Người Trung Quốc sợ rò rỉ thông tin nhận dạng khuôn mặt
Theo ZDNet, kết quả khảo sát cho thấy có đến 79% trong số 6.100 người Trung Quốc được hỏi lo ngại dữ liệu nhận dạng khuôn mặt bị rò rỉ.
Quét khuôn mặt để kiểm tra danh tính đã trở thành thông lệ ở Trung Quốc. Công nghệ này được sử dụng ở một số trường đại học, trung tâm mua sắm. Thậm chí trong một số nhà vệ sinh công cộng hiện đại, nhận dạng khuôn mặt còn được dùng để đảm bảo mọi người không lấy quá nhiều giấy.
Tuy nhiên, song hành với sự thâm nhập nhanh chóng của nhận diện khuôn mặt vào cuộc sống, người dân nước này cũng ngày càng lo lắng về công nghệ mới.
Theo một khảo sát gần đây với 6.100 công dân Trung Quốc, 79% số người được hỏi cho biết họ sợ rò rỉ dữ liệu nhận dạng khuôn mặt, trong khi 39% nói rằng thích “cách truyền thống” hơn là sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.
Camera giám sát đặt tại một hội chợ công nghệ cao diễn ra ở Thâm Quyến.
Ngoài ra, khoảng 40% chia sẻ họ không biết dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ như thế nào, 83% người hy vọng các nhà khai thác sẽ cung cấp cách thức để người dùng kiểm tra và xóa dữ liệu khuôn mặt của mình.
Sự thiếu minh bạch xung quanh cách bảo vệ dữ liệu khuôn mặt tạo ra tương phản rõ rệt với tiến độ triển khai ồ ạt ở nước này. Nhiều thiết bị nhận dạng khuôn mặt thậm chí không cung cấp chính sách bảo mật hoặc thỏa thuận người dùng.
Trong nhiều tình huống, camera bắt đầu thu thập dữ liệu khuôn mặt khi có bất kỳ người nào đi vào phạm vi quan sát, họ hoàn toàn không biết đang bị quay phim. Các thiết bị nhận dạng khuôn mặt cũng không làm rõ những vấn đề như cách thức và thời hạn lưu trữ dữ liệu.
Hồi tháng 10, một giáo sư đại học tại Chiết Giang (Trung Quốc) đã kiện sở thú địa phương do đặt ra yêu cầu tất cả du khách phải đăng ký vào cổng bằng nhận dạng khuôn mặt thay vì dấu vân tay như trước.
Video đang HOT
Đây là vụ kiện đầu tiên ở Trung Quốc liên quan đến việc triển khai nhận dạng khuôn mặt và đã thu hút sự tranh luận mạnh mẽ từ cộng đồng người dùng nước này.
Bên cạnh nhiều người tin việc bảo vệ dữ liệu là một phần quan trọng trong quá trình triển khai nhận dạng khuôn mặt, những người khác, bao gồm cả sở thú bị kiện ở trên, nói rằng giáo sư đã cường điệu hóa giá trị của dữ liệu này.
Họ lập luận rằng nó như dấu vân tay, số điện thoại hay chứng minh thư, cũng là dữ liệu riêng tư nhưng mọi người sẵn sàng cung cấp khi đăng ký dịch vụ nào đó.
Theo Zing
Người Trung Quốc bắt đầu sợ nhận dạng khuôn mặt
Một giáo sư luật ở Trung Quốc kiện vườn thú vì đổi hình thức vào cổng từ quét dấu vân tay sang nhận dạng khuôn mặt. Nhiều người bày tỏ sự lo ngại về quyền riêng tư.
Lược dịch bài viết trên South China Morning Post nói về thực trạng sử dụng camera giám sát và mối lo ngại của người dùng tại Trung Quốc.
Phải mất 20 phút tranh cãi với lễ tân, cuối cùng Wang Qiyu mới lấy phòng ở khách sạn nằm tại trung tâm thành phố Thâm Quyến mà không cần quét khuôn mặt. Là một nhà phát triển phần mềm vừa trở về Trung Quốc sau 2 năm du học tại Mỹ, Wang cảm thấy bị khách sạn gây phiền phức.
"Sân bay, ga xe lửa, cửa hàng, khách sạn - hầu hết mọi nơi đều yêu cầu dữ liệu khuôn mặt", chuyên gia công nghệ này bức xúc nói với SCMP. "Nhưng không ai nói cho tôi biết tại sao họ thu thập dữ liệu và cách họ bảo vệ dữ liệu".
Không chỉ mình Wang, ngày càng nhiều người Trung Quốc - vốn chấp nhận rộng rãi công nghệ này và ít quan tâm đến quyền riêng tư - lên tiếng bày tỏ sự lo ngại khi camera có mặt ở khắp mọi hang cùng ngõ hẻm.
Camera giám sát đặt tại một hội chợ công nghệ cao diễn ra ở Thâm Quyến.
Lạm dụng camera giám sát
Đầu tháng 11, một giáo sư luật ở miền đông Trung Quốc kiện Công viên Safari Hàng Châu vì vi phạm thỏa thuận sử dụng sau khi họ thay thế hệ thống kiểm soát vào cổng dựa trên dấu vân tay bằng nhận dạng khuôn mặt.
Guo Bing, giáo sư luật tại Đại học Khoa học Công nghệ Chiết Giang, cho biết ông tin rằng sự thay đổi của Công viên Safari Hàng Châu là vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Mục đích của vụ kiện không phải để được bồi thường mà là chống lại việc lạm dụng nhận dạng khuôn mặt, Southern Metropolis Daily dẫn lời ông Guo nhấn mạnh.
Ở Trung Quốc, camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt được sử dụng trong mọi hình thức giám sát, từ xác định người đi bộ sai luật đến ngăn chặn trộm cắp giấy trong nhà vệ sinh công cộng.
Camera còn được dùng để sàng lọc người vào ra khuôn viên làm việc, khu dân cư và ga tàu điện ngầm. Số lượng máy quay trong hệ thống CCTV ở Trung Quốc đã lên đến khoảng 200 triệu. Con số này được dự đoán tăng lên 626 triệu vào năm 2020.
Hệ thống camera giám sát với công nghệ nhận dạng khuôn mặt xuất hiện dày đặc tại Trung Quốc.
SCMP cho biết tình trạng sử dụng ồ ạt hệ thống giám sát video đã mang đến nguồn lợi lớn cho các công ty bảo mật và nhà sản xuất camera.
Thị trường thiết bị giám sát video tại Trung Quốc có quy mô 10,6 tỷ USD vào năm 2018 và dự kiến đạt 20,1 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường IDC vào tháng 8. Con số này chưa kể đến phân khúc camera giám sát tại nhà do người dân tự lắp đặt.
Dấu hỏi về quyền riêng tư
Đề cập đến vụ kiện của Guo Bing, Giáo sư Fu Hualing đến từ Đại học Hong Kong đặt nghi vấn: "Tại sao một vườn thú thu thập dữ liệu khuôn mặt? Bởi vì dữ liệu có giá trị thương mại".
"Tôi nghĩ vụ kiện của Guo nhằm khơi dậy cuộc thảo luận công khai và thu hút sự chú ý của chính phủ đối với vấn đề về bảo mật dữ liệu khuôn mặt", ông cho biết thêm.
Theo Giáo sư Lao Dongyan của Đại học Thanh Hoa, không giống các dạng thông tin sinh học khác như dấu vân tay hay DNA, dữ liệu khuôn mặt có thể bị thu thập mà người dùng không biết hoặc không chấp thuận.
"Khi chúng ta ở trên đường, khuôn mặt chúng ta bị kiểm tra hàng trăm lần mỗi ngày từ mọi góc độ. Nhưng không ai nói với bạn rằng dữ liệu đã được thu thập", bà cho biết.
Khuôn mặt của nhiều người Trung Quốc bị quét hàng trăm lần mỗi ngày nhưng họ không hề hay biết.
Vị này nói thêm rằng thông tin nhận dạng khuôn mặt có thể được bán cho các công ty quảng cáo bên thứ ba và nếu dữ liệu đó bị rò rỉ, thiệt hại là không thể khắc phục được.
"Những rủi ro nằm ngoài sức tưởng tượng nếu dữ liệu khuôn mặt của bạn lọt vào tay bọn tội phạm", giáo sư Lao Dongyan giải thích. "Các tài khoản ngân hàng dễ dàng bị hack và khuôn mặt có thể bị ghép vào các video người lớn với công nghệ deepfake".
Hai ứng dụng ví điện tử lớn nhất Trung Quốc là WeChat Pay và Alipay đều cho phép người dùng thanh toán bằng cách quét khuôn mặt của họ tại các địa điểm giao dịch có trang bị camera.
Hồi đầu năm nay, cuộc điều tra của báo The Beijing News phát hiện nhiều dịch vụ cho phép người dùng ghép khuôn mặt người nổi tiếng hoặc nhân vật giải trí vào hình ảnh các ngôi sao "18 cộng" với giá dưới 1 USD.
Theo ITC News
Người dân Trung Quốc lo lắng về sự gia tăng của nhận dạng khuôn mặt Khoảng 80% số người được hỏi trong cuộc khảo sát ở Trung Quốc cho biết họ lo ngại rằng các nhà khai thác hệ thống nhận diện khuôn mặt có các biện pháp bảo mật lỏng lẻo. Một số xe buýt ở Thượng Hải đã ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt Một cuộc khảo sát của một viện nghiên cứu Bắc...