Người Việt Nam giỏi giải bài tập Toán chứ không giỏi Toán, đội ngũ làm AI người Việt có một lỗ hổng rất lớn về nguồn lực
“Để làm ứng dụng AI, chúng ta thiếu rất nhiều thứ nhưng khá hay khi cả xã hội đều đang ủng hộ. Còn tôi không thấy thế mạnh lớn của người Việt Nam trong ngành này mà giỏi hơn bên nước ngoài cả”, chuyên gia Lê Công Thành nhận định.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là khái niệm thường được nhắc đến trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. CEO Google, Sundar Pichai, từng nhận định trí tuệ nhân tạo còn thiết yếu, sâu sắc hơn cả phát minh liên quan đến điện và lửa: “Trí tuệ nhân tạo co thê giup loai ngươi tim ra phương thuôc cưu chưa cho nhưng căn bênh quai ac như ung thư, hay kham pha đươc giai phap cho vân đê vê thay đôi khi hâu cua Trai Đât”.
Tuy nhiên thực tế tại Việt Nam hiện nay, việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể không được rầm rộ như những gì chúng ta thường nghe thấy trên truyền thông.
Chia sẻ tại sự kiện công nghệ tiên phong-Vietnam Frontier Summit 2018, chuyên gia AI Lê Công Thành thẳng thắn khẳng định: “Tốc độ phát triển AI của Việt Nam đi sau các nước khác rất nhiều nên dù có chạy nhanh mấy thì chắc còn lâu mới đuổi kịp. Đây là điều chắc chắn vì hiện giờ đội ngũ làm AI người Việt có một lỗ hổng rất lớn về nguồn lực”.
Lý giải cụ thể hơn, anh Thành cho biết trong mỗi nhóm ngành của mỗi quốc gia, phân bố nhân lực sẽ có dạng đường cong Logarit, từ những người top đầu, đến những người top trung bình và bên dưới. Nhưng Việt Nam chỉ có cột dưới cùng và cột top đầu-những người đã từng đi học nước ngoài, có kinh nghiệm làm công ty nước ngoài, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực AI, còn ở giữa là khoảng trống.
“Nếu xem bóng đá các bạn sẽ thấy có những đội thấp vẫn thắng những đội giỏi, bởi vì cầu thủ đội hạng 2, hạng 3 có trình độ không thua xa với cầu thủ của các đội hạng nhất”.
“Việc đầu tiên Việt Nam cần làm là xóa bỏ khoảng trống nhân lực trong ngành AI”, chuyên gia AI nhận định.
Video đang HOT
Chuyên gia AI Lê Công Thành.
Tuy nhiên anh Thành cho rằng khoảng trống này đang dần thu hẹp lại khi các cộng đồng machine learning (tạm dịch: Máy học) có số lượng thành viên liên tục gia tăng. Từ những cộng đồng này, chuyên gia hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa tiến vào top đầu, hướng dẫn thêm các bạn trẻ trong nước về machine learning và AI, để Việt Nam có nguồn nhân lực theo dạng đường cong liền mạch chứ không còn khoảng đứt đoạn ở giữa.
“Tôi cũng hy vọng bước phát triển tiếp theo là sau khi có nhiều người học rồi, mọi người nhận ra học chẳng có nghĩa gì cả: Để làm machine learning chúng ta không chỉ cần kiến thức lý thuyết, mà còn cần hạ tầng tính toán, cần dữ liệu liên quan”.
Với tình trạng hiện nay tại Việt Nam, dữ liệu liên quan gần như không có. Dữ liệu toàn lấy từ nước ngoài về để chạy thử cho bài toán thật của người Việt Nam, có khi chạy máy mấy tháng không ra kết quả. Trong khi đó dữ liệu của người Việt Nam hầu hết nằm trong tay nước ngoài, từ các ứng dụng trên điện thoại đến máy tính.
“Do đó bước phát triển tiếp theo của AI tại Việt Nam là người Việt Nam tìm cách nắm dữ liệu trong tay mình. Còn bây giờ chúng ta đang học thôi và vẫn phải học rất nhiều”, chuyên gia Lê Công Thành kết luận
Điểm mạnh lớn của Việt Nam là sự ủng hộ từ cả xã hội
Bù lại cho bức tranh khá đơn sơ phía trên, chuyên gia Lê Công Thành cho rằng người Việt đang có điểm mạnh khá lớn trong việc phát triển AI vì có sự ủng hộ từ cả xã hội. Trong khi đó tại nước ngoài, hầu hết đều không xem AI là chuyện gì đó khủng khiếp hay ai cũng phải học, phải chiếm lấy thì mới có tương lai.
“Khi con người cùng đồng lòng làm, cùng có lòng tin thì mọi việc dễ thành công hơn. Đây là lợi thế của người Việt Nam. Vì cả xã hội đang ủng hộ cách mạng 4.0, ủng hộ AI, machine learning nên đây là cơ hội tốt để các bạn trẻ học hỏi và được nhiều người cổ vũ”.
Còn nếu so về mặt thế mạnh con người, chuyên gia Lê Công Thành thừa nhận người Việt Nam không có lợi thế gì nổi bật trong lĩnh vực này cả.
“Nhiều người nói người Việt giỏi toán nhưng không hẳn. Người Việt chỉ giỏi giải bài tập toán chứ không hẳn giỏi toán. Bằng chứng là những ai đi làm rồi thường quên sạch các kiến thức toán, không biết nó là gì nữa vì chúng ta không hiểu bản chất”.
“Để làm ứng dụng AI, chúng ta thiếu rất nhiều thứ nhưng khá hay khi cả xã hội đều đang ủng hộ. Còn tôi không thấy thế mạnh lớn của người Việt Nam trong ngành này mà giỏi hơn bên nước ngoài cả”, chuyên gia Lê Công Thành nhận định.
Theo Genk
Google đang kháng cáo khoản tiền phạt chống độc quyền Android trị giá gần 5 tỷ USD
Google đang kháng cáo khoảng tiền phạt kỷ lục trị giá 4,3 tỷ EUR (5 tỷ USD) mà EU đưa ra vào tháng 7 năm nay.
Ủy ban châu Âu đã đưa ra mức phạt cho Google vì cho rằng gã khổng lồ tìm kiếm lợi dùng sự thống trị của hệ điều hành Android để độc quyền. Tại thời điểm đó, Google đã phản bác lại rằng thay vì hành vi của họ được cho là làm giảm sự lựa chọn của người dùng thì trái lại nó lại mang đến cho họ nhiều cơ hội hơn.
Sundar Pichai - CEO Google
Google đã giữ đúng lời hứa khi theo đuổi quá trình kháng nghị lại quyết định xử phạt hồi tháng 7 của EU. Quá trình này được dự đoán sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Mức phạt của EU cũng đi kèm với quy định rằng Google phải ngừng các hoạt động thương mại mà Ủy ban xác định là vi phạm luật cạnh tranh, chẳng hạn như yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị di động cài đặt trước trình duyệt của Google và các ứng dụng tìm kiếm để truy cập cửa hàng Play. Án phạt này có hiệu lực trong trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định (hoặc mức phạt tương ứng với 5% doanh thu hàng ngày của Alphabet - công ty mẹ của Google). Hạn cuối cùng để Google thực hiện án phạt là ngày 28 tháng 10 và khiếu nại của Google sẽ không giúp công ty có thêm thời gian gia hạn (ít nhất là cho tới hiện tại).
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu nói với Business Insider rằng: "Ủy ban sẽ bảo vệ quyết định của mình tại Tòa án".
Google cũng đang kháng cáo một khoản tiền chống độc quyền trị giá 2,4 tỷ euro (2,7 tỷ USD) được chính EU áp đặt trước đó khi nhận thấy Google đang quảng bá dịch vụ mua sắm của mình trong công cụ tìm kiếm.
Business Insider đã liên hệ với Google để hỏi về vấn đề này và nhận được câu trả lời rằng: "Chúng tôi đã đệ đơn kháng cáo quyết định chống độc quyền Android của EC tại Tòa án chung của EU".
Theo Business Insider
Sau án phạt 5 tỉ USD từ EU, Google dọa không miễn phí Android nữa Sau khi phán quyết từ EU về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, CEO Google đã nêu ý kiến có thể khiến cộng đồng Android lo ngại. Phía EU vừa phạt Google khoản tiền lên đến 5 tỉ USD vì hành vi chống cạnh tranh, một khoản tiền chưa từng có cho đến nay liên quan đến hệ điều hành Android. Ngay...