Người Trung Quốc lo ngại xung đột quân sự
Thậm chí, ngay ở Trung Quốc, 62% công chúng nước này cũng lo ngại về khả năng bùng phát xung đột vũ trang do tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện trên 44 quốc gia và được công bố hôm (14/7).
Nghiên cứu cho thấy, ở 4 trong số 11 quốc gia châu Á thực hiện khảo sát, trên 80% số người được hỏi lo ngại về điều đó. Cụ thể, tỷ lệ này ở Philippines là 93%, ở Nhật là 85%, Việt Nam là 84% và Hàn Quốc là 83%.
Tàu Trung Quốc rượt tàu Philippines (nhỏ) ở khu vực gần Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa
Tất cả các nước này đều đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Hoa Đông, biển Hoàng Hải và Biển Đông.
Video đang HOT
Cũng theo nghiên cứu, Nhật Bản, Philippines và Việt Nam coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất. Trong khi đó, Trung Quốc, Malaysia và Pakistan liệt Mỹ đứng đầu danh sách các mối đe dọa với các nước này, còn các nước khác như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan lại coi Washington là đồng minh lớn nhất của họ.
Bản đồ mô tả kết quả khảo sát của Pew, phần màu xanh thể hiện tỷ lệ người lo ngại tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á sẽ dẫn đến xung đột vũ trang
Điều thú vị là Indonesia vừa nhìn nhận Mỹ là mối đe dọa nhưng cũng lại xem Washington là đồng minh lớn nhất của nước này.
Bên cạnh đó, 40% số người được hỏi ở 44 quốc gia được khảo sát tin rằng Mỹ đang là siêu cường quốc hàng đầu thế giới.
So với kết quả khảo sát năm 2008 cũng do Pew thực hiện, số người đặt niềm tin vào vị trí số 1 thế giới của Mỹ đã giảm đi 9%, trong khi số người coi Trung Quốc là siêu cường hàng đầu đã tăng từ 19% lên 31%.
Ngoài ra, 50% số người được hỏi cho biết, họ tin rằng Trung Quốc đang và sẽ thay thế Mỹ trong vai trò đó.
Theo PetroTimes
TQ và nhiều nước ký hiệp ước tránh xung đột
Trung Quốc, Mỹ, Nhật và hơn chục quốc gia châu Á Thái Bình Dương khác đã ký một thỏa thuận hải quân nhằm đảm bảo truyền thông sai lệch giữa các tàu trên biển không leo thang thành xung đột.
Bộ luật cho những cuộc chạm trán bất ngờ trên biển, đã được các bên nhất trí hôm 22/4 tại thành phố cảng Thanh Đảo, sẽ giảm nguy cơ "những tình huống phát sinh có thể leo thang thành xung đột tại các tuyến đường biển nhộn nhịp", nhật báo China Daily và AsiaOne đưa tin.
Trung Quốc đang dính vào một loạt vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông, khiến máy bay quân sự thường xuyên phải xuất kích song không dẫn tới một cuộc xung đột công khai.
Bắc Kinh cũng cảm thấy bị đe dọa từ sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Mỹ ở trong vùng.
Tháng 12 năm ngoái, tàu chiến có tên lửa dẫn đường của Mỹ là Cowpen đã phải rẽ đột ngột để tránh đụng vào một tàu hải quân Trung Quốc đi qua mũi tàu, Lầu Năm Góc cho hay.
Gary Li, một nhà phân tích thuộc công ty tư vấn IHS mô tả hiệp ước trên là "một thỏa thuận lý tưởng để Trung Quốc học hỏi các quy định đường sá. Đó không phải là một bộ luật nói về mọi cách hành xử. Đó là cơ chế để ngăn diễn biến leo thang thành xung đột".
Thỏa thuận trên vừa được hơn 20 nước ký kết tại Hội nghị hải quân Tây Thái Bình Dương diễn ra ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Hội nghị này diễn ra hai năm một lần với sự tham gia của hơn 20 nước, gồm cả Nhật, Mỹ và Philippines.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Phương Tây dám cứu Ukraine nếu Nga tấn công? Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, các nước phương Tây sẽ chỉ nói suông mà không có bất cứ hành động đáp trả lại sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine. Bất chấp những cảnh báo thẳng thừng, Tổng thống Mỹ Barack Obama dường như khó lòng ngăn cản kế hoạch can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine. Điều...