Người Trung Quốc lo ngại bị phương Tây tẩy chay về công nghệ như với Nga
Động thái đình chỉ hoạt động tại Nga vì cuộc chiến ở Ukraine của loạt công ty công nghệ phương Tây như Apple, Google, Microsoft khiến người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại họ sẽ gánh chịu nếu xảy ra việc Bắc Kinh thống nhất Đài Loan bằng vũ lực.
Sự lo ngại tập trung vào Apple. Công ty này đã ngừng xuất khẩu sản phẩm lẫn cung cấp dịch vụ, gỡ bỏ ứng dụng đọc tin của 2 đơn vị truyền thông Nga RT và Sputnik News khỏi kho ứng dụng Apple Store.
Cuộc chiến ở Ukraine cùng phản ứng toàn cầu được theo dõi chặt chẽ tại châu Á, nơi tồn tại căng thẳng lâu dài giữa Trung Quốc với Đài Loan. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố thống nhất là điều tất yếu, không loại bỏ khả năng bằng vũ lực.
Nhưng giới chức Trung Quốc bác bỏ sự so sánh Đài Loan với Ukraine, bởi theo họ, Ukraine là quốc gia độc lập. Nhưng trên mạng tràn ngập lời chỉ trích động thái của Apple và kêu gọi Trung Quốc chuẩn bị đối phó tình huống tương tự.
“Nếu một ngày nào đó Trung Quốc quyết định thống nhất Đài Loan, ai có thể đảm bảo iPhone của chúng ta sẽ không bị ngừng hoạt động?”, một người dùng Zhihu (nền tảng hỏi đáp trực tuyến giống như Quora) viết.
Giới chuyên gia nhận định rất khó để Apple từ bỏ Trung Quốc vốn là trung tâm sản xuất lẫn thị trường lớn hàng đầu của công ty. Theo chuyên gia Kendra Schaefer thuộc nhóm nghiên cứu chính sách Trivium: “Tình hình rất khác so với những gì xảy ra tại Nga”.
Chuyên gia Schaefer chỉ ra Trung Quốc yêu cầu Apple và các công ty khác lưu trữ thông tin khách hàng Trung Quốc trong máy chủ đặt trong nước. Nếu rút khỏi thị trường này Apple không chỉ mất khách hàng mà còn mất cả dữ liệu khách hàng.
Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược tự chủ về công nghệ từ trước lúc cuộc chiến ở Ukraine nổ ra. Vài năm gần đây chiến lược càng được đẩy mạnh khi Mỹ áp đặt hạn chế với các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, ZTE bởi xem đó là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Video đang HOT
Nhưng giáo sư luật Angela Zhang (Đại học Hồng Kông) nhận định Trung Quốc có thể phải mất nhiều chục năm để đuổi kịp Mỹ và Đài Loan về chế tạo sản phẩm bán dẫn cùng các thiết bị điện tử thiết yếu khác.
“Đạt được khả năng tự chủ hoàn toàn một số công nghệ mạnh có chuỗi cung ứng dài và phức tạp là việc rất tốn kém, nếu không muốn nói là bất khả thi”, theo giáo sư Zhang.
Tình hình Nga gặp phải hiện tại càng khiến tiếng nói kêu gọi tự chủ công nghệ tại Trung Quốc thêm mạnh mẽ. Một người dùng Weibo bày tỏ: “Tôi thực sự lo lắng nếu có gì xảy ra thì Apple sẽ hủy kích hoạt điện thoại và dữ liệu của tôi. Chia tách về không nghệ là không thể tránh khỏi”.
Hình ảnh khắc nghiệt đáng sợ khi thi vào các trường nghệ thuật ở Trung Quốc, tỉ lệ chọi lên đến 1:406
Để chạm tới ước mơ của mình, những bạn trẻ đã phải trải qua nhiều bài kiểm tra từ bé để chuẩn bị cho kỳ thi đại học lớn nhất.
Những kỳ thi tuyển sinh đại học ở Trung Quốc luôn được quan tâm, bởi vì độ khắc nghiệt của nó. Không chỉ Cao Khảo, mà kỳ thi của các trường nghệ thuật cũng cạnh tranh không kém.
Để thi đỗ, nhiều bậc cha mẹ không tiếc hàng trăm triệu đồng cho con theo học những lớp bồi dưỡng nghệ thuật. Nhiều học trò đã phải tập học vẽ từ khi mới lớp 5 - lớp 7, những đứa trẻ học múa ngay từ mầm non để có khả năng cạnh tranh thi đỗ.
Tỉ lệ chọi cực cao, lên đến 1:406. Hàng chục nghìn thí sinh dự thi sẽ chỉ có vài nghìn người lọt vào cánh cửa đại học khiến cho kỳ thi nghệ thuật ở quốc gia này khốc liệt không kém các kỳ thi văn hóa và được đánh giá khắc nghiệt bậc nhất thế giới.
Hình ảnh choáng ngợp khi các thí sinh dự thi môn Năng khiếu tại Học viện Nghệ thuật vào năm 2018
Hình ảnh đông đúc sĩ tử khi đi thi
Các thí sinh ngồi quây thành một góc vẽ tranh theo chủ đề
Những trường được mong đợi nhất là Học viện Hý kịch TƯ, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh... Sản sinh ra những lò đào tạo với cường độ học tập của học sinh lên cao đến đỉnh điểm, chỉ những ai gan dạ và kiên trì thì mới có thể theo được.
Tất nhiên, không phải đặt chân vào những trường nghệ thuật này rồi sẽ thành công. Học sinh cần phải trải qua vô vàn bài kiểm tra khác nhau, học cách ứng xử văn hóa, cách trở nên chuyên nghiệp để trở thành ngôi sao... Nhưng riêng việc được học với các vị tiền bối sừng sỏ trong nghề (Ngô Lỗi, Dịch Dương Thiên Tỷ...) cũng đủ khiến nhiều sĩ tử ôm mộng theo học các trường nghệ thuật.
Nhiều thí sinh phải khổ luyện, chịu đau đớn vất vả hằng mong có 1 suất trong trường nghệ thuật
Nhan sắc nổi bật của nam sinh thi vào trường Đại học Điện ảnh Bắc Kinh
Thí sinh chuẩn bị kĩ lưỡng cho tiết mục múa
Sĩ tử phải đóng hàng trăm triệu để theo học các lớp bồi dưỡng nghệ thuật
Những đứa trẻ được tập múa từ nhỏ để rèn được năng khiếu trong mình
CAEXPO góp phần thúc đẩy phát triển Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc Trong khuôn khổ Hội chợ ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18 (CAEXPO 2021), ngày 11/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Bộ Thương mại Trung Quốc và Ban tổ chức Hội chợ CAEXPO đã tổ chức "Diễn đàn Hợp tác kinh tế thương mại kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối...