‘Người tù thế kỷ’ Huỳnh Văn Nén qua đời
“Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén, nhân vật bị oan sai trong hai vụ án giết người ở Bình Thuận, từng đi tù 18 năm mới được minh oan, đã qua đời ở tuổi 60.
Liên quan người tù thế kỷ Huỳnh Văn Nén, sáng nay 14.9, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thận (người từng giúp Huỳnh Văn Nén minh oan) cho biết, ông Huỳnh Văn Nén đã qua đời tại một bệnh viện ở TP.Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) do bị bệnh lý.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ ngày 13.9, một phụ nữ đưa ông Nén vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Chỉ khoảng 1 giờ sau thì ông Nén trút hơi thở cuối cùng ngay tại bệnh viện.
Nhận được tin, chị Nguyễn Thị Cẩm (vợ Huỳnh Văn Nén) và con trai đã thuê xe ra Vũng Tàu đưa thi thể ông Nén về Bình Thuận an táng.
Ông Huỳnh Văn Nén ký và biên bản được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Ảnh QUẾ HÀ
Ông Huỳnh Văn Nén qua đời có sự xác nhận của đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (chết do bệnh).
Hiện anh Huỳnh Thành Lượng và chị Nguyễn Thị Cẩm đã đưa thi thể ông Nén về nhà riêng ở TT.Tân Minh (H.Hàm Tân, Bình Thuận) để lo hậu sự.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Văn Nén và cha ruột là ông Huỳnh Văn Truyện ngày đầu được minh oan về nhà ở H.Hàm Tân. Ảnh QUẾ HÀ
Ông Huỳnh Văn Nén là nhân vật “nổi tiếng” trong 2 vụ án giết người, xảy ra ở H.Hàm Tân (Bình Thuận). Đó là vụ án “Vườn điều” nạn nhân là bà Dương Thị Mỹ bị giết và bị cướp vàng từ năm 1993 (vụ án này cả nhà vợ ông Nén 9 người đều là bị can, 8 người bị giam, 1 người được tại ngoại, không tính ông Nén); vụ án giết người thứ 2 là vụ giết chết bà Lê Thị Bông, từ năm 1998.
Trong lúc xét xử ông Huỳnh Văn Nén vụ giết bà Bông thì ông Nén khai chính mình cũng tham gia vụ án Vườn điều. Tổng hợp hai bản án, ông Huỳnh Văn Nén phải chịu mức án chung thân.
Gần 20 năm ròng rã, ông Huỳnh Văn Truyện (cha ruột ông Nén) cùng ông Nguyễn Thận đi tìm công lý cho “người tù thế kỷ”. Sau gần 18 năm thụ án, Huỳnh Văn Nén được minh oan và ra tù.
Đại tá Phạm Thật, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận bắt tay ông Huỳnh Văn Nén ngày công bố xin lỗi ông Nén bị oan sai. Ảnh QUẾ HÀ
Khi ra tù, ông Huỳnh Văn Nén được Hội đồng đền bù oan sai tỉnh Bình Thuận đền bù gần 10 tỉ đồng; trong đó có gần 2 tỉ đồng đền bù do sức khỏe của Nén mất 63%, bao gồm cả bệnh lý về tâm thần, viêm gan.
Trong hồ sơ sức khỏe của ông Nén ghi “rối loạn cảm xúc không biệt định”.
Anh hùng Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 từng tham gia bảo vệ Trường Sa, qua đời
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Huy Lễ - chỉ huy tàu HQ-505 từng tham gia trận chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Trường Sa ngày 14-3-1988 - vừa qua đời ngày 19-8 tại nhà riêng ở Hải Phòng, hưởng thọ 76 tuổi.
Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Huy Lễ - chỉ huy tàu HQ-505 từng tham gia bảo vệ Trường Sa năm 1988 - vừa qua đời ở tuổi 76 - Ảnh: VŨ HƯỞNG
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 20-8, ông Dương Đình Ổn - chủ tịch UBND quận Hải An, TP Hải Phòng - cho biết chính quyền cùng gia đình và các đơn vị liên quan đang tiến hành công tác tổ chức tang lễ cho Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đại tá Vũ Huy Lễ tại nhà riêng ở phường Đằng Hải.
Lễ nhập quan được thực hiện vào 9h ngày 20-8, lễ viếng bắt đầu từ 10h cùng ngày và sẽ an táng tại nghĩa trang Đường Dứa, phường Hải An.
Đại tá Vũ Huy Lễ mất tại nhà riêng, sau thời gian nhập viện điều trị bệnh về đường tiêu hóa. Trước đó ông vẫn khỏe mạnh và trong dịp 27-7 vừa qua, ông còn cùng đồng đội thăm Bến K15 - di tích bến tàu không số ở quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.
Đại tá Vũ Huy Lễ nhập ngũ năm 1968, sau nhiều năm chiến đấu, làm nhiệm vụ tại đội tàu không số, ông được cử đi học ở Liên Xô và trở về làm thuyền trưởng tàu HQ-505.
Năm 1988, khi Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân nhân dân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ.
Khi đó, tàu HQ-505 đang đưa bộ đội công binh và vật tư công trình đến đảo Đá Lớn. Vừa hoàn thành công việc thì sáng 13-3-1988, tàu được lệnh di chuyển đến đảo Cô Lin và liên tục bị phía Trung Quốc khiêu khích.
Đến 18h cùng ngày, dù bị đối phương gây nhiễu làm mất liên lạc với sở chỉ huy nhưng tàu vẫn đến đúng vị trí và hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin vào sáng sớm 14-3.
Ngày 14-3, phía Trung Quốc tấn công vào bộ đội Việt Nam đang bảo vệ cờ trên các đảo và nã đạn vào các tàu HQ-505, 604, 605. Tàu HQ-505 bị đạn trúng ở buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy, trôi xa khỏi đảo hơn một hải lý.
Để tàu không bị chìm, đại tá Vũ Huy Lễ hội ý với ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Chiến sĩ trên tàu HQ-505 phải dùng một máy tiến, máy lùi để tàu quay mũi hướng về phía đảo Cô Lin. Ông Lễ tiếp tục yêu cầu anh em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu cùng vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
Sau khi tàu Trung Quốc rút ra xa, chiến sĩ trên tàu HQ-505 dập lửa, dùng xuồng cao su sang đảo Gạc Ma cứu công binh, bộ đội của tàu HQ-604 bị chìm. Lực lượng của tàu HQ-505 đưa được 44 chiến sĩ trong đó có thương binh, tử sĩ về đảo Cô Lin.
Dù luôn bị quân Trung Quốc khiêu khích, ông Lễ cùng các chiến sĩ vẫn bám trụ, bảo vệ thành công đảo Cô Lin đến tháng 6-1988.
Đầu năm 1989, tàu HQ-505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác được thưởng Huân chương Chiến công.
Sau khi ở Trường Sa trở về, ông Lễ làm lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 955, Vùng 4, Bộ tư lệnh Hải quân cho đến năm 1998 thì nghỉ hưu.
Từ cậu bé mồ côi cha, xin cơm trong chùa tới mua nhà tuổi 26 Lên 3 tuổi thì cha mẹ li dị, 6 tuổi anh hai mất, 13 tuổi thì lần lượt cha và chị ba cũng qua đời. Những biến cố khủng khiếp lần lượt đổ ập xuống đầu Sang nhưng anh không thể gục ngã. 'Tôi phải đứng dậy', Sang, người mua được nhà tuổi 26 hồi tưởng. Sang, cậu bé mồ côi cha, phải...