Người Trung Quốc háo hức đón Tết Nguyên đán sau 3 năm phong tỏa vì COVID-19
Không khí Tết nhộn nhịp đã trở lại với đất nước tỷ dân sau 3 năm duy trì các biện pháp chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt.
Người dân chọn đồ trang trí cho Lễ hội mùa xuân sắp tới tại một hội chợ dọc theo đường Thượng Hải của thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trung Quốc đã chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 40 ngày để những người lao động xa quê có thể kịp sắp xếp về ăn Tết cùng gia đình. Các khu chợ và cửa hàng trên khắp đất nước đang đón lượng khách ngày càng tăng khi Tết Nguyên đán đang đến gần, rơi vào ngày 22/1 năm nay.
Khung cảnh người bán, người mua tấp nập. Ảnh: Tân hoa xã
Hội chợ dọc theo đường Thượng Hải của thành phố Nam Ninh. Ảnh: Tân Hoa xã
Quầy viết thư pháp bày đồ trang trí trong hội chợ. Ảnh: Tân Hoa xã
Một người dân mua sắm đồ trang trí cho Tết Nguyên đán tại một cửa hàng ở huyện Longhui, thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Khi Tết Nguyên đán đến gần, các đồ trang trí và tác phẩm thủ công có hình ảnh thỏ, một trong 12 con giáp của Trung Quốc, được trang trí khắp đường phố, tạo thêm không khí rộn ràng cho ngày Tết. Ảnh: Tân Hoa xã
Em bé tạo dáng chụp ảnh giữa những chiếc đèn lồng hình con thỏ ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Video đang HOT
Nghệ nhân tô màu cho tác phẩm dân gian tại xưởng sản xuất tượng đất sét ở huyện Yutian, tỉnh Hà Bắc, phía Bắc Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trẻ em chụp ảnh trước những chiếc đèn lồng đỏ tại một công viên ở Bắc Kinh. Màu đỏ là màu chủ đạo của Tết Nguyên đán vì được cho là có tác dụng xua đuổi tà ma. Ảnh: AFP
Hành khách chờ làm thủ tục tại một nhà ga ở Bắc Kinh, khi mọi người tất bật trở về quê ăn Tết. Ảnh: AFP
Người bán hàng xếp đèn lồng và các đồ trang trí khác dọc con phố ở thành phố Ruili, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Người đàn ông bán quất tại một gian hàng ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh được trang hoàng đón Tết. Ảnh: AFP
Người dân đến thăm Vườn Dự Viên trước Tết Nguyên đán ở Thượng Hải. Ảnh: AFP
Người dân trang trí đèn lồng đỏ ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Trẻ em múa lân dọc một con phố ở Bắc Kinh. Múa lân, cũng như múa rồng, là hoạt động truyền thống trong Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Ảnh: AP
Cậu bé đeo khẩu trang tạo dáng trước màn hình lớn hiển thị đồ họa trang trí cho Tết Nguyên đán ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Du khách đeo khẩu trang bước ra từ ga xe lửa Bắc Kinh. Hàng triệu người Trung Quốc dự kiến sẽ di chuyển về quê ăn Tết trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay. Ảnh: AFP
Trung Quốc: Bệnh viện nhầm lẫn khiến một gia đình chôn cất nhầm người
Một gia đình tại Quảng Tây, Trung Quốc chôn cất, làm lễ tang kéo dài 3 ngày cho người thân cuối cùng bất ngờ phát hiện bà vẫn còn sống.
Cuối tháng 12, một gia đình tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc bất ngờ nhận được thông báo từ bệnh viện Nanning Beiji rằng cụ bà họ Yin, 87 tuổi, thân nhân của gia đình vẫn còn sống và bệnh viện đã gửi tin báo tử và trao trả nhầm thi thể của một người khác cho gia đình. Vào lúc này, gia đình đã chôn cất và hoàn thành thủ tục tang lễ kéo dài 3 ngày cho người mà họ tưởng nhầm là thân nhân.
Phía bệnh viện đang thỏa thuận bồi thường với gia đình bà Yin. Cơ quan y tế khu tự trị đang điều tra sự việc. Giới chức địa phương cũng đang tìm hướng giải quyết đối với thi thể của cụ bà được bệnh viện trao nhầm cho gia đình bà Yin và đã liên lạc được với gia đình của bà cụ.
Cô Chen, họ hàng của bà Yin, cho biết bà cụ đang được chăm sóc tại viện dưỡng lão và được chuyển từ cơ sở này tới bệnh viện điều trị do gặp vấn đề về sức khỏe. Một bà cụ khác, 73 tuổi, cũng được chuyển từ cùng viện dưỡng lão trên tới bệnh viện vào cùng thời điểm với bà Yin. Bệnh viện xác nhận nhân viên y tế đã nhầm lẫn danh tính giữa 2 người.
Ảnh minh họa. Ảnh - SCMP
Cô Chen cùng 5 người con của bà Yin đã tới bệnh viện nhận thi thể người thân sau khi nhận được tin báo từ bệnh viện. Cô cho hay không ai trong số họ nhận ra đây không phải người thân của mình bởi tất cả đều đang vội vã hoàn thành các thủ tục như xác nhận thi thể, ký giấy tờ. Cô Chen cho biết họ chỉ nhìn thấy một bà cụ cao tuổi, một phần khuôn mặt bị che khuất do đội mũ và xác nhận thông tin danh tính đính trên cổ tay và giường bệnh của cụ.
"Theo phong tục địa phương, người chết cần được chôn cất. Do vậy, chúng tôi cần nhanh chóng đưa bà về nhà. Ngoài ra, quá trình kể từ khi chúng tôi được thông báo bà cụ đã được chuyển tới bệnh viện cho tới khi nhận được thông báo cụ đã qua đời chỉ diễn tra trong 10 phút nên gia đình không hề có sự chuẩn bị và rất bối rối, ngỡ ngàng", cô Chen nói.
Sau khi về nhà, gia đình đặt thi thể cụ bà vào quan tài và tổ chức tang lễ trong 3 ngày thì bất ngờ đến ngày 30/12, họ nhận được thông báo rằng bà Yin vẫn còn sống.
Dù rất vui mừng trước việc cụ bà còn sống, gia đình vẫn rất tức giận và xấu hổ bởi sự cố nhầm lẫn này khiến họ "mất mặt" trước toàn thể dân làng.
"Người làng cứ hỏi chúng tôi chuyện gì đã xảy ra. Họ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra chúng tôi thực hiện tang lễ suốt 3 ngày 2 đêm tại nhà tang lễ rồi chôn cất người ngoài trong mộ phần của gia đình", cô Chen nói.
Cô Shi, nhân viên bệnh viện Nanning Beiji, thừa nhận nhân viên y tế của bệnh viện đã nhầm lẫn danh tính giữa 2 cụ bà nhưng cho rằng gia đình cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong sự cố này.
"Họ ký tên, xác nhận danh tính người chết rồi có hàng chục phút lau cơ thể bà lần cuối. Vậy thì tại sao họ lại không nhận ra đó không phải mẹ của họ?" dù cụ bà qua đời còn trẻ hơn bà Yin tới 14 tuổi - cô Shi nói.
Trung Quốc nỗ lực đảm bảo kỳ xuân vận suôn sẻ khi COVID-19 bùng phát Khi nhu cầu đi lại vào dịp Tết Nguyên đán tăng cao chưa từng thấy trong ba năm qua, ngành giao thông vận tải Trung Quốc đang nỗ lực hết mình để đảm bảo kỳ xuân vận suôn sẻ và an toàn trong bối cảnh ứng phó với COVID-19. Hành khách xếp hàng để vào ga tàu Tô Châu ở Tô Châu, tỉnh...