Người từ “ổ dịch” của Nam Định, Thanh Hóa về Ninh Bình sẽ là F1
Người về Ninh Bình từ xã Yên Hồng, huyện Ý Yên (Nam Định) và các địa điểm bị phong tỏa tạm thời của thị xã Bỉm Sơn ( Thanh Hóa) coi như F1, phải cách ly tập trung.
Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Ninh Bình vừa yêu cầu các địa phương trong tỉnh, các ngành, đặc biệt là các đơn vị trong ngành y tế khẩn trương rà soát, tổ chức cách ly, lấy mẫu xét nghiệm cho người về từ hai “ổ dịch” ở xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tỉnh Ninh Bình yêu cầu lực lượng chống dịch coi những người về từ hai “ổ dịch” này như F1 và có biện pháp cách ly tập trung.
Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình không yêu cầu giấy test nhanh Covid-19 nhưng kiểm soát, yêu cầu khai báo y tế chặt chẽ đối với người vào tỉnh.
Cụ thể, người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc đã qua thời gian theo dõi sau điều trị Covid-19: Tổ chức cách ly tập trung 7 ngày tính từ ngày áp dụng biện pháp cách ly, tiếp tục cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú thêm 7 ngày sau khi cách ly tập trung; Lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3 lần trong toàn bộ giai đoạn cách ly (hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh).
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 : Tổ chức cách ly tập trung tối thiểu 14 ngày tính từ khi áp dụng biện pháp cách ly, tiếp tục cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú thêm 14 ngày sau khi cách ly tập trung. Triển khai lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 4 lần trong toàn bộ giai đoạn cách ly (hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh).
Video đang HOT
Những người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng này từ ngày trở về Ninh Bình được coi như người tiếp xúc vòng 2 (F2) phải được cách ly tại nhà ít nhất 14 ngày tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với F1, lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần vào ngày đầu và cuối của giai đoạn cách ly (sử dụng phương pháp xét nghiệm gộp mẫu đối với F2) hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đối với người về Ninh Bình từ các vùng không bị phong tỏa thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và các xã khác thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định:
Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc đã qua thời gian theo dõi sau điều trị Covid-19: Tổ chức cách ly y tế tại nhà tối thiểu 14 ngày tính từ khi áp dụng biện pháp cách ly. Lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần vào ngày đầu và ngày cuối của giai đoạn cách ly (hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh).
Người và phương tiện vào Ninh Bình phải khai báo y tế tại các chốt kiểm dịch Covid-19, sau đó về Trạm y tế xã, phường, thị trấn tiếp tục khai báo để phân loại đối tượng thực hiện biện pháp cách ly.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 trước đó: Tổ chức cách ly y tế tập trung tối thiểu 14 ngày tính từ khi áp dụng biện pháp cách ly; Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe, hạn chế tiếp xúc không cần thiết 14 ngày sau giai đoạn cách ly tập trung. Lấy mẫu xét nghiệm ít nhất SARS-CoV-2 tối thiểu 2 lần vào các ngày: ngày 1, ngày 14 của toàn bộ giai đoạn cách ly hoặc ngay khi đối tượng đang thực hiện cách ly có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đối với người về Ninh Bình từ các huyện, thị xã, thành phố khác của tỉnh Thanh Hóa và từ các huyện, thành phố khác của tỉnh Nam Định:
Người đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc đã qua thời gian theo dõi sau điều trị Covid-19: Thực hiện khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày tính từ ngày về Ninh Bình, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm PCR ngay khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19.
Người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 trước đó: Tổ chức cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú tối thiểu 14 ngày tính từ ngày áp dụng biện pháp cách ly; Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tối thiểu 2 lần vào các ngày: ngày 1, ngày 14 của toàn bộ giai đoạn cách ly hoặc ngay khi đối tượng đang thực hiện cách ly có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh.
Đối với người lao động đi lại làm việc liên tục giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình; Nam Định và Ninh Bình: Thực hiện “3 tại chỗ” trong quá trình làm việc, các huyện/thành phố rà soát, xét nghiệm sàng lọc theo phương pháp PCR gộp mẫu, cho toàn bộ người lao động đi lại làm việc liên tục giữa Thanh Hóa và Ninh Bình, Nam Định và Ninh Bình; Các cơ sở sản xuất kinh doanh định kỳ 5-7 ngày/lần tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho người lao động hoặc ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt ưu tiên nhóm người lao động có hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác.
Riêng đối với học sinh, sinh viên thường xuyên đi lại giữa 2 tỉnh Ninh Bình- Nam Định: Thực hiện ngừng ngay việc đi lại giữa 2 tỉnh, tạm trú tại mỗi bên để thuận lợi cho việc đi học cho đến khi có thông báo mới. Thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất nơi lưu trú để được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Không vội vã sơ tán dân tránh bão số 7 để chống dịch Covid-19
Sẵn sàng phương án sơ tán người dân tránh bão số 7 là cần thiết nhưng trong dịch Covid-19 hiện nay, các địa phương không triển khai một cách vội vã mà phải bám sát tình hình thực tế để quyết định.
Đó là yêu cầu của ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), khi chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh đông Bắc bộ, Trung bộ triển khai ứng phó cơn bão số 7.
Ông Trần Quang Hoài yêu cầu bám sát diễn biến bão số 7 để đưa ra các quyết định sơ tán dân chính xác nhất trong bối cảnh dịch Covid-19. Ảnh HOÀNG PHAN
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã sẵn sàng phương án sơ tán 70.440 hộ dân với 260.722 người ở khu vực ven biển để tránh bão số 7.
Trong đó, 4.619 người là F0, F1 đã được chuẩn bị riêng về phương án cách ly, sơ tán đảm bảo phòng dịch Covid-19.
Nhấn mạnh về nội dung này khi kết luận chỉ đạo, ông Trần Quang Hoài lưu ý, qua kinh nghiệm ứng phó nhiều cơn bão trước đây, các địa phương triển khai sơ tán dân nhưng sau đó bão lại không vào hoặc không quá mạnh.
Trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 ở nhiều địa phương đang diễn biến phức tạp, ông Trần Quang Hoài đề nghị các địa phương phải theo sát diễn biến thực tế và thông tin từ cơ quan dự báo để chủ động đưa ra các quyết định sơ tán khi thật sự cần thiết để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Cũng theo ông Hoài, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ngãi phản ánh một số địa phương không cho ngư dân trên tàu cá của tỉnh này lên bờ tránh bão số 7 (cơn bão LIONROCK) vì lo ngại dịch Covid-19.
"Đề nghị lãnh đạo các địa phương quán triệt ngay đến các đơn vị cảng vụ, cảng cá yêu cầu phải tạo điều kiện sắp xếp nơi neo đậu cho phương tiện, cũng như cho ngư dân, lao động trên các tàu này lên bờ tránh bão số 7 và trước khi lên bờ, họ phải được làm test nhanh hoặc xét nghiệm Covid-19", ông Hoài nhấn mạnh.
5 tỉnh, thành cấm biển tránh áp thấp nhiệt đới Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình cấm biển, kêu gọi hơn 232.000 ngư dân tránh trú. Áp thấp nhiệt đới đã đi vào Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất cấp 7, giật tăng hai cấp. Chiều...