Người Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công “đỉnh núi chết chóc” ở Nepal
Với địa hình hiểm trở, đỉnh Manaslu với độ cao 8.163m ở Nepal được mệnh danh là “ ngọn núi chết chóc” ở Nepal nhưng đã có một nhà leo núi là người Việt Nam đầu tiên vừa chinh phục thành công.
Theo thông tin từ ông Rajendra Dhakal, cán bộ liên lạc của chính phủ Nepal, anh Nguyễn Mạnh Duy đã trở thành nhà leo núi Việt Nam đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Manaslu có độ cao 8.163m vào 14h51 ngày 22/9 (theo giờ địa phương).
Đi cùng anh Duy là anh Temba Bhote, một hướng dẫn viên leo núi giàu kinh nghiệm. Cột mốc này không chỉ có ý nghĩa quan trọng với nhà leo núi người Việt.
Anh Bhote cũng trở thành người hướng dẫn đầu tiên đưa một nhà leo núi Việt Nam lên đỉnh Manaslu, đỉnh núi cao thứ 8 thế giới và cũng là một trong những đỉnh núi đầy thử thách nhất hành tinh.
Nhà leo núi Nguyễn Mạnh Duy cầm quốc kỳ Việt Nam khi chinh phục thành công đỉnh Manaslu (Ảnh: Himalayadaily).
Video đang HOT
Được biết, với địa hình khó khăn và điều kiện thời tiết khó lường, đỉnh Manslu được coi là một trong những đỉnh núi thử thách nhất ở dãy Himalaya khiến thành tích này càng trở nên đáng tự hào.
Truyền thông Nepal nhận định, cả hai nhà leo núi đã tới đỉnh thành công, được coi là thành tích lịch sử leo núi đối với cả Việt Nam và Nepal.
Chuyến leo núi này cũng được đánh giá là sự kiện trọng đại với cộng đồng leo núi nói chung. Trong khi đó, thành công của nhà leo núi Mạnh Duy đánh dấu khoảnh khắc tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực thể thao mạo hiểm.
Các nhà leo núi trong hành trình chinh phục đỉnh Manaslu (Ảnh: Expeditions).
Chỉ đứng thứ 8 trong số những đỉnh núi cao nhất thế giới, song từ lâu đỉnh Manaslu còn được dân leo núi chuyên nghiệp trên thế giới và người địa phương nhận định là “ngọn núi chết chóc”. Ít nhất có hơn 60 người đã thiệt mạng tại đây.
Thông thường để chinh phục đỉnh núi này, du khách sẽ mất khoảng 65 ngày. Đây được coi là bước đệm hoàn hảo để hướng tới chinh phục đỉnh Everest.
Theo nhà leo núi Dawa Steven Sherpa, người mở công ty về leo núi ở Kathmandu, “chinh phục Manaslu là bước tiến mà các nhà leo núi phải thực hiện trước khi hướng tới đỉnh Everest. Tuy nhiên điều kiện địa hình khắc nghiệt, đây lại là nơi thường xảy ra các vụ lở tuyết nên người dân địa phương còn gọi là ngọn núi chết chóc”.
Từ năm 1991, chính quyền địa phương mở cửa chào đón khách du lịch tới leo ngọn Manaslu, đặc biệt là những ai có nhu cầu chinh phục ở khu vực dọc biên giới giữa Nepal và Tây Tạng.
Nepal dỡ bỏ lệnh cấm TikTok
Ngày 22/8, Bộ trưởng Truyền thông và Công nghệ thông tin Nepal, ông Prithvi Subba Gurung cho biết Nội các nước này đã bãi bỏ lệnh cấm kéo dài nhiều tháng đối với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của công ty ByteDance (Trung Quốc).
Biểu tượng ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại di động. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Gurung nêu rõ nội các quyết định bãi bỏ lệnh cấm vì TikTok đã đồng ý tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ Nepal đối với các hoạt động truyền thông xã hội sau khi đăng ký hoạt động tại quốc gia Nam Á này.
ByteDance, công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, bày tỏ hoan nghênh quyết định trên.
Tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Nepal đã áp đặt lệnh cấm đối với TikTok do lo ngại về các thông tin không phù hợp, trong bối cảnh hơn 1.600 vụ tội phạm mạng liên quan TikTok đã được ghi nhận tại nước này trong hơn 4 năm trước khi lệnh cấm được ban hành. Theo Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet của Nepal, vào thời điểm ban hành lệnh cấm, tại nước này có 2,2 triệu người sử dụng TikTok.
Nhà chức trách Nepal đã kết nối với một đơn vị đầu mối từ TikTok để hỗ trợ Cục Cảnh sát mạng Nepal truy quét tội phạm và chặn các nội dung xấu độc.
Gần 400 người Việt được sơ tán khỏi khu vực xung đột ở Myanmar về nước bằng đường bộ Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực đã phối hợp đưa thêm gần 400 công dân từ Myanmar về nước bằng đường bộ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng hỗ trợ sơ tán một công dân Nepal khỏi Myanmar. Theo tin Bộ Ngoại giao, tiếp tục công tác sơ...