Người từng tiếp xúc 3 trường hợp nhiễm virus corona cần làm gì lúc này?
3 người Việt Nam được xác định nhiễm virus corona đã có hành trình di chuyển bằng nhiều phương tiện và tiếp xúc với nhiều người. Vậy những người từng có tiếp xúc với bệnh nhân cần phải làm gì?
Nữ bệnh nhân trở về từ Vũ Hán đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa- Ảnh: Thanh Tuấn
Sau khi trở về Việt Nam từ TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) trên chuyến bay CZ8315 của hãng Southern China vào ngày 17-1 vừa qua, 3 bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới (nCoV) đã có hành trình di chuyển về quê nhà ở các tỉnh Vĩnh Phúc và Thanh Hoá. Trong lộ trình này, họ đã tiếp xúc với nhiều người lạ và người thân quen trước khi được cách ly, điều trị.
Trước những lo ngại về nguy cơ nhiễm bệnh khi từng tiếp xúc với nguồn lây (3 bệnh nhân), trao đổi với Báo Người Lao Động tối 30-1, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, khuyến cáo tại thời điểm này những người tiếp xúc với 3 bệnh nhân nói trên và có hành trình di chuyển cùng họ cần tự theo dõi sức khoẻ. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết để kiểm tra một người có nhiễm nCoV hay không chỉ có thể được tiến hành tại các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm. Kỹ thuật xác định chủng nCov đó là kỹ thuật Real time RT – PCR với bệnh phẩm là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được thu thập bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường phù hợp. Trong trường hợp người mới nghi nhiễm virus corona, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cho phép khẳng định.
Hệ thống xét nghiệm virus corona tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh. Ca bệnh cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh vì vậy chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).
Đến nay, tại Việt Nam hiện đã ghi nhận tổng cộng 5 trường hợp mắc, bao gồm 2 trường hợp là 2 cha con người Trung Quốc cách ly, điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (người con đã được điều trị khỏi bệnh) và 3 trường hợp người Việt Nam dương tính với nCoV. Cả 3 bệnh nhân mới này sức khoẻ ổn định và đang được cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá.
Video đang HOT
Ngoài các trường hợp dương tính, hiện có 65 trường hợp nghi ngờ đã được xét nghiệm loại trừ; 32 trường hợp nghi ngờ đang được cách ly theo dõi, điều trị, chờ kết quả xét nghiệm; 43 trường hợp tiếp xúc gần đang được theo dõi sức khỏe. Hiện, các cơ sở y tế đang cách ly và quản lý chặt chẽ những người tiếp xúc gần, phòng chống lây nhiễm.
Làm thế nào có thể bảo vệ bản thân và người thân?
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng chủ động thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
- Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay sạch sẽ.
- Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và tìm đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm chín.
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các động vật nuôi hoặc hoang dã.
- Đeo khẩu trang khi đi đến chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Chuyên gia y tế cho rằng khẩu trang y tế thông thường đủ khả năng phòng viêm phổi do virus nCoV. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
N.Dung
Theo nguoilaodong
Sáu lần WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng" trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
WHO chỉ sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp quốc tế về y tế cộng đồng" trong các trường hợp dịch bệnh hiếm gặp cần phản ứng toàn cầu mạnh mẽ.
Trước dịch viêm phổi lạ do virus corona, WHO đã 5 lần ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu:
- Lần đầu tiên được ban bố tháng 4-2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1);
- Lần thứ hai vào tháng 5-2014 do bệnh bại liệt trẻ em;
- Lần thứ 3 năm 2014 trong dịch virus Ebola ở Tây Phi;
- Lần thứ tư là năm 2016 với dịch bệnh do virus Zika ở châu Mỹ.
- Lần thứ 5 vào năm 2019 cũng trong dịch virus Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Trước đó, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1/2020 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng nhanh chóng tại Trung Quốc. "Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác," Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesusn cho biết trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva.
Virus corona chủng mới (2019-nCoV) lần đầu tiên bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay, số người tử vong do virus corona đã lên đến 212 người. Giới chức y tế ghi nhận thêm 1.200 ca nhiễm trong vòng 24 giờ qua./.
Phương Phương
Theo TTXVN/Vietnamplus
Cúm A đang hoành hành, có thể gây tử vong nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách Mắc cúm, có trẻ sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các biến chứng suy hô hấp. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, BV Nhiệt đới Trung ương và một số bệnh viện khác ở Hà Nội những ngày gần đây số lượng bệnh nhân mắc cúm...