Người truyền đam mê cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở Gia Lai
Với nhiều lớp học cuối tuần, nghệ nhân A Lip miệt mài truyền dạy niềm đam mê cồng chiêng cho thế hệ trẻ Gia Lai, giúp họ hiểu rõ giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Nghệ nhân A Lip ở làng Groi 2 (xã Glar, Đak Đoa, Gia Lai) sinh ra trong một gia đình có truyền thống đánh cồng chiêng. Từ nhỏ, ông đã được cụ thân sinh chỉ dạy đánh cồng chiêng và phân biệt cách chỉnh âm. Hiểu được giá trị của loại hình nghệ thuật này đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, nghệ nhân đã thường xuyên “truyền nghề” cho lớp người trẻ trong làng, xã, để bảo tồn và phát huy.
Căn phòng nhỏ này là nơi ông trưng bày 3 bộ cồng chiêng cùng nhiều nhạc cụ dân tộc. Chúng được dùng khi có lễ hội, giao lưu văn hóa và để dạy cho các cháu nhỏ ở làng.
“Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là tiếng nói của con người và của thần linh theo quan niệm vạn vật hữu linh. Cồng chiêng mất đi, bản sắc văn hóa, đồng bào mình cũng không còn”, ông A Líp bày tỏ.
Video đang HOT
Hàng chục năm nay, nghệ nhân A Lip đều dành thời gian thứ 7 và chủ nhật tham gia các lớp truyền cồng chiêng cho thanh thiếu niên của huyện Đak Đoa và một số địa phương lân cận như: Chư Sê, Chư Păh. Ông còn được nhiều đơn vị trường học có nhiều học sinh dân tộc thiểu số mời dạy.
Không chỉ giỏi đánh chiêng, nghệ nhân A Lip còn miệt mài học cách chỉnh chiêng, học đánh đàn Y’rưng, Gong Kní, làm các loại đàn tính từ tre, trúc và tạc tượng gỗ của người Ba Na.
Ông cũng là một trong số ít các nghệ nhân biết chế tác và sử dụng chiêng tre – loại nhạc cụ cổ truyền, xuất hiện từ rất sớm ở Tây Nguyên.
Ông A Líp dành thời gian nghiên cứu sâu về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng. Hai chiếc mặt nạ Bram được ông A Líp tự sáng tạo trong những lúc rảnh rỗi.
Mô hình căn nhà rông 1,5m đang trong quá trình hoàn thiện được ông A Líp dựng lên để sử dụng trong các buổi biểu diễn, giao lưu văn hóa cồng chiêng.
Mới đây, ông A Líp cùng 3 nghệ nhân Ưu tú người Bahnar, Jrai của tỉnh Gia Lai vừa được hỗ trợ kinh phí để trao truyền văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng thế hệ kế cận. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm sự ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, khuyến khích những “báu vật nhân văn” tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo trong việc truyền dạy vốn quý văn hóa cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Gia Lai: Trao Huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho học sinh cứu người đuối nước
Ngày 3/10, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông Đỗ Duy Nam, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai đã trao Huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' cho em Rơ Châm Ư, là học sinh lớp 5G, Trường Tiểu học Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai) vì đã có hành động dũng cảm cứu người khi bị đuối nước.
Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai trao Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Rơ Châm Ư, học sinh lớp 5G, Trường Tiểu học Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah.
Được biết, vào ngày 9/9/2023, em Rơ Châm Ư cùng em trai là Rơ Châm Chuân (8 tuổi) và 3 người bạn là Chúc (10 tuổi), Vâng (SN 11 tuổi) và H'Lia (8 tuổi) rủ nhau đi chơi cạnh khu vực hồ nước tại làng Bui, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai). Trong lúc trời nắng nóng nên 3 em là Rơ châm Chuân, Chúc và H'Lia rủ nhau xuống hồ tắm, lúc đang tắm thì cả 3 không may bị đuối nước. Thấy vậy em Rơ Châm Ư liền nhảy xuống hồ kéo được Chúc lên bờ; tiếp tục nhảy xuống kéo được H'Lia lên bờ trong tình trạng nguy kịch, còn em trai là Rơ Châm Chuân trong lúc kéo lên bờ thi đã tắt thở.
Sau khi được biết thông tin về hành động dũng cảm của em Rơ Châm Ư, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định trao tặng Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Rơ Châm Ư. Đây là danh hiệu cao quý tặng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam có hành động dũng cảm, lập công xuất sắc trong bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; dũng cảm bảo vệ, cứu người, cứu tài sản của Nhân dân, của Nhà nước trong tình huống cấp bách.
Trần Thị Thuỳ Linh và hành trình tạo dấu ấn riêng trong thế giới thời trang Trần Thị Thùy Linh - một cô gái trẻ sinh ngày 02/11/1999, là cái tên không có gì xa lạ trong ngành thời trang tại Đà Nẵng, chị được các tín đồ thời trang yêu quý và tin tưởng. Dù sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, một vùng đất nông thôn với nền kinh tế chưa phát triển, chị Thuỳ Linh...