Người Việt “lùn”: Bố mẹ thấp, con vẫn có thể cao
“Người Việt “lùn” nhất châu Á có thể ảnh hưởng đến phát triển giống nòi nếu không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ”.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia vừa công bố, chiều cao người Việt thấp nhất khu vực châu Á. Theo đó, 10 năm, người Việt Nam chỉ cao thêm được 1 cm. Hiện tại, chiều cao của nam giới trưởng thành cao 164,0 cm, nữ là 1,53 cm.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người Việt Nam thấp bé nhẹ cân là do thiếu dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
“Thiếu dinh dưỡng từ nhỏ ảnh hưởng đến những năm tháng đầu đời và tuổi trưởng thành”, bà Lâm cảnh báo.
Bà cho rằng, khi mang thai, mẹ thiếu chất, thiếu máu, thiếu sắt, con đẻ ra sẽ thiếu vi chất ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng. Các cháu sau sinh không được nuôi dưỡng sẽ ảnh hưởng tới tuổi trưởng thành. Trẻ phát triển tốt, tuổi trưởng thành cao 1,71 cm. Trẻ thấp còi lúc 3 tuổi đạt 84 cm trưởng thành chỉ được 162 cm.
Bà Lâm cảnh báo, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bình thường khi trưởng thành phát triển chênh nhau 9 cm.
Ở Việt Nam, năm 2011, Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển nâng cao tầm vóc người Việt nhưng kinh phí còn khó khăn. Trong đề án, Viện Dinh dưỡng phát triển tầm vóc và cải thiện bữa ăn học đường.
Video đang HOT
Viện Dinh dưỡng đã thực hiện tại một số tỉnh như Đà Nẵng, Hải Phòng với phương pháp thay đổi thực đơn.
Theo bà Lâm, sự khác biệt về chiều cao và cân nặng của người Việt so với chuẩn quốc tế rõ rệt nhất là ở nhóm tuổi 6-12 tháng tuổi và 6-11 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2013 vẫn rất cao (gần 26%); chưa kể 29% thiếu máu, 51% thiếu kẽm, 14% thiếu vitamin A… gây ảnh hưởng rõ rệt lên kết quả học tập của trẻ. Bữa ăn của trẻ hiện nay chưa cân đối, thừa chất béo, thừa năng lượng. Bữa ăn của trẻ cần đa dạng hơn, cân đối hơn.
“Tại Viện, những năm qua nghiên cứu các yếu tố phát triển chiều cao, tìm giải pháp để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Chúng tôi hy vọng chiều cao thanh niên của trẻ sau này sẽ được cải thiện”, bà Lâm chia sẻ.
Bà Lâm cho biết thêm, chiều cao của người Việt Nam thấp là do lười vận động. Vận động mới giúp con người tăng trưởng tiết tốt hơn, hỗ trợ chiều cao hiệu quả hơn.
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, các bà mẹ nên tư vấn, tìm hiểu để phát triển chiều cao, tối ưu về trí tuệ.
Bố mẹ thấp bé, con vẫn cao nếu nuôi dưỡng tốt (Ảnh minh họa)
Bà Lâm cảnh báo, chiều cao của người Việt ảnh hưởng đến phát triển giống nòi. Thế hệ sau bố mẹ thấp, con nuôi tốt sẽ ít ảnh hưởng nếu chăm sóc đầy đủ. Bố mẹ thấp bé, con vẫn cao nếu nuôi dưỡng tốt.
“Tôi tổng kết, khu vực thành phố phát triển tốt hơn nông thôn. Rõ ràng yếu tố dinh dưỡng, môi trường sống quan trọng. Nó ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển chiều cao của các cháu”, bà Lâm chia sẻ.
Sắp tới, Viện Dinh dưỡng sẽ triển khai đồng bộ trên toàn quốc, phòng chống thiếu vi chất, vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt cho bà mẹ.
GS.TS. Dương Nghiệp Chí, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao khuyến cáo, cha mẹ phải chú ý chăm sóc về dinh dưỡng đúng cách. Người dân chú ý đến thể dục thể thao, hoạt động vừa sức. Tập thể dục rất quan trọng vì ảnh hưởng tới kích tố tăng trưởng chiều cao.
Theo Khám phá
Người Việt "lùn" nhất khu vực châu Á
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chiều cao người Việt thấp nhất khu vực châu Á.
Theo bà Lâm, trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được 1 cm.
"Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164 cm, kém 8 cm so với người Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc. Thậm chí còn thấp hơn Lào, Campuchia", bà Lâm chia sẻ.
Người Việt thấp do bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lý giải, người Việt thấp do bị thiếu hụt dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, môi trường sống khiến trẻ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp, lười vận động.
Điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao của thanh niên Việt Nam hiện thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 10-13cm, tức là hiện chỉ đạt 153cm đối với nữ và163,7cm đối với nam.
Theo bà Lâm, sự khác biệt về chiều cao và cân nặng của người Việt so với chuẩn quốc tế rõ rệt nhất là ở nhóm tuổi 6-12 tháng tuổi và 6-11 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2013 vẫn rất cao (gần 26%); chưa kể 29% thiếu máu, 51% thiếu kẽm, 14% thiếu vitamin A... gây ảnh hưởng rõ rệt lên kết quả học tập của trẻ.
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lý giải thêm, khẩu phẩn ăn của trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi mới chỉ đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng, 49% nhu cầu canxi; 35% nhu cầu về vitamin A có giá trị sinh học cao, i-ốt. Với chế độ ăn thiếu số lượng, kém chất lượng như vậy đã dẫn tới thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu canxi...
Bà cho rằng, sữa mẹ, chế độ ăn uống còn ảnh hưởng nhiều đến trí thông minh của trẻ. Chẳng hạn, cho trẻ ăn quá nhiều thịt trong một ngày, chỉ số IQ của trẻ sẽ bị giảm.
Ngoài ra, việc thiếu khu vui chơi trong nhà trường, nhiễm giun đường ruột... ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và khả năng học tập của trẻ.
Bà Lâm cho biết, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn rất quan trọng. Trong giai đoạn này, trẻ tăng nhanh về thể lực, phát triển giới tính và hình thành nhân cách.
Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi là giai đoạn có tốc độ phát triển chậm hơn nhưng rất quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này.
Khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% tối đa vào khoảng 12 tuổi và 14% còn lại vào 18 tuổi.
Giáo sư Dương Nghiệp Chí, Viện khoa học thể dục thể thao Việt Nam. người từng nhiều năm nghiên cứu về nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt, cho rằng, người Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo Khampha
Khoảng 5 triệu trẻ em sẽ được bổ sung vitamin A Ngày 21/5, tại Hà Nội, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã tổ chức họp báo về chiến dịch truyền thông "Ngày vi chất dinh dưỡng" (diễn ra trong ngày 1 và 2/6). Phó giáo sư-tiến sỹ Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), cho biết việc bổ sung vitamin A nhân "Ngày vi chất dinh...