Người Việt mất 20 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Trong năm 2019, Việt Nam có 85,2 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc, gây thiệt hại 20.892 tỷ đồng.
Theo báo cáo tổng kết an ninh mạng của Bkav, tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam trong năm 2019 có nhiều biến chuyển tích cực, tuy nhiên, số trường hợp nhiễm mã độc, bị virus tấn công vẫn còn nhiều, gây thiệt hại trên quy mô lớn. Số lượt máy tính nhiễm mã độc trong năm 2019 tăng 3,5% so với năm 2018. Thiệt hại do virus máy tính gây ra cho người dùng Việt cũng tăng từ 14.900 tỷ đồng năm 2018 lên 20.892 tỷ đồng năm 2019.
Năm 2019, người Việt thiệt hại gần 1 tỷ USD vì virus máy tính.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc virus máy tính lây lan tại Việt Nam là thói quen tải phần mềm trên mạng. Theo báo cáo từ Bkav, cứ 10 máy tính tải các phần mềm từ Internet về cài đặt thì có 8 máy nhiễm virus. Ngoài ra, email cũng là những con đường lây lan khi số trường hợp nhiễm virus qua thư điện tử tăng 4% so với năm trước, trong khi tỷ lệ lây nhiễm qua đường USB đã giảm 22% trong năm 2019, xuống mức 55%.
Hiện vẫn còn 41,04% máy tính chứa lỗ hổng SMB, từng bị virus Wanna Cry khai thác. Ransomware cũng khiến 1,8 triệu lượt máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019, tăng 12% so với năm 2018. Trong số này có rất nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan, doanh nghiệp, gây đình trệ hoạt động của các đơn vị này trong nhiều ngày.
Đã có một chiến dịch quy mô lớn của hacker nước ngoài tấn công vào các máy chủ có mật khẩu yếu tại Việt Nam trong năm 2019. Không lây nhiễm mã độc, hacker còn dò tìm các server có mật khẩu yếu, từ đó, thực hiện truy cập trái phép từ xa nhằm cài mã độc mã hóa dữ liệu. Kiểu tấn công này khiến phần mềm diệt virus sẽ bị vô hiệu hóa do hacker đã chiếm được toàn quyền điều khiển máy chủ.
Theo tổng kết của Bkav, 420.000 máy tính tại Việt Nam đã bị nhiễm loại mã độc tấn công APT có tên W32.Fileless. “Kỹ thuật mà W32.Fileless sử dụng rất tinh vi và có thể nói đã đạt đến mức “tàng hình”. Mã độc này không để lại bất cứ dấu hiệu gì về sự tồn tại của chúng dưới dạng file nhị phân trên ổ cứng máy tính như các loại mã độc thông thường. Mã độc này phát tán thông qua USB hay qua khai thác lỗ hổng hệ điều hành”, Bkav cho biết.
Video đang HOT
Các cuộc tấn công có chủ đích (APT) nhằm vào hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam năm 2019.
Để tăng cường khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng, Bkav khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp, như chỉ tải phần mềm có nguồn gốc rõ ràng, quét virus cho USB trước khi sử dụng, mở các file nhận được từ Internet trong môi trường cách ly an toàn, thường xuyên cập nhật bản vá lỗ hổng, đặt mật khẩu mạnh cho máy tính.
Theo vnexpress
Việt Nam thiệt hại 14.900 tỷ đồng do virus máy tính
Những con số thống kê giật mình này vừa được chia sẻ tại Hội nghị Sơ kết công tác giám sát An toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu của Đảng và Chính phủ giai đoạn 2013 - 2019.
Theo Spamhaus Project - tổ chức thống kê về mối đe dọa tấn công mạng có trụ sở chính tại Anh và Thụy Sĩ, Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong các quốc gia có số lượng máy tính bị nhiễm mã độc cao nhất thế giới. Bản báo cáo cũng cho thấy, tính đến tháng 5/2019, có hơn 905.000 máy tính bị tin tặc điều khiển tại Việt Nam.
Báo cáo cuối năm 2018 của Kaspersky Lab cũng cho thấy, với hơn 100 triệu trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến và hơn 400 triệu trường hợp nhiễm mã độc ngoại tuyến được ngăn chặn, Việt Nam là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến đứng đầu Đông Nam Á.
Hội nghị Sơ kết công tác giám sát An toàn thông tin trên mạng CNTT trọng yếu của Đảng và Chính phủ giai đoạn 2013 - 2019.
Ở Việt Nam, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng đã lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng (khoảng 642 triệu USD), nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017. Trong đó, có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo (theo thống kê của Bkav).
Theo thống kê của Ban Cơ yếu Chính phủ, hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam có trên 10.000 lỗ hổng được tìm thấy. Đáng chú ý khi 6% trong số đó ở cấp độ nghiêm trọng và 23% là có nguy cơ cao.
Kết quả thống kê còn chỉ ra rằng, trong hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam, có trên 2.400 dịch vụ mạng không cần thiết được bật trên hệ thống, trên 100 mẫu phần mềm độc hại chứa chuỗi URL có tên miền gov.vn, 10 mẫu phần mềm độc hại được tải xuống từ các tên miền .gov.vn và trên 2100 tài khoản bị xâm nhập với địa chỉ email thuộc các cơ quan chính phủ.
Đánh giá về công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, tình hình an ninh mạng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động.
Các nguy cơ gây mất ATTT phổ biến trong thời gian tới sẽ là tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính - ngân hàng... với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng.
Thiếu tướng Nguyễn Đăng Đào - Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chia sẻ nhận định về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Các tin tặc sẽ tấn công trực tiếp vào hạ tầng thiết bị IoT, đô thị thông minh, đồng thời lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm lấy cắp thông tin, dữ liệu.
Không chỉ vậy, sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn cã vụ giả mạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu và phát tán thông tin độc hại trên mạng.
Theo đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ, một vấn đề không nhỏ đối với công tác đảm bảo ATTT mạng Việt Nam hiện nay là tình trạng nhiều cơ quan, đơn vị vẫn dùng phần mềm hết bản quyền hoặc không có bản quyền. Tại nhiều cơ quan, đơn vị, hệ thống mạng kết nối ngang hàng, thiếu các trang thiết bị bảo đảm ATTT mạng.
Các hệ thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại. Đa số các cơ quan tổ chức chỉ mới dừng lại ở mức trang bị các phần mềm diệt virus có bản quyền cho các máy tính, chưa có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin đồng bộ, do vậy khả năng đảm bảo ATTT và phòng chống virus, bảo mật không cao.
Trước bối cảnh đó, giám sát ATTT được coi là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết trong việc phát hiện, phòng chống, đối phó và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
Trong khoảng thời gian từ năm 2013- 2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ mạng CNTT và việc chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước trên các mạng liên lạc cơ yếu.
Hoạt động giám sát này giúp Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan chủ quản mạng CNTT kịp thời phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công có mục đích đánh cắp, sửa đổi, giả mạo thông tin, khai thác bí mật Nhà nước.
Theo viet nam net
Nỗi lo mang tên màn hình xanh và đây là cách giúp bạn khắc phục Màn hình xanh luôn là nỗi khiếp sợ khi chúng ta sử dụng máy tính Windows, những lúc như thế này, đa phần bạn chỉ có thể "nở một nụ cười" và đợi máy tự khởi động lại. Vậy, những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng này, hãy cùng mình tìm hiểu và giải quyết trong bài viết này nhé....