Người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ai?
Theo các tư liệu mới xác định, người Việt Nam đầu tiên sang Mỹ là ông Trần Trọng Khiêm, với đầy ắp những thăng trầm nơi đất khách và ý chí kiên cường khi về nước khai hoang lập ấp.
Bỏ quê trốn đi biệt tích
Các nguồn sách báo xưa nói tới người Việt Nam đầu tiên đi sang Mỹ là ông Bùi Viện (1841 – 1878). Ông là một nhà ngoại giao, làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Viện quê ở làng Trình Phố, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đến Mỹ năm 1873, được Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ tiếp và hứa sẽ hợp tác nếu có quốc thư. Lần thứ hai, ông Bùi Viện trở lại Mỹ với bức thư của vua Tự Đức, bị Tổng thống Mỹ Ulysses Grant từ chối nên cuộc bang giao không thành.
Nhưng năm 1998, ông Mai Thanh Hải tìm thấy một số tư liệu lưu trữ tại Thư viện Quốc gia 2 TPHCM và một số tài liệu khác được biết trước ông Bùi Viện đó có một người Việt Nam sang Mỹ rồi. Đó là ông Trần Trọng Khiêm (còn có tên khác là Lê Kim), người làng Xuân Lũng, huyện Sơn Vị, phủ Lâm Thao (nay thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ).
Ông Trần Trọng Khiêm sinh năm 1821 trong một gia đình nho học thuộc vùng quê có truyền thống hiếu học và yêu nước. Thuở nhỏ ông Khiêm cùng học với người anh là Trần Mạnh Trí. Cả hai anh em đều học giỏi, hay chữ. Người anh đi thi, phạm húy, suýt bị tội, ông Khiêm ngán ngẩm con đường khoa cử, bỏ đi buôn gỗ, giao thiệp và quen thân nhiều người dọc sông Thao, sông Cái (sông Hồng), từ Yên Bái qua Bạch Hạc, Việt Trì xuống đến phố Hiến (Hưng Yên).
Năm 20 tuổi ông Khiêm lấy vợ người họ Lê cùng làng. Do điều kiện buôn bán nên ông thường vắng nhà, tên cai tổng trong làng luôn tìm cách quyến rũ vợ ông. Một sớm bà đi chợ, tên cai tổng cho lính bắt cóc đưa về nhà cưỡng hiếp. Bà không chịu, chống cự lại nên bị cai tổng đánh chết và vứt xác mất tích. Khi ông Khiêm về nhà nghe chuyện liền cầm dao giết chết tên cai tổng để trả thù cho vợ. Xong ông bỏ quê quán trốn đi biệt tích.
Ảnh minh họa.
Thăng trầm nơi đất khách
Ông xuống phố Hiến rồi theo các tàu buôn của nước ngoài. Ông làm thủy thủ trên tuyến đường biển từ Hương Cảng (Hồng Kông), Hoàng Tân (Yokohama – Nhật Bản), London (Anh), Amsterdam (Hà Lan)… Trần Trọng Khiêm nói thông thạo tiếng Quảng Đông, tiếng Anh. Khoảng năm 1847 – 1848, Trần Trọng Khiêm tới Mỹ, bỏ tàu lên bờ tìm cách sinh sống lâu dài.
Khoảng năm 1854 – 1855, Trần Trọng Khiêm rời Mỹ, tìm cách quay về quê hương và như vậy, ông Khiêm đã sống và làm nhiều nghề trên đất Mỹ trong khoảng 7 – 8 năm. Suốt thời gian trốn chạy giữa năm 1843, làm nghề thủy thủ đường biển và trên đất Mỹ, ông Khiêm đều khai tên tuổi theo họ vợ là họ Lê và tên là Kim gần gũi với cách phát âm tên Khiêm – còn giấy tờ ghi theo lối Mỹ là Lee Kim.
Vào những năm đầu khi ông Trần Trọng Khiêm tới Mỹ, đất nước này đang mở chiến tranh 1846 – 1848 với Mehicô ở phía Nam, Mỹ thắng trận, chiếm được một vùng đất bao la của Mehicô. Ông Khiêm cùng nhiều người Hoa kéo lên bờ biển phía Tây nước Mỹ, nơi phần đất mới chiếm được của Mehicô, liên tiếp tai nạn núi lửa và động đất, đầy rẫy thú dữ trên núi, trong rừng, nhưng nguy hiểm hơn cả, vùng này không có nô lệ da đen và cũng rất ít người bản địa da đỏ, thực dân da trắng coi dân da vàng là nguồn nhân công chủ yếu đẩy vào làm các việc nguy hiểm nhất khai phá rừng rậm hoang vu…
Trần Trọng Khiêm cảm thấy cái chết rình rập ngày đêm, nên cùng một số người Quảng Đông bỏ trốn lên phía Bắc, chen chúc vào đám người đi đào vàng, tìm vận may. Sốt rét và rắn độc là hai kẻ thù đáng sợ nhất của dân đào vàng thời đó. Ông Khiêm trở về California, nhờ trí thông minh của mình, ông tự rèn luyện thành một nhà báo tự do và sau đó trở thành một bình bút thường trực của báo hằng ngày Daily Evening, với đề tài chủ yếu là cuộc sống khủng khiếp của nô lệ và kẻ đi làm thuê ở nước Mỹ.
Chí Đức
Theo Kiến thức
Video đang HOT
Xuân Canh Tý: Những điều thú vị ít ai biết về loài chuột
Năm Canh Tý 2020 sắp tới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm và tập tính thú vị của loài chuột, con vật đứng đầu trong 12 con giáp.
Sở hữu ngoại hình nhỏ bé, tuy nhiên, loài vật này lại có trí thông minh, sự linh hoạt, nhạy bén và khả năng sinh sản với tốc độ đáng ngạc nhiên.
Một con chuột sơ sinh khi vừa được đẻ ra sẽ chưa thể mở mắt và bị mù hoàn toàn. Đặc biệt, đến lúc trưởng thành, chuột vẫn bị mù màu và chỉ có thể nhận biết thế giới qua 2 gam màu đen-trắng
Theo các nhà khoa học, chuột sở hữu khả năng thị giác kém là do tập tính sinh hoạt của chúng. Đây là loài vật hoạt động về đêm. Ở thời điểm này, một đôi tai thính và một chiếc mũi nhạy bén sẽ cần thiết hơn một đôi mắt sáng
Chuột là một loài động vật thông minh và nhanh nhẹn. Một số con chuột còn giả chết nếu quá sợ hãi hoặc không tìm được cách thoát thân. Đặc biệt, những con chuột được thuần hóa hay nuôi làm thú cưng còn biết chia tổ thành chỗ ăn uống, ngủ và đi vệ sinh
Ngoài ra, chuột là động vật có tính tò mò cao. Chúng có khả năng học được các thủ thuật do con người dạy. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt những chú chuột vào trong một mê cung phức tạp. Sau một khoảng thời gian ngắn, chúng đã khám phá ra các lối tắt, kẽ hở và tìm được đường ra khỏi mê cung
Loài chuột sở hữu một khả năng sinh sản vượt trội, đặc biệt là chuột nhắt
Loài chuột có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Đặc biệt, cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Trung bình, một con chuột cái đẻ 50 con một năm
Những con chuột sơ sinh thoạt tiên không có lông, chi rất nhỏ và bị mù. Sang ngày thứ hai, chúng bắt đầu có đuôi và dái tai. Ngày thứ ba, chân của chúng đã rất phát triển. Tới ngày thứ mười, những con chuột sẽ mở mắt và lông mọc kín cơ thể. Khi được hai tuần tuổi, chúng rời khỏi tổ và bắt đầu khám phá thế giới
Để chứng tỏ sự "nam tính" của mình, một con chuột đực sẽ rơi nước mắt. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện thấy chuột đực tiết ra pheromone trong chất lỏng làm ướt đôi mắt của chúng
Pheromone trong chất tiết ra này có thể sẽ được con cái nhận ra khi chúng "âu yếm" khuôn mặt của nhau. Đây là cơ sở giúp con cái tìm ra bạn đời tiềm năng của mình
Chuột nằm mơ khi ngủ: Khi các con chuột co tròn để ngủ, những ký ức trong ngày của chúng sẽ hiện về - trạng thái mà các nhà khoa học cho là tương ứng với giấc mơ của con người
Theo các nhà khoa học, trong khi ngủ, các dây thần kinh trong vùng hình ảnh của chuột tiếp xúc với dây thần kinh trong vùng hippocampus. Qua đó, giấc ngủ của chuột giúp củng cố lại những hoạt động trong ngày và làm cho những ký ức này trở thành dài hạn
Giống như các loài gặm nhấm khác, chuột sở hữu bộ răng cửa lớn, sắc và không ngừng phát triển. Răng của chúng phát triển với tốc độ 0,3mm mỗi ngày
Do đó, loài chuột luôn phải mài mòn răng vào các vật cứng để bộ răng cửa không quá dài đến mức vướng víu hay thậm chí là đâm thủng hộp sọ và gây ra đau đớn
Việc mẹ ăn thịt chính con non của mình xuất hiện ở không ít các loài động vật, trong đó có cả chuột
Các nhà khoa học cho biết, khi vừa sinh xong, nếu cảm thấy nguồn thực phẩm không đủ để chăm sóc tất cả con non, chuột mẹ sẽ chọn ra đứa con yếu nhất hoặc bị dị tật để ăn thịt, nhằm tăng cơ hội sống cho các cá thể sơ sinh khỏe mạnh còn lại. Đặc biệt, chuột vẫn chăm sóc các con chuột sơ sinh dù đó không phải là con mà chúng sinh ra
Sở hữu chiều dài khiêm tốn, trung bình từ 3-10cm, tuy nhiên, chuột có thể nhảy lên với độ cao khoảng 25,4cm, cao gấp 2,5 đến hơn 8 lần chiều dài cơ thể chúng
Ngoài khả năng nhảy ấn tượng, loài chuột còn có thể leo trèo. Chúng có thể leo dây với tốc độ cực "khủng" hay leo lên bề mặt phẳng đứng cao tới 2m
Đổi lại đôi mắt kém, loài chuột sở hữu một năng lực thính giác tuyệt vời. Đặc biệt, đôi tai của loài gặm nhấm này có thể nghe được âm thanh siêu âm tần số 1-100 kHz. Trong khi đó, phạm vi thính giác của con người chỉ từ 20 Hz đến 20 kHz
Nhờ khả năng này, những con chuột hoàn toàn có thể liên lạc với nhau mà không hề bị con người phát hiện
Khi chui qua những khe hẹp, loài chuột đã vận dụng khả năng linh hoạt của mình một cách đáng kinh ngạc
Chuột có thể uốn cong hoặc ép cơ thể của mình trở nên phẳng bẹt để chui lọt qua những khe nhỏ hay lỗ hổng có kích thước chỉ bằng 1/4 cơ thể của chúng
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Ngắm những phiên bản động vật hoang dã có thật của Pokemon Không rõ do tình cờ hay cố ý, những động vật hoang dã này giống hệt như những sinh vật Pokemon đang nổi tiếng khắp nơi. Bên trái là sinh vật Pokemon có tên là Burmy, một Pokemon ấu trùng có một cái miệng như mỏ chim và đôi mắt màu vàng sáng, quanh thân bao bọc bởi những chiếc lá giống như...