Người Việt làm việc kém nhất, uống bia giỏi nhất?!
Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế, năm 2013 năng suất lao động của người Việt Nam thuộc mức thấp nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/15 so với Singapore. Trong khi đó, với 3 tỷ lít bia được tiêu thụ trong năm, Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về tiêu thụ bia.
Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu Euromonitor, năm 2013, Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia, tương đương giá trị 3 tỉ USD, trở thành “quán quân” uống bia ở khu vực ASEAN và thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi 10 năm trước, Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,29 tỉ lít bia. Như vậy, chỉ sau một thập niên, tốc độ tiêu thụ bia của người Việt tăng gần 200%.
VN hiện là quốc gia dẫn đầu ASEAN về tiêu thụ bia.
Video đang HOT
Theo dự báo của Bộ Công thương đưa ra đến năm 2015, con số này sẽ tăng lên 4,5 tỉ lít bia, lượng tiêu thụ trung bình mỗi người dân cũng tăng từ mức 32 lít/năm hiện tại lên 47 lít/năm. Thậm chí, các nhà đầu tư vào bia đang kỳ vọng con số này sẽ tăng lên 60 đến 70 lít bia/người/năm.
Theo Euromonitor, Việt Nam hiện thuộc nhóm 25 quốc gia có tốc độ gia tăng nhu cầu tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới. Ấn Độ đang tăng với tốc độ 17%/năm, Brazil tăng 16%/năm thì VN cũng đang ở tốc độ không kém cạnh là 15%/năm. Chính sự tăng trưởng “đáng nể” này đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư tham gia vào thị trường bia, bất chấp kinh tế suy thoái.
Ước tính ở Việt Nam hiện có khoảng 30 thương hiệu bia trong và ngoài nước với hơn 400 nhà máy sản xuất bia. Riêng về nhập khẩu, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, chúng ta đang nhập khẩu từ 3,6 4 triệu lít/năm.
Dù công suất tăng liên tục, cuộc cạnh tranh giữa các hãng bia ngày càng gay gắt nhưng lợi nhuận của ngành bia vẫn tăng mạnh mỗi năm. Theo Bộ Công thương, năm 2011, lợi nhuận từ doanh nghiệp bia đạt khoảng 7.500 tỉ đồng, năm 2012 là 8.600 tỉ đồng và đạt 10.150 tỉ đồng trong năm 2013. Cụ thể hơn, chỉ cần nhìn vào tốc độ tăng trưởng của Sabeco, đại gia hàng đầu trên thị trường bia trong 10 năm trở lại đây để thấy tốc độ “nốc” bia của người Việt khủng đến mức nào. Nếu như năm 2005, sản lượng của Sabeco chỉ 148,5 triệu lít bia các loại thì 5 năm sau, năm 2010 con số này đã lên 1,08 tỉ lít và sang năm 2013 là 1,33 tỉ lít.
Trong khi tốc độ tiêu thụ bia tăng phi mã theo mỗi năm thì thu nhập bình quân của chúng ta chỉ xếp thứ 8/11 trong khu vực ASEAN, xấp xỉ 2.000 USD/năm. Đặc biệt, năng suất lao động của VN theo công bố của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hiện đang ở mức thấp so với các nước ASEAN 6 (các nước phát triển hơn trong ASEAN) và ở vị trí chót bảng so với các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore. Điều đáng nói là, các quốc gia dẫn đầu về năng suất lao động hiệu quả cũng không có tên tuổi trên bản đồ tiêu thụ bia.
Theo_VnMedia
Hơn 162.000 cử nhân mới tốt nghiệp bị... thất nghiệp
Trong quý 1-2014, cả nước có khoảng hơn 1,045 triệu lao động bị thất nghiệp. Đáng chú ý, số lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên bị thất nghiệp tiếp tục gia tăng mạnh.
Đây là những thông tin nổi bật trong Bản tin Cập nhật thị trường lao động qúy 2-2014, được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố sáng 1-7. Theo đó, qua khảo sát trong những tháng đầu năm nay, lực lượng tham gia lao động ở nước ta không thay đổi nhiều song tỷ lệ thất nghiệp lại tiếp tục có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nhóm thanh niên thành thị và nhóm lao động có trình độ đại học trở lên.
Nhu cầu tìm kiếm việc làm ở giới trẻ tăng mạnh trong những tháng đầu năm
PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội - Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong quý I-2014, cả nước có 1.045.000 người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145.800 người so với quý 4 năm 2013. So sánh về địa bàn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần ở nông thôn.
Về trình độ, hiện cả nước có hơn 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên đang thất nghiệp, tăng 39.400 người so với cùng kỳ năm ngoái và cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp nói chung. Bên cạnh đó còn có hơn 79.100 người lao động có trình độ cao đẳng và 174.000 lao động có trình độ cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề đang thất nghiệp.
Điều đáng quan ngại hơn là số người bị thất nghiệp dài hạn (từ 12 tháng trở lên) chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 14%. Nghiên cứu cũng chỉ ra, tình trạng thất nghiệp ở thanh niên (15-24 tuổi) đáng báo động hơn cả. Trong 3 tháng đầu năm 2014, cả nước có hơn 504.000 thanh niên trong nhóm 15-24 tuổi bị thất nghiệp, tăng hơn 54.000 người so với quý 4 năm 2013. Đặc biệt có hơn 21% thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Tỷ lệ này tại khu vực thành thị ở mức rất cao.
Trong số các ngành nghề có biến động lớn về lao động so với cuối năm 2013, ngành xây dựng bị giảm nhiều lao động nhất với gần 488.000 người, tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với 257.000 người, ngành bán buôn và bán lẻ giảm 218.000 người... Điều này phản ánh đúng thực trạng hoạt động rất khó khăn của những ngành nghề nói trên trong 3 tháng đầu năm nay.
Ngược lại, do sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và di chuyển ngược của lao động nên lao động chuyển sang làm việc trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp và thủy sản lại gia tăng thêm 814.000 người. Cùng đó, tỷ trọng lao động gia đình không hưởng lương cũng tăng đáng kể so với 3 tháng cuối năm 2013, từ 16,2% lên 21,9%.
Theo PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc, những số liệu nói trên phần nào phản ánh khó khăn của thị trường lao động và cơ hội tìm kiếm việc làm trong thời kỳ suy thoái giảm tăng trưởng. Nhóm thực hiện nghiên cứu nói trên nhận định, với diễn biến tình hình kinh tế hiện nay cho thấy chưa có dấu hiệu thị trường lao động sẽ chuyển biến tích cực và khả quan hơn trong thời gian ngắn sắp tới.
Theo ANTD
Ông bố sẽ được nghỉ...thai sản! Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa lên tiếng khuyến khích Việt Nam cần có chính sách cho các bậc làm cha tham gia nhiều hơn trong và sau quá trình con chào đời. Cụ thể, theo ILO thì hiện nay Với việc Bộ Luật Lao động 2012 tăng thời gian nghỉ thai sản từ 4 đến 6 tháng, chế độ nghỉ...