Người Ukraine lánh nạn sang Nga ngày càng đông
Những người tị nạn Ukraine đều mong mỏi chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình, ổn định sớm trở lại để họ có thể trở về quê hương.
Người di tản từ Ukraine (cụ thể là từ các tỉnh miền Đông như Donetsk, Lugansk, Kramatosk…) sang Nga từ đầu tháng 6 đến nay đã lên đến gần 220.000 và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Tình trạng này cho thấy cuộc nội chiến ở Ukraine đang ngày càng khốc liệt đối với những người dân vô tội.
Ngày càng có nhiều người Ukraine chạy sang Nga lánh nạn (Ảnh: RIA)
Số người phải đi sơ tán vẫn chưa dừng lại khi hàng ngày, bên kia biên giới, những hàng dài xe ô tô chở theo các gia đình đi sơ tán chờ được sang Nga vẫn không hề giảm. Để có đủ chỗ tiếp nhận, chính quyền các tỉnh, thành phố lân cận như Rostov-na-Donu, Voronezh , Stavropol… đã liên tục phải dựng thêm những nhà bạt, dành những khu nhà đặc biệt cho họ hoặc đón về sống cùng các gia đình người dân ở đây.
Tại một nhà hộ sinh của Nga, bà mẹ trẻ Marina cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi vừa sinh một bé gái xinh xắn, khỏe mạnh và an toàn sau khi đã phải trải qua một chặng đường chạy sơ tán sang Nga trong tình trạng bụng mang dạ chửa đã 9 tháng. Tuy nhiên, chị dường như không muốn nhắc đến những khoảnh khắc kinh hoàng mà chị đã chứng kiến và hiện chị vẫn rất lo lắng vì nhiều người thân của mình vẫn còn ở lại trong vùng chiến sự.
Video đang HOT
Ivan Latrughin, người dân thị trấn Kramatorsk thuộc tỉnh Donetsk cho biết, ngay sát cạnh nhà của gia đình anh là mấy lô cốt của các lực lượng quân ly khai và quân đội Ukraine. Anh nói: “Trường học của các con tôi cách trung tâm thành phố chỉ khoảng nửa cây số đã bị bắn phá. Thật là những điều khủng khiếp và tôi đã phải mang các con tôi là Pavel và Natalia chạy sang đây”.
Gia đình nhà Latrughin cũng như khoảng 60 gia đình Ukraine khác đi sơ tán hiện đang sống tạm trong một trường phổ thông của làng Iutsa, Vùng Stavropol. Tại đây họ được ăn ngày 3 bữa. Người dân địa phương cung cấp cho họ đủ chăn màn và những vật dụng thiết yếu ban đầu. Và quan trọng nhất với họ là được sống dưới bầu trời hòa bình, điều họ đang mong ước cho Ukraine.
Ở Stavropol, tại các trường học, trại hè và nhà nghỉ dưỡng đã được tổ chức thành 18 điểm tiếp đón tạm thời. Tại đó có khoảng 1.500 người đang tạm lánh nạn. Ngoài ra, số công dân Ukraine phải tá túc tại nhà người quen, người thân hiện vẫn chưa thể thống kê chính xác. Theo ước tính, con số này là khoảng gần 3.000 người nữa. Những người lánh nạn không biết họ sẽ phải ở lại Nga trong bao lâu, nhưng họ mong mỏi từng ngày rằng hòa bình sớm trở lại để họ có thể trở về.
Đó là tâm trạng chung và cũng là của mẹ con chị Tachiana, người thành phố Lugansk. Nhưng những điều này cũng không mấy khả quan. Chị nói: “Nếu ở đó, nhà cửa của chúng tôi vẫn còn và nếu có việc làm chúng tôi sẽ trở về. Còn nếu chẳng còn gì cả thì chúng tôi sẽ đành ở lại đây thôi”.
Hiện nay Nga cũng chủ trương tạo điều kiện cho người chạy nạn Ukraine có thể đăng ký nhập tịch tại Nga. Dẫu vậy, nhiều người chạy lánh nạn từ các tỉnh miền Đông vẫn mong mỏi một điều: chiến tranh sớm chấm dứt, hòa bình, ổn định sớm trở lại để họ lại có thể trở về với mảnh đất thân yêu của mình ở Ukraine./.
Điệp Anh
Theo_VOV
Ukraine: Lugansk muốn thành lập 'cộng hòa nhân dân'?
Những người biểu tình ủng hộ tư tưởng liên bang hóa ở thành phố Lugansk thuộc miền Đông Ukraine tuyên bố thành lập "Nước cộng hòa nhân dân Lugansk".
Ngày 27/4, trong một cuộc mít tinh, những người biểu tình ủng hộ tư tưởng liên bang hóa ở thành phố Lugansk thuộc miền Đông Ukraine đã tuyên bố thành lập "Nước cộng hòa nhân dân Lugansk", theo hãng tin ITAR-TASS.
Cũng trong ngày hôm qua, những người biểu tình ở thành phố miền Đông này đã ra tối hậu thư yêu cầu chính phủ mới ở Kiev phải đáp ứng các yêu cầu của họ trước chiều ngày 29/4.
Người dân miền Đông Ukraine vẫn biểu tình rầm rộ đòi liên bang hóa
Những yêu cầu mà người biểu tình đưa ra là chính phủ tạm quyền Ukraine phải ân xá cho tất cả những người tham gia biểu tình ở miền Đông, công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức và tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết của khu vực này.
Bên cạnh đó, những người biểu tình còn tuyên bố, nếu các yêu cầu của họ không được đáp ứng trước chiều ngày 29/4 thì họ sẽ "chuyển sang các hành động mạnh mẽ".
Trong một diễn biến khác, ngày 27/4, người biểu tình thân Nga đã giành quyền kiểm soát các văn phòng của đài truyền hình quốc gia tại thành phố Donetsk thuộc miền Đông Ukraine.
Người biểu tình đã có các cuộc đàm phán với Giám đốc điều hành trung tâm truyền hình để tiến hành phát sóng các kênh truyền hình của "Cộng hòa nhân dân Donetsk" và tiếp tục phát các kênh truyền hình của Nga, truyền thông địa phương cho biết.
Không loại trừ khả năng các kênh truyền hình của Ukraine sẽ sớm bị ngừng hoạt động. Người biểu tình đã đưa các ăng-ten vệ tinh vào tòa nhà và cử người đứng gác tại lối ra vào.
Trước đó, gần 3000 người đã xuống đường tham gia cuộc mít tinh tại Quảng trường Lenin ở trung tâm thành phố Donetsk đòi tiến hành trưng cầu dân ý về liên bang hóa Ukraine.
Theo truyền thông địa phương, hoạt động biểu tình bắt đầu bằng một phút tưởng niệm những binh lính đặc nhiệm Berkut đã thiệt mạng trong cuộc xung đột giữa những người bảo vệ luật pháp và các phần tử cực hữu tại Quảng trường Độc lập ở Kiev hồi tháng 2.
Theo VTC
Quân đội Ukraine đặt mìn phong tỏa Slavyansk, nã pháo vào Lugansk Lực lượng dân quân Donbass cho biết, song song với các vụ nã pháo vào khu vực Lugansk, quân đội Ukraine đã đặt mìn phong tỏa thành phố Slavyansk. Lực lượng quân đội Ukraine đã lập nhiều bãi mìn trên các cửa ngõ dẫn vào thành phố Slavyansk, thuộc khu vực Donetsk - một tỉnh đông nam của Ukraine, hiện đang thuộc quyền...