảnh hưởng để họ trang trải chi phí, đảm bảo cuộc sống”.
Ban quản lý lao động VN tại Nhật Bản cũng phối hợp với các công ty dịch vụ đưa lao động sang Nhật Bản làm việc nhằm nắm lại tình hình thực tập sinh trong vùng ảnh hưởng để có sự hỗ trợ kịp thời.
Hội Phật tử VN tại Nhật Bản, nơi có nhiều kinh nghiệm tổ chức, cứu trợ qua các vụ động đất, sóng thần đã tổ chức các đoàn đến vùng ảnh hưởng để động viên, hỗ trợ nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, hội còn hỗ trợ chính quyền khu vực Ishikawa số tiền 50.000 USD.
Kon Tum: Trong 12 giờ xảy ra 12 trận động đất, chuyên gia nói gì?
Trong vòng 12 tiếng đồng hồ, tại Kon Tum xảy ra 12 trận động đất. Trong đó có 1 trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay với 4,7 độ richter.
Ngày 24.8, Viện Vật lý địa cầu cho biết, trên địa bàn H.Kon Plông (Kon Tum) liên tiếp xảy ra 12 trận động đất.
Thôn Đăk Tăng, xã Đăk Tăng (H.Kon Plông, Kon Tum) khu vực gần tâm chấn. Ảnh ĐỨC NHẬT
Theo đó, chỉ trong ngày 23.8 trên địa bàn H.Kon Plông đã xảy ra 11 trận động đất.
Cụ thể, các trận động đất có độ lớn từ 2,5 - 4,7 độ richter. Đặc biệt, trận động đất xảy ra vào khoảng 14 giờ 8 phút, có độ lớn 4,7 độ richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.768 độ vĩ Bắc, 108.209 độ kinh Đông với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1. Đây được xem là trận động đất lớn nhất từ trước đến nay tại Kon Tum.
Đến sáng 24.8, vào lúc 1 giờ 21 phút lại tiếp tục xảy ra một trận động đất có độ lớn 2,5 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km.
Hiện tại các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã và đang rà soát, thống kê thiệt hại (nếu có) để có phương án hỗ trợ cho người dân.
Kon Tum: Trong 12 giờ xảy ra 12 trận động đất, chuyên gia nói gì?
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum ghi nhận hàng trăm trận động đất. Đặc biệt, thời gian vừa qua những trận động đất có cường độ mạnh hơn. Trong đó, vào ngày 15.4 xảy ra một trận động đất có cường độ 4,1 độ richter, ngày 18.4 có cường độ 4,5 độ richter, ngày 23.8 là 4,7 độ richter.
Trao đổi với Thanh Niên, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn, Viện Vật lý địa lý địa cầu cho hay, hàng loạt trận động đất vừa qua tại Kon Tum là động đất kích thích.
Theo ông Phương, ở vùng này có 1 công trình thủy điện. Khi áp lực của hồ chứa nén xuống sẽ tạo ra sự bất ổn định, cộng thêm những đứt gãy nhỏ ở địa phương sẽ phát sinh ra những trận động đất nhỏ.
"Động đất kích thích có đặc điểm là không mạnh. Như trận mạnh nhất xảy ra ở Kon Tum vừa rồi là 4,7 độ richter. Còn lại chỉ có độ lớn từ 2,9 - 3,5 độ richter. Đây hoàn toàn phù hợp với động đất kích thích. Các nhà khoa học đã tìm hiểu và xác định nguyên nhân liên quan. Tuy nhiên để dự báo được hoặc phòng chống động đất hiệu quả thì cần nhiều trạm quan sát động đất ở địa phương", ông Phương nói.
Theo ông Phương, tỉnh Kon Tum đã đề nghị các nhà máy thủy điện phải đầu tư xây dựng 5 trạm quan sát động đất xung quanh khu vực hồ chứa. Như vậy sẽ giúp cho các nhà khoa học có được dữ liệu đầy đủ hơn để có thể nghiên cứu hiện tượng động đất kích thích tốt hơn, phục vụ cho địa phương. Ông Phương cho biết thêm: "Nhiệm vụ trước mắt là địa phương cần đầu tư phương tiện, công cụ để ghi nhận số liệu động đất đầy đủ hơn. Bởi nếu không có nhiều trạm quan trắc thì sẽ bỏ sót, không có số liệu để có thể tính toán, dự báo được xu thế phát triển của dư chấn động đất tại địa phương".
Cũng theo ông Phương, động đất có độ lớn từ 4,5 - 4,7 độ richter là rất đáng lo ngại. Nó không chỉ gây hoảng loạn do rung chấn kèm theo tiếng nổ lớn mà các tỉnh xung quanh cũng cảm nhận được. Ngoài ra nó còn gây ra những thiệt hại về các công trình xây dựng. "Tuy không có tính hủy diệt nhưng nó có thể gây tổn thương đến tài sản và có thể là tính mạng của người dân. Cần phải quan tâm, cảnh giác đối với những trận động đất thế này", ông Phương khuyến cáo.
Tình hình mới nhất của người Việt trong động đất tại Nhật Bản Nhiều công dân Việt Nam đã được chính quyền địa phương Nhật Bản hỗ trợ, sơ tán đến nơi tạm trú an toàn sau loạt trận động đất lớn Chiều ngày 1-1-2024, một loạt trận động đất lớn đã xảy ra tại tỉnh Ishikawa và một số khu vực lân cận ở miền trung Nhật Bản, gây thiệt hại nặng nề về người...