Người Việt đã chán Pokemon Go
Sau thời gian đầu sôi sục với trào lưu bắt Pokemon cũng như các dịch vụ ăn theo, nhiều người Việt đã không còn háo hứng với trò chơi này.
Các dòng chia sẻ về Pokemon Go không còn thường xuyên xuất hiện trên Facebook gần đây.
So với cách đây một tháng, từ khóa Pokemon Go bỗng trở nên im ắng trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Số lượng thành viên ở các hội, nhóm chơi game này cũng đã chững lại, không còn tăng đột biến như thời gian trước. Các nội dung chia sẻ nếu có cũng chỉ lặp lại với việc khoe tìm được Pokemon mới, than vãn vì ở quá xa Gym, PokeStop cũng như phàn nàn về những người chơi hack.
Tại nhiều khu vực trung tâm, công viên hay công trình công cộng, số lượng game thủ đi bắt Pokemon cũng giảm rõ rệt. Hình ảnh cả đám đông người chơi cùng tranh nhau tìm bắt Pokemon hiếm, ít khi xảy ra. Ngay cả khi được chia sẻ, số lượng người dùng quan tâm, bình luận cũng cũng không còn như trước.
Vấn nạn sử dụng các phần mềm gian lận để chơi Pokemon Go là một trong những lý do đầu tiên khiến cộng đồng chơi tại Việt Nam dần tan rã. “Trong khi mình phải đi khắp nơi để tìm bắt Pokemon cũng như chạy tới các vị trí có Gym, PokeStop để luyện tập, nâng cấp quân thì nhiều người chỉ cần ngồi tại nhà và dùng phần mềm gian lận”, bạn Hoàng Tuấn, sinh viên một trường đại học ở TP HCM chia sẻ. Ngay cả những game thủ đã cài bản hack cũng tỏ ra sớm chán trò chơi này vì không còn mục tiêu để phấn đấu.
Cảnh tụ tập bắt Pokemon Go hiếm.
Video đang HOT
Khá nhiều người dùng từng chơi game này cho biết lý do hoàn toàn là vì tò mò. Việc xuất hiện dày đặc trên mạng xã hội thời gian đầu đã khiến Pokemon Go có rất nhiều lượt tải về và chơi thử. Tuy nhiên, thời gian trò chơi này tồn tại trên điện thoại, tablet của những người này cũng rất ngắn ngủi. “Thời gian đầu, thấy mọi người đều chơi, mình cũng tìm hiểu rồi cài về máy. Mày mò ra công viên, Hồ Gươm bắt Pokemon nhưng chỉ được một thời gian là chán, bởi thấy nhiệm vụ quanh đi quẩn lại chỉ có vậy”, bạn Lan Hương, lễ tân một khách sạn ở khu vực phố cổ Hà Nội cho biết.
Pokemon Go hiện cũng không còn đứng trong top 3 vị trí được tải về nhiều nhất trên cả Play Store (cho hệ điều hành Android) lẫn App Store (cho hệ điều hành iOS) với thị trường Việt Nam.
Tuy số người chơi “phong trào” chiến lượng lớn đã xóa hoặc ít còn chơi, vẫn còn một số game thủ tỏ ra trung thành với Pokemon Go. Một số nhóm trên Facebook được lập ra với phương châm không sử dụng đến các phần mềm gian lận và hứa hẹn xây dựng cộng đồng chơi “nhỏ nhưng chất lượng”.
Nhà sản xuất game Pokemon Go, Niantic vẫn tung ra các bản cập nhật mới gần đây nhưng chỉ tập trung vào sửa lỗi và các trải nghiệm với Pokemon Go Plus, thiết bị ngoại vi đắt đỏ mà hầu hết game thủ Việt đều không có khả năng sở hữu.
Trung Văn
Theo VNE
Những đoàn người điên cuồng bắt Pokemon khắp thế giới
Ở bất cứ quốc gia nào Pokemon Go hiện diện, cũng có những đám đông đổ xô săn tìm thú ảo khiến không ít người nói họ đã hình dung được ngày tận thế sẽ như thế nào.
Các công viên ở Hong Kong đông nghịt những người vừa đi vừa cúi gằm mặt nhìn điện thoại sau khi trò chơi này được phát hành ở đây cuối tháng 7.
Nhật Bản, quê hương của những con thú ảo Pokemon, cũng không đứng ngoài cơn sốt.
Người dân ở tòa nhà Rhodes, Sydney (Australia) phát điên vì hàng trăm người tụ tập để săn Pokemon gần đó, khiến cảnh sát được điều đến để giải tán đám đông.
Cơn sốt ở Singapore khiến các lực lượng cảnh sát, các nhà chức trách thường xuyên đưa ra khuyến cáo. Theo tờ Straits Times, chính quyền Singapore đang theo dõi ảnh hưởng của game đối với người dân trước khi đưa ra quyết định.
Minh Minh
Theo VNE
'Chuyển' ĐH Hàng hải từ Hải Phòng về Sài Gòn để bắt Pokemon Nhiều người chơi tạo địa điểm sai, nhập thông tin sai lệch nhằm chơi Pokemon Go, gây ra nhiều nguy cơ sử dụng Google Maps. Sau bài cảnh báo về nạn spam địa điểm ảo để chơi Pokemon Go, anh Lê Bách, Trưởng lãnh đạo Google Map Maker tại Việt Nam cho biết, game thủ trò này đang có nhiều "chiêu" khác nhằm...