Người Việt Nam dành trung bình 6 tiếng mỗi ngày vào internet
Theo báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, Việt Nam có khoảng hơn 60 triệu người sử dụng dịch vụ Internet. Người dùng Việt Nam dành trung bình 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến mạng Internet.
Quang cảnh hội thảo.
Ngày 12/11, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ngày Internet Việt Nam – Internet Day 2019 đã diễn ra tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải nhấn mạnh: Năm 2019, Việt Nam chứng kiến sự ra đời của nhiều doanh nghiệp công nghệ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với nhiều mô hình kinh doanh mới, khẳng định rõ quyết tâm chuyển mình để trở thành những nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số.
Năm 2019 cũng đánh dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghệ 5G, với việc Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm công nghệ 5G cho 3 doanh nghiệp viễn thông lớn, đồng thời hướng tới thương mại hóa công nghệ 5G trong thời gian tới, điều này tạo ra một hạ tầng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế số, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về tốc độ và quy mô kết nối.
Video đang HOT
Theo báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, nền kinh tế số Việt Nam năm 2019 có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong khu vực với hơn 40% một năm; Chỉ số đổi mới toàn cầu của Việt Nam được xếp hạng 42/129 quốc gia; với dân số hơn 96 triệu người, khoảng hơn 60 triệu người dân Việt Nam sử dụng dịch vụ Internet. Người dùng Việt Nam dành trung bình hơn 6 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến mạng Internet, khoảng 94% tỷ lệ người dùng ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày.
“Nhìn vào số liệu thống kê, có thể thấy rằng, phần lớn các hoạt động kinh tế, xã hội của chúng ta diễn ra trên môi trường Internet. Internet đã thâm nhập vào mọi mặt hoạt động của xã hội, làm thay đổi nhận thức xã hội, tạo ra những mô hình kinh doanh mới đột phá hơn, hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn. Đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất là trong môi trường Internet, môi trương số và vì đổi mới sáng tạo sẽ là nhân tố trọng yếu mang tính chiến lược quyết định sự thành công trong chuyển đổi số nền kinh tế”, Thứ trưởng Phạm Hồng Hải nhận định.
Theo Ban tổ chức, Internet Day 2019 gồm 3 phần xoay quanh chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để Chuyển đổi số”: Tổng quan về định hướng chính sách, tầm nhìn, chiến lược về chuyển đổi số cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số, kinh nghiệm quốc tế; Tọa đàm về đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số.
Trong khuôn khổ chương trình, Câu lạc bộ Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam đã được ra mắt nhằm thúc đẩy thị trường dịch vụ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu ở Việt Nam phát triển lành mạnh.
Theo báo tin tức
MobiFone bổ nhiệm ông Tô Mạnh Cường giữ chức Tổng Giám đốc
Ngày 27/11/2019, Hội đồng thành viên Tổng công ty viễn thông MobiFone đã ban hành quyết định bổ nhiệm ông Tô Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT giữ chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty viễn thông MobiFone.
Ông Tô Mạnh Cường sinh năm 1967, là Thạc sỹ Điện tử Viễn thông, Cử nhân Quản trị Kinh doanh và đã có thời gian công tác hơn 30 năm trong lĩnh vực viễn thông - CNTT tại Việt Nam. Từ năm 1989, ông bắt đầu làm việc tại Công ty Điện thoại Hà Nội và trải qua nhiều chức vụ khác nhau như kỹ sư tin học, Phó phòng Quản lý kỹ thuật, Phó Giám đốc. Từ năm 1999 đến năm 2010, ông lần lượt giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý viễn thông, Phó Giám đốc Bưu điện Thành phố Hà Nội rồi Phó trưởng Ban Viễn thông, Trưởng Ban Viễn thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT từ tháng 5 năm 2010.
Ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Phát biểu tại lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm, ông Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp khẳng định đây là hoạt động kiện toàn lãnh đạo cấp cao của MobiFone - một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty MobiFone trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh MobiFone đang gấp rút triển khai tái cơ cấu và cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban QLVNN tại Doanh nghiệp cũng chia sẻ: "Tôi cho rằng công tác bổ nhiệm vị trí Tổng giám đốc cho MobiFone trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Tôi tin tưởng đồng chí Tô Mạnh Cường với kinh nghiệm, kiến thức được tích lũy qua nhiều chức vụ, lĩnh vực công tác sẽ phát huy thế mạnh của MobiFone, qua đó phấn đấu giữ vững thành tích tăng trưởng hơn nữa cùng MobiFone. Đến thời điểm hiện tại năm 2019, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của MobiFone vẫn được giữ vững tốt. Các đồng chí cần phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau nỗ lực để hoàn hoàn kế hoạch năm 2019, từ đó xây dựng kế hoạch năm 2020 và chiến lược phát triển lâu dài của Tổng Công ty viễn thông MobiFone trong những năm tiếp theo."
Có mặt tại buổi lễ, ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: "Văn hóa của MobiFone rất khác biệt, tôi đánh giá rất cao sự nhiệt huyết, năng động của người MobiFone trong những năm qua. Chính vì vậy, lãnh đạo Tổng công ty cần phát huy hơn nữa thế mạnh, sức mạnh đặc biệt của MobiFone. Bộ TTTT sẽ hỗ trợ các đồng chí về những định hướng, ý kiến để giúp MobiFone có hướng phát triển tốt nhất trong thời gian tới."
Ông Tô Mạnh Cường, tân Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Chia sẻ cảm xúc khi nhận nhiệm vụ mới, ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone phát biểu ý kiến: "MobiFone luôn được khách hàng đánh giá là mạng di động chất lượng, hỗ trợ rất tốt. Mặc dù thời gian gần đây phải đối mặt với những khó khăn, tôi cho rằng với khả năng, sức sống của mỗi người MobiFone thì chúng ta đủ tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cụ thể, MobiFone sẽ tập trung nguồn lực vào kinh doanh để giữ vững thị phần, đồng thời phát triển, đảm bảo chất lượng hạ tầng mạng lưới phục vụ khách hàng. Với dịch vụ giá trị gia tăng, chúng ta cần chuyển đổi để nắm bắt xu thế mới của thị trường. Bên cạnh đó, MobiFone cũng sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, trước tiên thực hiện trong nội bộ rồi sau đó sẽ giới thiệu rộng rãi những giải pháp ấy ra bên ngoài."
Năm 2018, tổng doanh thu của MobiFone đạt 38.883 tỷ đồng, tổng tài sản là 31.021 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 19.841 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 5.919 tỷ đồng. Năm 2018, MobiFone nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 1.219 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của MobiFone là 4.700 tỷ đồng.
Theo dân trí
VNPT mong muốn sớm được triển khai dịch vụ Mobile Money Đề án Mobile Money hiện đã được Tập đoàn VNPT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước với mong muốn được phê duyệt để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất. VNPT đặt mục tiêu năm 2020 sẽ có 100 ngàn điểm bán trên toàn quốc cung cấp dịch vụ này. Được đánh giá là đem lại...